22 thg 11, 2018

Những hàng cây có tuổi hơn một đời người giữa lòng Sài Gòn

Cây cổ thụ rợp bóng mát giống 'báu vật xanh' giúp thành phố giảm nhiệt trong những ngày nắng rát mặt.

Để giảm bớt cái nắng oi bức của Sài Gòn, người Pháp lên kế hoạch trồng cây xanh trên vỉa hè từ khi mới chiếm đóng thành phố vào những năm 1860. Theo ghi chép, những cây sao ở công viên 30 Tháng 4 (hay còn gọi là Hàn Thuyên) được trồng từ năm 1882. Hiện tại, đây có lẽ là một trong số những khu vực cây lâu năm nhất ở Sài Gòn. 
Cách đó không xa là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (trong ảnh), nơi có hàng cây sọ khỉ cao vút. Con đường đi qua nhiều điểm tham quan như Thảo Cầm Viên, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. 

Khi chuồn chuồn tre vươn cánh hội nhập

Không đơn thuần là những con chuồn chuồn xanh đỏ, những món quà lưu niệm làm bằng tre này giờ đã mang trên mình những hình ảnh độc đáo, có thể là hình ảnh quốc kỳ của các quốc gia trên thế giới, bầu trời, vì sao, cả nụ cười… Nhưng dù thế nào, ở đó người ta vẫn nhận ra nét mộc mạc, giản dị của thôn quê Bắc Bộ. 

Chăm chút từng chi tiết 


Xóm Chùa, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội giống như bao ngôi làng của xứ Đoài mây trắng với những ngôi nhà nằm bình yên bên bờ tre, đồng lúa. Buổi trưa, trẻ con trong làng trốn ngủ rủ nhau chơi bên đường, đứa nào đứa nấy vừa giơ hai tay để con chuồn chuồn tre “đậu” trên đầu ngón tay vừa thi xem ai đi được quãng đường xa nhất. Cứ lang thang theo đám trẻ nên dù cách vài ngõ là tới nhà anh Nguyễn Văn Tái, một trong những người nổi tiếng trong làng làm chuồn chuồn tre nhưng cũng phải đến đầu giờ chiều tôi mới tới cổng. 

Món quà lưu niệm độc đáo. 

Gốm Chu Đậu - Tinh hoa văn hóa Việt

Gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) còn được gọi là gốm Đạo, bởi những hoa văn tinh xảo trên các sản phẩm đều mang đậm giá trị nhân văn của Phật giáo và Nho giáo.

Đây là một dòng gốm rất phát triển từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII và đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, theo giới chuyên môn đánh giá gốm Chu Đậu “mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông”. 

Nghệ nhân Nguyễn Đức Tài đang say sưa sáng tác . 

Đường phố mang tên Việt ở Đà Nẵng trước năm 1955

Đỗ Hữu Vị được người Pháp cho in hình trên con tem phát hành khắp Đông Dương. (Ảnh tư liệu)

Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1955, Đà Nẵng chỉ có 45 đường phố được đặt tên, trong đó có đến 40 đường mang tên bằng tiếng Pháp và chỉ 5 đường mang tên Việt thuần túy gồm 2 địa danh là Đò Xu, Quảng Nam và 3 nhân danh là Đồng Khánh, Đỗ Hữu Vị, Gia Long.

Đường Đò Xu sau năm 1955 đổi thành đường Võ Tánh, sau năm 1975 đổi thành đường Núi Thành. Sở dĩ đặt tên này (Đò Xu) là do trên tuyến đường có bến đò Xu đưa khách từ mạn bắc (nay thuộc phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu) sang mạn nam (nay thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ) sông Cẩm Lệ và ngược lại. Tương truyền, ngày đó người qua lại đò này chỉ trả tiền bằng tiền xu.

Sơn Chà hay Sơn Trà

Một chiếc xe đò chạy tuyến Sơn Chà - Đà Nẵng trước năm 1975. (Ảnh tư liệu)

Về địa danh Sơn Trà đã có nhiều bàn luận với nhiều cứ liệu và luận giải khác nhau.

Bàn về địa danh này, tại trang 19 tập tài liệu “Văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn quận Sơn Trà”, do Phòng Văn hóa và Thông tin quận lưu hành nội bộ năm 2008, cho rằng Sơn Chà bắt nguồn từ một dụng cụ bắt cá của ngư dân địa phương: “Từ thế kỷ XV về trước, Sơn Trà là hải đảo, bốn bề nước bao bọc, giống như cái chà của ngư dân làm, thả gần bờ dụ cá vào để bắt, nên dân địa phương thường gọi là Sơn Chà”. Tài liệu này cũng giải thích cả địa danh Sơn Trà: “Bởi núi có gần như hầu hết cây mọc thấp “tức trà” và cũng có nhiều rừng cây trà núi mọc um tùm rậm rạp, nên gọi là Sơn Trà”.

Rừng xã Hiếu - vẻ đẹp nguyên sơ mê đắm du khách

Xã Hiếu là một trong những xã của huyện Kon Plông dường như còn nguyên vẹn hệ sinh thái rừng đặc hữu nguyên sinh của Đông Trường Sơn. Khi mùa mưa đi qua, trời hửng nắng, du khách nào có mặt nơi đây những ngày tháng 10 sẽ chìm đắm trong sắc màu xanh trong của chồi non, màu vàng ươm của những bông hoa hoang dại.

Đến bây giờ, dẫu rất nhiều lần về xã Hiếu, song mỗi lần về với nơi đây, trong tôi đều trào dâng những cảm xúc mới lạ, đắm say trước cảnh đẹp của thiên nhiên. Bởi, cảnh núi rừng của vùng đất xã Hiếu đã tạo nên bức tranh tuyệt đẹp; nắng trời, sắc mây ở mỗi thời điểm trong ngày góp phần phối nên những gam màu mới, ngập tràn cảm xúc của núi non hùng vĩ, rừng cây hoang sơ, những con suối len lỏi chảy miên man giữa núi rừng.

Và, có lẽ ai đến với xã Hiếu cũng đều trào dâng cảm xúc như tôi.