10 thg 2, 2017

Nhẹ bụng với gỏi ruốc cà chua xanh ngày tết

Khi đã ngán thức ăn thừa đạm và mỡ, món gỏi ruốc trộn cà chua xanh với vị mặn mòi biển cả quyện hương đồng nội giúp thực khách nhẹ bụng trong những ngày tết. 

Những rổ ruốc tươi rói vừa được vớt lên từ biển - Ảnh: Minh Kỳ 

Cận tết, nhiều ngư dân Quảng Ngãi hành nghề lưới trũ gần bờ trúng đậm ruốc biển.

Sau cả đêm kéo lưới, họ vội vã quay thuyền vào bến, những rổ ruốc được chuyển vào bờ. Và thật thích khi đi đâu cũng gặp cảnh phụ nữ làng chài trải lưới nhựa phơi khô ruốc dưới nắng xuân hanh vàng.

Buổi sáng đuổi theo mây và sương ​ở Tân Hà

Sương là là trên những ngọn cây, các mái nhà, sương lảng bảng trên vườn cà phê và đồng cỏ... Buổi sáng hôm ấy, tôi đã mải miết chạy theo mù sương và lạc lối ở Tân Hà, Lâm Đồng. 

Buổi sáng, một màn sương trắng như sữa phủ ngang ngọn đồi nhỏ - Ảnh: TRÂN DUY 

Chiếc xe máy chạy từ Bảo Lộc sang Lâm Hà bỗng khùng khục giữa đường. Tôi dắt bộ đi và hỏi thăm người dân địa phương.

“Bức tranh” Tà Pạ

Rời quán cà phê góc phố núi thị trấn Tri Tôn, An Giang, chạy xe gắn máy trên đường Trần Hưng Đạo chẳng bao xa, nơi ngã ba có cây lâm vồ cổ thụ tỏa bóng rợp, chúng tôi rẽ trái vào con đường lót đá xanh chẻ. Cuối đường nơi có một ông Chằn mặt mày dữ tợn đứng, đó là đường lên chùa Tà Pạ, thuộc xã núi Tô, với chiếc cổng đậm bản sắc đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ.


Chùa Tà Pạ, có tên chính thức là chùa Chưn Num, người địa phương gọi là chùa Núi – một ngôi chùa theo Phật giáo nguyên thủy (Nam tông) của đồng bào dân tộc Khmer. Chưn Num là ngôi chùa cổ, đã được xây dựng theo cách “tàm thực”, tức quyên tiền tới đâu, xây dựng tới đó. Chùa xây theo kiến trúc Khmer, toàn bằng đá, vẻ đẹp của nơi mới tu bổ át mất nét hoang tàn của những nơi chưa được tôn tạo. Các kiến trúc ở chùa đều do hòa thượng trụ trì – Sư cả Chau Xưng – thiết kế. Trong khuôn viên chùa, sư trụ trì còn thiết kế rải rác những tượng, quần tượng thể hiện các đoạn đường đi tìm chân lý của Phật Thích Ca, cùng những bức tượng rút ra từ truyền thuyết dân tộc Khmer.

Lữ quán giữa rừng sâu

Nhiều người nói đường đến Ma Rừng Lữ Quán ở Đà Lạt rất khó khăn, cho nên bao nhiêu lần ghé Đà Lạt tôi đều chuyển hướng đi nơi khác. Nhưng rồi sự tò mò trong một cuộc hành trình rong chơi đã khiến tôi tìm tới nơi này.


Bảng hướng dẫn chỉ khách theo con đường đi suối Vàng, rồi tới ngã ba thì rẽ vào con đường đi tới Ma Rừng Lữ Quán. Thế là đi. Cho đến khi gặp ngã rẽ, tôi bắt đầu đi vào một con đường vô cùng chông chênh. Thật ngạc nhiên, chính cái sự chông chênh của đoạn đường dài 2,5 km đó khiến hành trình tìm đến địa điểm này thêm thú vị. Con đường đầy đất và sỏi, bị mưa lũ làm cho lở lói, trơn trợt. Chiếc xe máy của tôi cứ trèo lên cao rồi rà thắng bám đất để xuống dốc, cuối cùng cũng tới.

8 thg 2, 2017

Qua đèo Khánh Vĩnh ngày mưa giông

1.
Trước kia, từ Nha Trang qua Đà Lạt phải đi hành trình Nha Trang - Phan Rang theo quốc lộ 1, rồi theo quốc lộ 27 qua đèo Ngoạn Mục để tới Đà Lạt, lộ trình dài khoảng 220 km.

Năm 2002, chính quyền 2 tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng thống nhất mở tuyến đường mới nối liền thành phố biển Nha Trang với thành phố hoa Đà Lạt. Con đường được khởi công năm 2004 và hoàn tất tháng 4 năm 2007. Con đường này đi tắt, vượt qua những dãy núi cao, rút ngắn lộ trình chỉ còn 135 km. Vì đi qua núi nên cung đường qua một con đèo dài, rất dài, dài nhất Việt Nam: 33 km (con đèo dài thứ nhì Việt Nam là đèo Pha Đin, dài 32 km). Chẳng những dài, đèo này còn cao nữa. Ở phía Nha Trang, đèo bắt đầu ở độ cao 200 met tại Khánh Lê, và lên dần đến độ cao gần 1.700 met, sau đó xuống dần một chút về phía Lạc Dương (Lâm Đồng) tới độ cao 1.500 met là hết (Đà Lạt ở độ cao này).

Đèo Khánh Vĩnh. Ảnh Panoramio.com

Miền Tây ngoài cổ hủ dừa còn cổ hủ khóm ngon dữ dằn

Ngoài cổ hủ dừa, món ăn đậm chất hương đồng cỏ nội, gần đây bà con ở các vùng trồng khóm còn sử dụng phần ngọn của những cây khóm để róc lá lấy cổ hủ chế biến thành nhiều món ăn độc đáo. 

Cổ hủ khóm tươi - Ảnh: Hoài Vũ 

Trong bữa ăn của người Việt, sau lúa gạo, thịt, cá thì đến rau quả. “Đói ăn rau, đau uống thuốc” là vì thế.