19 thg 10, 2016

Ngọt, thơm cá trê nướng đồ xôi xứ Mường

Mang đậm chất văn hóa của đồng bào Mường ở huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa, món cá trê nướng đồ xôi được lưu truyền nhiều đời nay và gắn bó mật thiết với cuộc sống người dân nơi đây. 

Món cá trê nướng đồ xôi của người Mường - Ảnh: Diệm My 

Nguyên liệu đầu tiên của món ăn là cá trê. Đây là loại cá ít xương, ngọt thịt và thơm. Muốn món ăn ngon, cá phải được bắt ở các dòng suối và phải chọn những con cá không quá to cũng không bé quá.

Mộc mạc bánh ít sắn xứ Quảng

Với người dân phố Hội, sắn hấp dừa, khoai lang nướng... là những món quà quê yêu thích. Riêng tôi, chỉ cần thoáng nghe hương vị ấy một khoảng trời thương nhớ lại ùa về với món bánh ít sắn mộc mạc, chân chất. 

Thơm, dẻo đĩa bánh ít sắn 

Mới đầu tháng mười mưa đã dầm dề xứ Quảng. Lẩn khuất trong màn mưa lạnh lẽo nơi góc phố, dễ dàng nhận ra hương thơm của những chiếc xe sắn hấp dừa, của những bếp than khoai nướng.

Trải nghiệm không gian lạnh giá giữa Sài Gòn oi bức

Giữa cái nóng gay gắt quanh năm của Tp. Hồ Chí Minh, quán cà phê Ice Coffe mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm cảm giác lạnh tê tái trong căn phòng băng độc đáo. 

Vừa mới khai trương đầu tháng 9/2016 nhưng quán cà phê Ice Coffe nằm trên đường Trường Chinh, quận Tân Phú, đã trở thành một điểm đến hấp dẫn đông đảo du khách gần xa. Ice Coffe nổi tiếng không chỉ bởi không gian kiến trúc độc đáo, mà còn là quán cà phê lạnh nhất ở thành phố với nhiệt độ trong phòng xuống đến -100C.

Ngay ở lối vào chúng tôi được các nhân viên của Ice Coffee giúp khoác lên người chiếc áo lông dày, mũ len và đôi găng tay để giữ ấm cơ thể. Vừa mở cánh cửa bước vào quán, cái lạnh đến mười độ âm thấm vào từng thớ da thịt, cảm giác như đang lạc giữa mùa đông lạnh giá của xứ sở xa xôi nào đó vùng Bắc Cực. 

Khách được trang bị áo lông, mũ và găng tay trước khi bước vào quán.

Chốn đồng quê Bò Cạp Vàng

Nằm ở vùng kênh, rạch chằng chịt thuộc hệ thống sông Đồng Nai, khu du lịch Bò Cạp Vàng (xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) có khí hậu ôn hòa, khung cảnh hữu tình, cây cối quanh năm xanh tốt mang đến một không gian vui chơi, nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách. 

Khu du lịch Bò Cạp Vàng cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng hơn một giờ chạy xe máy nên vào dịp cuối tuần, từng nhóm bạn bè, hay nhiều gia đình thường rủ nhau về đây dã ngoại, vui chơi. Được bao bọc bốn bề là sông nước với diện tích gần 4ha, Bò Cạp Vàng hút hồn du khách ngay ở cảm nhận đầu tiên với vẻ đẹp mang đặc trưng của khung cảnh đồng quê Việt. 

Bò Cạp Vàng có tới 200 lán trại nhà sàn, nhà chòi với sức chứa trên 2.000 du khách. Điểm nổi bật của Khu du lịch là các hoạt động vui chơi dành cho khách đoàn. Du khách sẽ được ban quản lý cung cấp những dụng cụ phục vụ trò chơi tập thể như kéo co, cà kheo, khăn bịt mắt, bàn chân vịt…

Con kênh trong xanh chạy xung quanh Khu du lịch Bò Cạp Vàng.

Leo núi Phật Tích ngắm tượng A-di-đà

Phật Tích là một ngọn núi cao nằm ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, trên núi có chùa Phật Tích cổ kính cùng pho tượng A-di-đà cao gần 40m.

Núi Phật Tích nhìn từ con đường dẫn vào núi

Chùa Phật Tích được xây dựng năm 1057 dưới thời Lý, tọa lạc hoàn toàn trên núi Phật Tích (còn được gọi là núi Lạn Kha, Non Tiên). Núi Phật Tích cao khoảng 500 m so với mực nước biển, trên núi chủ yếu là cây thông trải dài hai bên sườn núi. Tượng A-di-đà có đôi mắt hiền từ, thanh thoát, dáng ngồi thiền, những buổi chiều hoàng hôn khi mặt trời xuống đượm vàng, tượng tạo nên một khung cảnh linh thiêng hiếm thấy.

Mùa trâm chín bừng sáng đỉnh Sơn Trà

Núi Sơn Trà (Đà Nẵng) vào tháng 10 tiết trời mưa phùn rơi dìu dịu, là thời điểm những cây trâm cổ thụ bắt đầu cho trái chín. Những trái trâm chứa đựng một bầu ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ. 

Sơn Trà đang vào mùa trâm chín 

Con đường từ chân núi lên đỉnh Sơn Trà quanh co, uốn khúc tuyệt đẹp. Khó có thể hình dung ở nơi không quá xa trung tâm lại có một cung đường đẹp đến như vậy. Nên nhiều người yêu Sơn Trà thắm thiết đã cất công đến đó để hít thở khí trời trong trẻo mỗi ngày và để ngắm những tán rừng trâm nằm lặng lẽ, tỏa sắc đẹp dịu dàng…

18 thg 10, 2016

Cuối tuần lên đồi ngắm biển Vũng Tàu lộng gió

Sau một tuần làm việc vất vả, đồi Con Heo cách trung tâm TP.HCM 120 km, nằm ngay Bãi Sau của Vũng Tàu sẽ là một lựa chọn thú vị cho bạn. 

Đồi Con Heo được coi như “ngọn hải đăng trên cạn” của thành phố. Đường đi tới đồi cũng rất đơn giản. Bạn đi từ hẻm 222 Phan Chu Trinh, phường 7, thành phố Vũng Tàu, chạy thẳng chừng 500 m là đến.

Nhìn từ đỉnh đồi, bạn sẽ được chiêm ngưỡng "bức tranh 3D" của toàn thành phố biển, vừa sinh động, hiện thực mà nên thơ. Bức tranh mở ra khung cảnh của một thành phố đô thị hóa. Những dãy nhà cao tầng xếp san sát. Màu sơn lẫn lộn nhưng thật đẹp mắt mà ta chẳng muốn thêm bớt chỗ nào. 

Đồi Con Heo, điểm đến check-in ưa thích của giới trẻ. Ảnh: Thanh Thùy Dương. 

Món ngon An Giang du khách khó lòng bỏ qua

An Giang là một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách không chỉ bởi phong cảnh thiên nhiên đẹp mà còn bởi những món ăn ngon, đậm chất miền Tây Nam Bộ. 

Có dịp đến An Giang du lịch, du khách đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sắc này. 

Đường thốt nốt

Thốt nốt là một loài cây đặc trưng ở vùng Bảy Núi, không chỉ cho nước uống mát lành mà còn là nguyên liệu làm món đường thốt nốt đặc sản.

Đường được làm từ mật hoa và trái thốt nốt, trải qua nhiều công đoạn để cho ra những khoanh đường màu vàng da bò, ngọt thanh, thơm dịu và khi ăn có vị béo.

Ngoài cách thưởng thức trực tiếp để cảm nhận vị ngon, đường thốt nốt còn được dùng để nấu chè đậu xanh, pha nước mắm để làm tăng hương vị. 

Đường thốt nốt được dùng để nấu chè đậu xanh, pha nước mắm để làm tăng hương vị. 

Phiêu du giữa bản nhà sàn

Nếu không mấy mặn mà với những chuyến du lịch bằng ô tô, máy bay, đến những điểm du lịch lớn và nghỉ trong những khách sạn sang trọng, bạn có thể chọn cho mình một hành trình ngược lên vùng Tây Bắc xa xôi để tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ. Thong dong trên chiếc xe máy để ngoạn cảnh núi rừng rồi ngả lưng trong căn nhà sàn yên tĩnh giữa vùng rừng núi thì còn gì thú vị bằng.

Những cọn nước bên suối ở bản nhà sàn.

Mùa này, tiết trời mùa thu se lạnh, sắc trời lừng lựng tựa mật ong, muôn hoa đua nở là lúc có thể bắt đầu chuyến du lịch làng bản. Cả một khung trời Tây Bắc đang chào đón bạn, chào đón những chuyến đi tìm về những miền đất mới.

Những ai ưa thích du lịch vùng núi thường gọi đó là những chuyến phượt làng bản. Thay cho việc đi đến những địa điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước thì họ lại “khăn gói” cho những chuyến vượt đèo, vượt suối để đến với những bản làng thấp thoáng trong sương mờ.

Hẳn là sẽ có những điều thú vị đón đợi những tâm hồn ưa thích khám phá những cảm giác mới với những chuyến du lịch làng bản. Vài năm gần đây, tuy không phải định sẵn là địa điểm du lịch nhưng những bản nhà sàn xinh xắn, chênh vênh bên ven suối, nơi định cư của đồng bào vùng cao từ bao đời nay đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn du khách. Người dân vùng cao vừa sinh sống vừa kết hợp làm du lịch ngay tại bản làng mình.


Có khá nhiều điểm du lịch làng bản để bạn đến và trải nghiệm, như Sa Pa (Lào Cai), Mù Cang Chải, Tú Lệ (Yên Bái), Bản Lác-Mai Châu (Hòa Bình), Bắc Hà, Bảo Yên (Lào Cai), Định Hóa (Thái Nguyên)… Đó là những nơi quần tụ những bản nhà sàn truyền thống của đồng bào vùng cao. Nơi đây có bao điều vừa hoang sơ, vừa bí ẩn và thú vị chờ đón du khách.

Bản nhà sàn thường ở trọn dưới những thung lũng bạt ngàn màu xanh, màu vàng của lúa, của cây trái. Xung quanh là cảnh quan vừa kỳ vĩ vừa thơ mộng với núi cao, suối ngàn và âm thanh của muôn loài chim. Dạo chơi trên con đường nhỏ dẫn vào các bản, bạn sẽ cảm thấy như mình đang được sống trong một không gian thanh tĩnh đến lạ kỳ. Không ồn ã, không bụi bặm và cũng không bị ai làm phiền khi đi vãn cảnh.

Ở bản nhà sàn, du khách có thể đi theo nhóm và tự mình khám phá cảnh sắc, con người và văn hóa nơi đây chứ không cần hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Nếu có thì chính người dân địa phương là người sẽ giới thiệu và hướng dẫn đường đi lối lại. Thật tuyệt khi giữa tiết trời mùa thu, thả hồn mình giữa hương đồng gió nội để lắng nghe nhịp sống nơi núi rừng. Ngắm những căn nhà sàn đơn sơ, khám phá những cọn nước khổng lồ bên suối, những cối giã gạo bằng sức nước của người vùng cao, ngả lưng trên những thảm cỏ xanh rì, chiêm ngưỡng những điệu múa xòe, những câu hát của người vùng cao rồi cao hứng nhảy xuống dòng suối trong vắt để tắm mình trong làn nước mát. Đến đây, chỉ sau vài giờ đồng hồ, mọi mệt mỏi bị xua tan, mọi ưu phiền như biến mất và thay vào đó là cảm giác khỏe khoắn, phấn chấn như trong cuộc phiêu du.

Buổi tối ở bản nhà sàn, du khách không lo chỗ ngủ bởi chính những căn nhà sàn xinh xắn kia sẽ là nơi mang đến cho khách giấc ngủ sâu sau một ngày lãng du. Mùa này, màn đêm buông xuống cũng là lúc màn sương mờ như tấm màn giăng mắc những bản nhà sàn. Bạn không lo buồn bởi trên những căn nhà sàn, chủ nhà đã đón đợi ngay dưới chân cầu thang, tay cầm chén rượu ngô nóng hổi mời khách để thể hiện lòng quý mến. Bước qua cầu thang “chín bậc tình yêu” là bạn được đến với một không gian ấm áp và gần gũi. Giữa nhà là bếp lửa cháy bập bùng, bốn góc nhà sẽ là những căn buồng nhỏ bằng gỗ, là nơi dành cho khách du lịch ngủ lại.

Trong không gian nhà sàn, bạn sẽ như người được sống trong thời xưa vậy. Được nghe những điệu hát then, hát lượn, được nghe kể sử thi, truyền thuyết của những tộc người. Đặc biệt, được đồng bào vùng cao chế biến và phục vụ những món ăn vùng cao mà có lẽ nếu không cất công lên đây thì chẳng bao giờ có cơ hội được thưởng thức. Ở đây, đồng bào vùng cao có món gì thì mời khách món đó, món xôi ngũ sắc nhìn đã thấy ngon, món vịt om mẻ khá lạ miệng, món cơm lam dẻo thơm, gà nướng than hồng, cá suối lam, ếch om gừng, thịt trâu lùi tro bếp, rượu ngô, rượu thóc say nồng…

Đêm, ngủ trên nhà sàn có cảm giác lạ, thú vị. Ngả mình trên những tấm đệm bông lau vừa êm ái vừa ấm áp, gối đầu trên chiếc gối bọc thổ cẩm, bên trong lõi là phoi bào gỗ quế thơm lừng, đắp trên mình những tấm chăn dệt từ thổ cẩm. Nhà sàn thoáng tứ phía, cả trên và phía dưới đều thoáng nên dễ dàng đưa bạn vào giấc ngủ. Nằm trên căn nhà sàn, lắng nghe tiếng suối róc rách, tiếng chim gọi bạn trong đêm, thi thoảng, tiếng con nai, con hoẵng cất lên ở phía rừng xa. Nghe sao mà hoang sơ, thanh vắng.

Du lịch ở bản nhà sàn, bạn chớ lo bị chặt chém hay bị chèo kéo. Đồng bào vùng cao làm du lịch không đặt nặng tính thương mại mà chỉ mong du khách đến và thêm yêu mảnh đất nơi đây. Vì thế, họ đón khách với tấm lòng chân thật và giản dị như cuộc sống thường ngày của họ.

Một chuyến phiêu du giữa bản nhà sàn sẽ là những trải nghiệm khó quên, là hành trình khám phá những miền đất còn bao điều bí ẩn đang chờ đón khách phương xa.

Nguyễn Thế Lượng

Về Khánh Hòa ăn nhum béo ngậy

Nhum biển béo, dầy cơm, bổ dưỡng của vùng Khánh Hòa những ngày tháng 10 thu hút sự chú ý của dân sành hải sản.

Cầu gai hay nhum biển, nhím biển là động vật da gai sống ở biển. Nơi sống của loại sinh vật này thường các ghềnh đá, bãi đá. Để bắt được nhum biển, ngư dân mang theo bao chứa và phải lặn xuống vài mét nước. Muốn có nhum ngon phải đi bắt vào những ngày tối trời, ngày trăng sáng nhum bắt mồi ít nên bụng rỗng, không ngon.