29 thg 4, 2016

Phên vàng sợi bạc

Hơn nửa thế kỷ trước, từ những năm 1960, nghề làm miến từ bột đao (củ dong) được hai ông Tô Văn Trắc và Nguyễn Văn Minh du nhập từ làng miến Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội) lên xã Giới Phiên (TP. Yên Bái). Nghề miến khi ấy đã cứu đói cho người dân nơi đây, cũng như giúp họ thoát nghèo. Miến Giới Phiên được nhiều người biết đến với đặc điểm nổi bật là sợi nhỏ, có màu trong hơi xám, có độ dai giòn, không nát.

Miến đao do bà con làm bằng củ dong riềng theo công thức truyền thống, phơi bằng phên nứa, do không pha thêm tạp chất nên người dùng rất tín nhiệm. Từ cách làm thủ công thời kỳ đầu, đến nay, người dân Giới Phiên đã áp dụng kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ giới hóa nên sợi miến nhỏ, óng ả, bắt mắt hơn khi mở rộng thị trường. 

Nghề làm miến đao đã giúp người dân xã Giới Phiên thoát nghèo cũng như phát triển bền vững.HTX Sản xuất kinh doanh Miến đao Giới Phiên hiện có 68 hộ chuyên làm miến, tập trung chủ yếu ở thôn 6. 

Nhộn nhịp chợ ngã ba Huồi Tụ Kỳ Sơn, Nghệ An

Gọi là chợ ngã ba Huồi Tụ - Kỳ Sơn, nhưng thực ra đây là điểm bán hàng tập trung tự phát của bà con các dân tộc để trao đổi những sản vật thu hoạch trong vườn nhà, hay hái lượm trên rừng, đồi, núi cao.

Ngã ba Huồi Tụ- Kỳ Sơn, Nghệ An. 

Bởi điểm cua “tay áo” có độ dốc cao, lại vướng phải nhà ở của bà con sát bên đường, nên khi thi công đường Tây Nghệ An, đơn vị thi công đổ nhựa nới thêm một đoạn đường làm điểm quay đầu xe ô tô. Và ngã 3 Huồi Tụ trở thành điểm nghỉ chân của phần lớn khách bộ hành mỗi lần đi qua.

28 thg 4, 2016

Đùng đoàng pháo… đất

Đến hẹn lại lên, hè đến là mùa pháo đất tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Đi từ đầu làng tới cuối làng, đâu đâu cũng nghe tiếng pháo diễn tập “nổ” rất vui tai. Những người con xa xứ dịp này tranh thủ ngày nghỉ về làng để tìm lại tuổi thơ một thời…

Nhào đất, làm đất, cắt đất

Người Ninh Giang chọn kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 làm ngày tổ chức hội vì được nghỉ dài ngày, khả năng con cháu về quê tham dự đông hơn. Hội tổ chức ở từng thôn, có chấm điểm, chọn ra đội thắng đi thi cấp xã.

Phần thưởng dành cho đội thắng chỉ là một chiếc cờ lưu niệm với đôi ba trăm ngàn. Thế thôi nhưng hội rất đông vui, nhộn nhịp, vui là chính mà!

8 di tích chiến tranh ở Việt Nam nên một lần ghé qua

Nếu yêu thích lịch sử, muốn dành thời gian tìm hiểu những địa danh, thắng cảnh lịch sử nổi tiếng của nước ta, bạn hãy thử tới các địa danh này, nơi nhiều du khách quốc tế gợi ý.

1. Nhà tù Hỏa Lò 


Nhà tù Hỏa Lò tại Hà Nội được Pháp xây dựng năm 1896 với tên gọi Maison Centrale là nơi giam giữ các tù nhân chính trị. Hơn 2.000 người đã bị giam giữ tại đây chỉ trong giai đoạn nửa đầu những năm 1950 với những điều kiện sinh hoạt tồi tệ.

Dừng chân ở Nha Trang, ăn bánh canh lòng cá ngừ

Lòng cá ngừ đại dương vừa giòn vừa thơm ngọt lạ lùng kết hợp với bánh canh bột gạo, là món đặc sản mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến thành phố biển Nha Trang.

Nói đến Nha Trang, người ta nghĩ ngay đến thành phố biển có bãi cát trắng trải dài, nước biển xanh ngắt, gió biển mát rượi, với bình minh rạng người, hay hoàng hôn tiếc nhớ. Người ta cũng nhắc đến những món ngon được chế biến từ hải sản. Trong đó, bún sứa được nhắc đến như sự lựa chọn đầu tiên. Thế nhưng, còn có bánh canh lòng cá ngừ, một món ăn vừa ngon vừa rẻ, lại đảm bảo vệ sinh. 

Bánh canh lòng cá ngừ đại dương tại Nha Trang rất nổi tiếng, ai đã ăn một lần là nhớ mãi không thôi. 

27 thg 4, 2016

Suối Đá Giăng ở Cam Lâm

Con đường từ ngã ba Suối Cát lên đến đỉnh Hòn Bà dài 38 km nhưng không nhàm chán. Cảnh quan bên đèo tuyệt vời. Đặc biệt là có những dòng suối thơ mộng chảy men theo sườn núi và dọc theo con đường. Từ dưới chân núi đi lên ta lần lượt qua suối Dầu (chỗ bác sĩ Yersin lập trại chăn nuôi và trồng cao su), suối Đá Giăng, suối Đá Hàn rồi suối Cá. Thật ra, từ trên cao 2 dòng suối Cá và suối Đá Hàn nhập lại ở độ cao khoảng 300 m thành suối Đá Giăng. Tên suối là Đá Giăng vì nơi đây có những tảng đá lớn giăng mắc giữa dòng suối. Dòng nước len qua những tảng đá tạo nên cảnh quan kỳ thú.

Tiếng là nằm dọc đường lên núi, nhưng suối Đá Giăng nằm ở đoạn gần chân núi, độ cao chỉ khoảng dưới 300 met và cách ngã ba Suối Cát chưa tới 15 km. Đường xe hơi đi được. Chính vì thế, nếu không muốn lên đến đỉnh Hòn Bà xa và cao, du khách có thể dừng tại đây để ngoạn cảnh, tắm suối trong một khung cảnh sơn thủy hữu tình.