9 thg 2, 2016

Lóc thịt, nhồi bông cá hiếm làm mẫu vật

Con cá nhám voi dạt vào bờ biển thuộc xã Vạn Thắng, H.Vạn Ninh (Khánh Hòa) hồi cuối tháng 1.2016 - Ảnh: Trần Công 

Dịp Tết, PV Thanh Niên đã đến Viện Hải dương học tìm hiểu về công tác thực hiện các mẫu vật.
Cuối tháng 1.2016, thông tin Viện Hải dương học (Nha Trang) đưa một con cá nhám voi “khủng” dạt vào bờ biển thuộc xã Vạn Thắng, H.Vạn Ninh (Khánh Hòa) về bảo quản, làm mẫu vật để phục vụ công tác nghiên cứu cũng như trưng bày, đã kích thích trí tò mò của nhiều người. 

Tại Viện Hải dương học có một khu vực thu hút rất đông khách tham quan là Bảo tàng Hải dương học. Khách tham quan đến thăm “Đại dương trong bảo tàng” này đều ấn tượng trước nhiều mẫu vật sống động. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, để có những mẫu vật như thế, các nhà khoa học đã phải thực hiện nhiều công đoạn phức tạp. 

7 thg 2, 2016

Nhà gỗ Vĩnh Long lên phim

Ngôi nhà của ông Huỳnh Kim Tiến - Ảnh: Hoàng Phương 

Ở khu du lịch sinh thái - nhà xưa H.Long Hồ, ngôi nhà của ông Huỳnh Kim Tiến là công trình được thực hiện công phu đạt đến độ hoàn chỉnh về kết cấu và có quy mô khá lớn trong số nhà gỗ xưa ở Vĩnh Long. 

Nằm bên cạnh rạch Ông Me thuộc ấp Phước Ngươn A (xã Phước Hậu, H.Long Hồ, Vĩnh Long), ngôi nhà của ông Tiến tọa lạc giữa khu vườn rộng hơn 1,2 ha. 

Nhãn tím ngày càng hút khách

Nhãn tím – một loại trái cây “độc” ở ĐBSCL do có màu sắc đặc biệt- đang được khách phương xa tìm mua trái về ăn và cây giống về trồng với giá lên đến 1 triệu đồng/cây.

Nhãn tím tại vườn nhà ông Huy. Ảnh: Chí Quốc 

Hiện nhãn tím chỉ có nhiều ở cù lao Phong Nẫm (xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, Sóc Trăng), được bán với giá 100.000 đồng/kg tại vườn.

Cao thủ võ khèn cuối cùng trên cao nguyên trắng

Võ khèn là một môn võ cổ truyền của đồng bào H’Mông, nhưng theo thời gian, người theo học một ít đi... Hiện ở vùng đất của huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) chỉ còn một cao thủ. 

Ông Hồ thi triển một đường đánh của môn võ khèn 

Ở vùng cao nguyên huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) vốn được biết đến với những thửa đất ngút tầm mắt một màu trắng toát của hoa mận. Ấy vậy người ta mới gọi là cao nguyên trắng. Nhưng không chỉ nổi danh với loài mận, trên cao nguyên trắng đất Bắc Hà, lâu nay người dân vẫn đồn đại về tam đại cao thủ môn võ khèn quyền của người H’Mông. Ấy nhưng, 2 bậc kỳ phùng đã quy ẩn giang hồ, còn lại một cao thủ đó là ông Lý Seo Hồ, ở xã Bản Phố (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).

6 thg 2, 2016

Sài Gòn có phố lá dong

Như một điểm hẹn những ngày giáp tết ở một con đường, bao nhiêu năm đã trôi qua nhưng vẫn có người theo thói quen lại cuối năm đi về phía chợ Ông Tạ chỉ để mua bó lá dong xanh... 

Con đường lá dong những ngày giáp tết - Ảnh: Trân Duy 

Rạng sáng cuối tuần rồi đi ngang chợ Võ Thành Trang (*), P.14, Q.Tân Bình, TP.HCM, chợt thấy những bó lá dong đang dỡ xuống. Bên cạnh là lá chuối và dây lạc.

Mấy ngày sau, đi qua con đường Cách Mạng Tháng 8, đoạn ngang P.7, Q.Tân Bình, lại thấy một màu xanh ngát của lá dong, trắng tinh của dây lạc. Và những khung tre, khung gỗ, khung kim loại của những chiếc khuôn gói bánh chưng tết...

Thăm làng bánh in An Lạc

Nằm nép mình bên dòng sông Ly Ly thơ mộng, làng nghề làm bánh in đậu xanh An Lạc, xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam đang tất bật sản xuất phục vụ tết cổ truyền dân tộc những ngày cuối năm.

Nhân công đang in bánh - Ảnh: Lê Trung 

Chiếc bánh in là một vật phẩm không thể thiếu của người dân Quảng Nam - Đà Nẵng trong lễ tết. Bánh dùng để thờ cúng tổ tiên, dọn chung với bánh kẹo, bánh mứt vào dịp năm mới.

Những ngày này đến làng bánh in An Lạc, bạn sẽ nghe được những tiếng ầm ầm của máy xay bột, tiếng gõ lốc cốc của người thợ đổ bánh ra khỏi khuôn và đặc biệt là mùi thơm nức mũi của nếp mới, đậu xanh.

Có một mùa hoa đỗ mai đang về

Những ngày này, chạy xe từ Đà Lạt về Sài Gòn, đã thấy những cây hoa đỗ mai trụi lá bên nhiều hiên nhà, vệ đường gần đèo Bảo Lộc lấm tấm đầy nụ. Lại nhớ những con đường hoa đỗ mai ở Bà Rịa-Vũng Tàu. 

Đỗ mai chào đón mùa xuân trên núi Vũng Tàu - Ảnh: Cao Cát 

Lại nhớ những ghi chú trong sách đỗ mai, đỗ đào, đào đậu hay còn hay còn gọi là cây cọc rào (vì trồng làm hàng rào), hồng mai, anh đào giả, sát thủ đốm (vỏ cây ngâm nước làm thuốc diệt chuột).

5 thg 2, 2016

Lễ cúng cây đu của dân tộc Hà Nhì ở Lai Châu

Lễ cúng cây đu trong Tết mùa mưa, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình và bản làng ấm no, là một trong những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của người Hà Nhì, xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Thầy cúng lấy thức ăn trên mâm cúng đặt lên ván đu. Ảnh vinaculto.vn

Tết mùa mưa của người Hà Nhì được tổ chức định kỳ vào tháng 6 Âm lịch hàng năm. Để chuẩn bị cho Tết mùa mưa, người ta phải dựng 2 cây đu là đu lăng, đu quay và 2 cái bập bênh là bập bênh lên xuống, bập bênh quay. Theo quan niệm của người Hà Nhì, cái đu lăng vươn cao hàng chục mét với ngọn lá xum xuê thể hiện khát vọng của con người về một sự phát triển tốt đẹp. Còn cái đu quay trông như cái guồng nước to tròn phản ánh mong muốn về sự no đủ.

Gỏi cá trích dừa nạo

Đọt xoài, đọt mận, đọt sắng, đọt rau chát, lá kim cang, lá bằng lăng, lá bứa. Đĩa rau sống ăn kèm món gỏi cá trích hay cá giỏi - đặc sản của vùng biển Phú Quốc - đầy ắp, đủ màu đủ sắc từ hồng non, phớt đỏ đến xanh lơ, xanh ngắt.


Bên cạnh, đĩa cá tươi nguyên, roi rói. Chén nước chấm gồm nước mắm, chanh, ớt, tỏi, đường pha khéo khiến vị chua được gọi dậy đầu tiên trên lưỡi. Nó khiến nước miếng tứa ra chuẩn bị cho bữa ăn lạ miệng và nghe đâu, được bọn đờn ông truyền tụng, nháy nhỏ, rủ nhau ăn ghê lắm. 

Món gỏi cá cũng là bài học đẹp mắt, dễ hiểu và ... ngon miệng về sự cân bằng và bổ sung lẫn nhau. Trong món ăn hay trong cuộc đời đều vậy có phải, "sỏi đá cũng cần có nhau " (Trịnh Công Sơn) cơ mà. 

Gỏi cá giỏi - đặc sản biển dưới bàn tay chế biến của đầu bếp nhà hàng Cobia Phú Quốc - Ảnh Nguyễn Dân 

Asia Park – Điểm đến khác biệt của du lịch Việt

Asia Park là khu công viên văn hóa giải trí hàng đầu Việt Nam với quy mô đầu tư lên đến 10.000 tỷ đồng.

Nằm ngay trung tâm thành phố Đà Nẵng, Asia Park do Công ty TNHH Công viên Châu Á thuộc Tập đoàn Sun Group là chủ đầu tư, là khu công viên văn hóa giải trí hàng đầu Việt Nam với quy mô đầu tư lên đến 10.000 tỷ đồng. Dù đang ở trong giai đoạn tiếp tục hoàn thiện nhưng Asia Park đã ghi dấu ấn cho du lịch Việt Nam với hàng loạt kỷ lục, hứa hẹn trở thành một trong những công viên văn hóa giải trí đẳng cấp và khác biệt trong tương lai.

Sở hữu những kỉ lục

Tuy mới đi vào hoạt động từ năm 2014, Asia Park đã đem về hàng loạt kỷ lục và đang dần thể hiện vị thế của một công viên hàng đầu Việt Nam.

Đầu tiên, phải kể tới vòng xoay Sunwheel – top 10 vòng xoay lớn nhất Thế giới (tại thời điểm tháng 6/2015) và là vòng xoay lớn nhất tại Việt Nam. Sunwheel đã trở thành biểu tượng mới cho thành phố Đà Nẵng. Trọng lượng Sunwheel là 980 tấn gồm 64 cabin, với sức chứa 6 người/cabin, vòng xoay có thể phục vụ cùng lúc tối đa 384 du khách với thời lượng 15 phút/vòng tham quan. Vào ban đêm, vòng xoay được thắp sáng bởi 13.000 chiếc đèn led ở 32 thanh chính tạo điểm nhấn tuyệt đẹp về đêm tại TP Đà Nẵng. Ngoài ra, với độ cao 115m (tương đương tòa nhà 30 tầng) từ trên cabin, du khách có thể bao quát được toàn cảnh TP Đà Nẵng rực rỡ trong đêm, ngắm cảnh sông Hàn đẹp lung linh, huyền ảo. Cái tên “Tầm nhìn Đà Nẵng” có lẽ hình thành từ sự độc đáo này.

4 thg 2, 2016

Cầu kỳ như canh bóng ngày Tết Hà Nội xưa

Tôi thích nấu ăn và vốn có niềm yêu thích đặc biệt với tất cả những món ăn cổ truyền của Hà Nội.

Vì hầu như tất cả những món ăn từ dân dã đến cầu kì của vùng đất này đều gắn liền với một kí ức đẹp nào đó của tôi. Càng gần đến Tết tôi lại càng nung nấu ý định viết về một trong những món ăn gắn liền với mâm cỗ ngày xuân mà tôi có ấn tượng nhất bởi mức độ cầu kì của nó, đó là món canh bóng. 


Bát canh bóng Hà Nội thuở xưa cũng đầy đủ thành phần chân tẩy, nào súp lơ, cà rốt, su hào, nào hạt sen, tôm nõn, nào nấm hương, giò sống, trứng cút... 

Thương hồ trên Bến Bình Đông

Năm hết, tết đến, nhiều người dân ở TP.HCM lại háo hức đổ về Bến Bình Đông (Q.8) để được tận mắt thấy chợ hoa đậm chất sông nước giữa lòng đô thị. 

Chợ hoa Bến Bình Đông - Ảnh: Tấn Đức 

Nơi đây, trên đoạn kênh trải dài hàng cây số từ P.13 qua P. 14 ghe, thuyền đậu san sát, biến dòng kênh thành dòng sông hoa kiểng, với đủ loại sắc hương.

Đây, những “lão” mai vàng năm cánh đang rung cười trước gió réo gọi xuân về. Kia, các “chị” bông giấy rực đỏ mặt sông, như muốn cho cả thiên hạ thấy sự hiện diện của mình. Cạnh bên, mấy “bác” vạn thọ, cúc mâm xôi, cúc Đài Loan kênh kiệu, ễnh mặt lên nhìn trời. Xa hơn, những “cô nàng” lily, violet, đỗ quyên, hoàng yến, uyên ương, ngọc điểm e ấp khoe hương sắc, quyến rũ khách qua đường!

Chuyện loài khỉ ở đảo Rều

Hơn nửa thế kỷ nay, đảo Rều (thuộc vịnh Bái Tử Long, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) có một vương quốc khỉ vàng quần tụ sinh sống. 

Hơn 1.000 con khỉ vàng Macaca Mulatta được nuôi trên đảo Rều phục vụ sản xuất văcxin và các công trình nghiên cứu y học - Ảnh: Đức Hiếu 

Đây là những chú khỉ được nuôi để sản xuất văcxin bại liệt và phục vụ nhiều công trình nghiên cứu y học.

Năm 1962, khỉ vàng Macaca Mulatta bắt đầu được nuôi theo phương pháp bán tự nhiên tại trại chăn nuôi đảo Rều. Từ đó đến nay, nhiều thế hệ khỉ đã góp công lớn cho sự nghiệp nghiên cứu, phát triển y học nước nhà. 

3 thg 2, 2016

Trò đùa du lịch

1.
Nhiều trang mạng về du lịch nói rằng Hòn Vọng Thê ở trên núi Ba Thê, thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Họ nói như vầy:

Tương truyền, xưa có một người đàn ông lên núi tu hành, xa lánh thế gian, bụi đời song lòng vẫn còn chưa rũ sạch bụi trần, nên chiều chiều ngóng vọng về phương xa, nhớ nhà, nhớ vợ, sau đó chết đi. Người ta cho rặng vị sư kia đã hóa đá, thành “Hòn Vọng Thê” trên một ngọn núi nằm lẻ loi giữa tứ giác Long Xuyên.


Tui đọc và tin sái cổ luôn, lên núi Ba Thê tui nhìn quanh nhìn quất chả thấy cục đá nào giống hình người đàn ông đang ngóng vợ ráo trọi!

Nghĩ rằng mình chưa tìm ra, nên tui trở lại núi Ba Thê quyết tâm nhìn cho ra hòn vọng thê. Hic, mấy trang mạng nó nói rằng vị sư trọc đầu nên biến thành hòn đá có dạng tròn tròn. Khỉ thiệt, đá trên núi thiếu cha gì cục tròn tròn, vậy cục nào cũng là hòn vọng thê hết sao?

Núi non trùng điệp, chả thấy đâu là hòn vọng thê cả!

Mênh mang hồ Cà Dây giữa vùng nắng cháy

Thật bất ngờ giữa miền sơn cước khô nóng của vùng đất Bắc Bình, Bình Thuận quanh năm nắng cháy lại có một hồ nước rộng lớn, xanh mát và tuyệt đẹp. Hồ Cà Giây. 

Rừng trên núi ven hồ Cà Giây đang vào mùa thay lá, rực rỡ sắc vàng như mùa thu - Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng 

Mùa này để đến đây, bạn phải băng qua những những thửa ruộng khô mênh mông cỏ cháy, những con đường ngập nắng thiếu vắng bóng cây, những cơn nắng lửa phả hơi nóng bỏng rát vào người, những vườn thanh long bạt ngàn chưa đến mùa đơm hoa kết trái mới... 

Ngất ngây trên đỉnh đồi Thiên Phúc Đức

Vì một vài người thân (cả Việt Nam lẫn nước ngoài) lần đầu tiên đến Đà Lạt, tôi quay trở lại thành phố này với tư cách khách du lịch chứ không phải vì công tác. 

Ảnh chụp dãy Lang Biang từ đồi Thiên Phúc Đức lúc 5g sáng - Ảnh: H.T. 

Dù không thể bỏ qua những địa điểm quá quen thuộc như nhà thờ con gà, Trường CĐ Sư phạm, đi xe lửa đến Trại Mát thăm chùa miểng sành..., nhưng tôi vẫn gắng tìm thêm cái gì là lạ cho mình lẫn cho khách lần đầu đến xứ mộng mơ.

Khám phá 'Hoa Quả Sơn' ở Cần Giờ

Thuở nhỏ xem phim Tây Du Ký, tôi cứ ngỡ loài khỉ chỉ sống trên núi mà thôi. Sau này mới “ngộ” ra thiên đường Hoa Quả Sơn của loài khỉ là chuyện trong phim. 

Khỉ ở Cần Giờ rất thân thiện với khách 

Nếu như chưa đặt chân đến Cần Giờ, mọi người sẽ không tin được ở vùng châu thổ lại có một đảo khỉ với hàng ngàn cá thể quần tụ y hệt như thiên đường hoang dã. Không biết là ngẫu nhiên hay có sự sắp đặt mà cho đến bây giờ mỗi miền trên dải đất hình chữ S chỉ có duy nhất một nơi gọi là đảo khỉ. Miền bắc có đảo khỉ Cát Dứa nằm trên vịnh Lan Hạ (Quảng Ninh) và miền trung có đảo khỉ Hòn Lao thuộc vịnh Nha Phu (Khánh Hòa) - nơi mà đàn khỉ sống riêng biệt trên những hòn đảo độc lập. Riêng miền nam có đảo khỉ Cần Giờ. Đảo khỉ Cần Giờ là cách định danh của dân gian khi mọi người thấy khỉ nhiều quá, chứ “chính danh” của nó là Lâm viên Cần Giờ nằm ven trục đường Rừng Sác thuộc xã Long Hòa, H.Cần Giờ (TP.HCM). 

Mứt quất Hội An cay nồng đãi bạn ngày xuân

Cứ mỗi độ xuân về, người Hội An lại tất bật với những thau mứt quất cay nồng, thơm phức. 

Mứt quất dẻo trong veo 

Vốn là thủ phủ cây quất nổi tiếng ở miền Trung, nên người dân Hội An luôn có sẵn nguyên liệu để làm nên món mứt quất ngon mềm môi.

Chị Ngô Thị Hương, một cư dân ở Cẩm Châu (Hội An) có kinh nghiệm lâu đời trong nghề làm mứt quất, chia sẻ bí quyết: Phải chọn loại quất vừa đạt ngưỡng nửa xanh nửa chín, vỏ mỏng, trái tròn... thì mới có thể làm nên món mứt quất đúng điệu. 

1 thg 2, 2016

Thăm xứ quýt hồng Lai Vung mùa tết

Cứ cuối năm âm lịch, chúng tôi lại tranh thủ cuối tuần xách xe về Lai Vung, Đồng Tháp để thăm mấy vườn quýt - nơi những người dân coi chúng tôi như người thân quen và "phụ" đi thu hoạch quýt. 

Quýt trong nắng xuân - Ảnh: Trân Duy 

Đầu tháng gọi điện thoại về thăm hỏi, các chị dè dặt thông báo: “Năm nay quýt chín muộn mấy đứa ơi, chừng 15 âm xuống thì vừa”. Tuần rồi chưa kịp xuống, cũng các chị điện thoại lên: "Sao chưa xuống chơi em. Xuống trễ quá bẻ bán hết, muốn chụp hình cũng hỏng còn đó”...

Mùa cá cơm mồm về

Những ngày cận tết, nắng hanh vàng trải khắp xóm làng, nước biển in hình trời xanh thẳm lơ lửng vầng mây trắng bay. Ngư dân Sa Huỳnh, Quảng Ngãi bảo nhau: “Mùa cá cơm mồm đã về”. 

Ngư dân kéo lưới trên biển 

Tất cả tất bật chuẩn bị giàn lưới trũ rồi vươn tàu ra khơi.

Tôi may mắn được lên tàu cá QNg - 44218TS của ngư dân Võ Hải ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) cùng anh và bạn chài vượt sóng đánh bắt cá cơm mồm sáng sớm mai.

Bánh trái cây rực rỡ sắc Tết Huế

Ngày thơ, mỗi dịp xuân về, bà lại cặm cụi ngồi làm bánh trái cây cho chúng tôi. 

Những chiếc bánh trái cây hình trái khế, đào hay ớt đỏ chót…luôn có sức cuốn hút lạ kỳ. Với chúng tôi, bánh trái cây ngày ấy như món hàng xa xỉ chỉ có trong dịp Tết. 


Đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in hình ảnh bà ngồi tỉ mẫn chuẩn bị nguyên liệu. Bánh trái cây tuy nguyên liệu đơn giản nhưng cách làm công phu. Vì thế, ngày thường bà ít khi bà làm, mà lâu lâu mới làm một bữa như phần thưởng cho chúng tôi. Riêng ngày Tết, bánh trái cây rất thông dụng đối với các gia đình người Huế. 

Thăm phố bánh chưng Nhật Lệ ngày cận Tết

Những ngày giáp Tết, phố bánh chưng Nhật Lệ (Huế) càng tất bật khi đơn đặt bánh đang ồ ạt đổ về. Hương bánh chưng tỏa khắp phố mang theo hương Tết cận kề. 

Gọi là phố bánh chưng bởi cung đường Nhật Lệ có nhiều hàng bánh chưng nổi tiếng mấy chục năm nay. Đây là địa chỉ uy tín và chất lượng được người Huế tin tưởng. Bánh chưng Nhật Lệ không chỉ thơm ngon, thẩm mỹ mà còn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Bánh chưng Nhật Lệ được người Huế ưa chuộng nhất mỗi dịp Tết 

30 thg 1, 2016

Ga Bảo Chánh

Bảo Chánh là một ấp thuộc xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Ở ấp này có một ga xe lửa nhỏ thuộc tuyến đường sắt Bắc - Nam: ga Bảo Chánh.

Ga Bảo Chánh. Ảnh: Đường sắt Việt Nam

Tôi sinh ra và lớn lên ở thị xã Long Khánh, cách Bảo Chánh - theo đường bộ lẫn đường sắt - chỉ khoảng 10 km, thế nhưng chưa bao giờ có dịp tới đây và cũng không hình dung được vùng đất này như thế nào.

Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội (còn có tên gọi khác là kỳ đài Hà Nội) được coi là “nhân chứng” khi đã hơn 2 thế kỷ in dấu và “sống” cùng những thăng trầm của mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến. Giờ đây, Cột cờ Hà Nội là một điểm du lịch không thể bỏ qua trong hành trình khám phá lịch sử đất Hà Thành. 

Nằm trong khuôn viên của Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, Cột cờ Hà Nội được đánh giá là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Điều thú vị đầu tiên khiến hầu hết du khách khi đến thăm Hà Nội đều muốn đặt chân đến điểm di tích này chính là nét kiến trúc độc đáo, cổ kính của công trình.

Theo sử sách ghi chép, Cột cờ Hà Nội được xây dựng dưới thời vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía Nam của Hoàng thành Thăng Long (bắt đầu xây dựng từ năm 1805 và hoàn thành năm 1812).Cột cờ cao 41m, gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế Cột cờ có hình vuông, nhỏ dần lên trên, chồng lên nhau, xung quanh ốp gạch. Bố cục cân đối ấy đã tạo lên những đường nét thẳng, vững vàng cho Cột cờ Hà Nội.

Về làng Sình xem vẽ tranh Tết

Từng một thời thịnh hành khắp dải đất miền Trung và cũng có lúc gần như bị quên lãng, trải qua hàng trăm năm, tranh làng Sình vẫn chứng tỏ được sức sống bền bỉ của một nét văn hóa độc đáo. 

Không gian vẽ tranh của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước. 

Những ngày cận tết Bính Thân, không khí vẽ tranh của người dân tại làng Sình (tên chữ là làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) lại càng thêm hối hả, tất bật để kịp phục vụ cho dịp tết cổ truyền.

Hoa hải đường nhắc nhớ Tết xưa

Cánh hoa hải đường đỏ thắm rung rinh trước gió gợi nhớ những hoài niệm về Tết của một thời gian khó đã qua.

Ông Súy chăm sóc vườn hoa hải đường 

Tôi đi nhặt nhạnh những gì còn sót lại trong ký ức về Tết xưa, đó là nồi bánh chưng bên bếp lửa rực hồng, là hơi ấm ổ rơm và tiếng pháo nổ giòn giã đêm giao thừa. Những năm 90 của thế kỷ trước, dù đói kém tới đâu mẹ tôi cũng cố mua một cành hoa hải đường về cắm trong bình trên bàn thờ gia tiên ngày Tết. Nụ hoa hải đường tròn như hòn bi ve đỏ thắm xen trong đám lá xanh ngắt viền răng cưa. Cuộc sống xoay vần, đã qua bao cái Tết bóng dáng hoa hải đường không còn hiện hữu trong căn nhà nhỏ của tôi. Bất giác nhớ về sắc hoa ấy, dù cuối năm bận bịu nhưng tôi vẫn tranh thủ tìm đến “vương quốc” của loài hoa này để được đắm mình trong miền nhớ Tết xưa.

29 thg 1, 2016

Về Quảng Ninh mua ‘vàng đen’ làm quà Tết

Những khối than đá thô ráp qua bàn tay khéo léo của người thợ trở thành những tác phẩm điêu khắc độc đáo.

Trời rét buốt nhưng người thợ vẫn miệt mài “thổi hồn” vào than đá 

Vào một ngày cuối năm mưa lất phất, chúng tôi tìm đến một trong những xưởng chế tác than đá lớn ở TP.Hạ Long, Quảng Ninh. Đó là xưởng của gia đình anh Nguyễn Tiến Quyết ở khu 8, phường Hồng Hải. Không khí Tết đang cận kề khắp nẻo đường nhưng những người thợ ở đây vẫn miệt mài với công việc chế tác than đá như thường nhật. Trong tiếng máy mài, tiếng đục chạm, những khuôn mặt người thợ lấm lem bụi than cặm cụi “thổi hồn” vào khối than kíp lê để tạo hình khối, chạm khắc thành phẩm. Anh Quyết cho biết, nghề điêu khắc than đá bận rộn nhất vào dịp cuối năm và ra Tết. Thời điểm này, đơn hàng nhiều nên vợ chồng anh cùng 5 người thợ làm liên tục, chỉ tranh thủ ăn trưa và nghỉ ngơi chút để làm cho kịp có hàng giao cho khách. Em rể của anh Quyết là anh Nguyễn Mạnh Tuân (30 tuổi), làm công nhân ở công ty than Hòn Gai tranh thủ lúc rảnh rỗi đến làm. “Cuối năm cần nhiều khoản tiền chi tiêu nên tôi cố gắng làm để cái Tết này đầy đủ hơn. Nhìn bụi than bẩn thỉu này thôi nhưng tạo ra một sản phẩm đẹp mắt thấy thú vị lắm. Chúng tôi hay đùa nhau làm nghề điêu khắc than vừa làm đẹp cho đời lại làm đẹp tâm hồn đấy”, anh Tuân chia sẻ. 

Uẩn khúc mộ Đỗ Thanh Nhân

Chính diện mộ Đỗ Hiệp trấn và phu nhân sau khi phục dựng - Ảnh: L.C.T 

Ngôi mộ và miếu thờ vô chủ tọa lạc tại ven đường Phạm Ngũ Lão, thuộc KP.3, tổ 16, P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương được cho là nơi an táng của một trong “Gia Định tam hùng”. 

Ngôi mộ có quy mô khá lớn, rộng 3,6 m, dài 4,5 m, được lợp mái che, có miếu thờ phía sau, hiện không người chăm sóc. Người dân cho biết, tương truyền đây là lăng mộ của Hiệp trấn Đỗ Thanh Nhân, một trong “Gia Định tam hùng” (Đỗ Thanh Nhân, Châu Văn Tiếp và Võ Tánh) từng giúp Nguyễn Ánh lấy lại giang sơn.

Lăng mộ tác giả Cửu vị thần công

Nhà mộ Phan Tiến Cẩn và phu nhân - Ảnh: L.C.T 

Lăng mộ Hữu Tham tri Công bộ Phan Tiến Cẩn và phu nhân tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Linh (thôn Đốc Sơ, P.An Hòa, TP.Huế), vốn nổi tiếng về sự linh ứng và trấn yểm. 

Kiến trúc lăng mộ thuộc loại hình song táng, nhìn về hướng bắc, bình đồ hình chữ nhật; rộng 10,5 m; dài 20 m; xây dựng bằng hợp chất kết hợp với gạch, đá. Kết cấu từ ngoài vào trong gồm: cửa/cổng lăng, sân tế, cửa mộ, bình phong tiền, nhang án, nấm mộ, bình phong hậu. 

Ngôi mộ đại thần Phan Thanh Giản

Khu mộ Phan Thanh Giản tại xã Bảo Thạnh - Ảnh: L.C.T 

Về H.Ba Tri (tỉnh Bến Tre), ngoài khu lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu ở thị trấn Ba Tri, tại xã Bảo Thạnh ven biển còn có khu mộ của đại thần Phan Thanh Giản, một nhân vật lịch sử triều Nguyễn gây nhiều tranh luận cho hậu thế. 

Theo đường nhỏ quanh co qua nhiều khúc rẽ, từ thị trấn Ba Tri đi khoảng 8 km dọc theo đường đê bao, chúng tôi đến khu mộ Phan Thanh Giản tọa lạc tại ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh. Mặc dù hiện tại khu mộ được chính quyền quan tâm chỉnh trang khá khang trang với đền thờ và hệ thống tường rào bao quanh, nhưng do hẻo lánh xa xôi, cùng với những định kiến về lịch sử, nên rất ít người biết tới khu mộ.

28 thg 1, 2016

Phố cổ Gò Công

Thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang, nơi đây chưa từng là khu đô thị - thương cảng tấp nập như Hội An ở Quảng Nam hay Cù lao Phố ở Biên Hòa. Thế nhưng trong quá khứ, Gò Công từng là một tỉnh sầm uất vào bậc nhất Nam bộ, nơi là thị xã Gò Công ngày nay đã từng là tỉnh lỵ tỉnh Gò Công nhiều năm liền. Chẳng những thế, nơi này từng được mang tên chính thức là làng Thành Phố (từ 1885 đến 1956).

Dinh tỉnh trưởng Gò Công, xây dựng năm 1885

Long An, mùa lạp xưởng tươi

Cũng là một người bạn miền Tây nhắn nhe "đi một vòng miền Tây gần gần trong ngày đi, ngoài bông, ngoài hoa còn nhiều điều thú vị lắm". Cuối tuần chúng tôi chúng tôi lại xách ba lô lên đường... 

Những xâu lạp xưởng đong đưa trong nắng - Ảnh: Trân Duy 

Trên cung đường chúng tôi đi, từ quốc lộ 50 rẽ về các hướng Cần Giuộc, Cần Đước (Long An), qua khỏi ngã ba Tân Kim chừng 2km và ngã ba Trị Yên chừng 500m, trước khi tới cầu Cần Giuộc trước mắt đã chập chờn một màu đỏ ánh lên trong nắng.

Đi Gò Công cuối năm, ngóng tết xưa...

Như một ngẫu hứng, bạn nói đi Gò Công chơi đi. Tết đến tới nơi rồi. Đi miệt đó những ngày này mới cảm nhận hết cái tết xưa - những cái tết quê đong đầy kỷ niệm với bao người... 

Hoa mồng gà đã nở ở khu vực ven kênh N8, rạch Vàm Giồng - Ảnh: Nga Bích 

Theo hướng dẫn từ các trang mạng, chúng tôi đi theo quốc lộ 50 một cách ngẫu hứng. Ảnh hưởng không khí lạnh nên mấy hôm nay trời Tiền Giang không nắng lắm, không khí mát mẻ hơn. Hai bên đường, lúa đang xanh ngắt, tỏa mùi thơm mát.

Có lẽ không phải điểm thu hút du lịch nên đường rất vắng xe, nhất là các loại xe “hung thần” như xe khách vận tải, xe hàng, xe đầu kéo...

Loi choi sả ớt và chù ụ rang me đặc sắc ở Trà Vinh

Những con loi choi vàng ươm, béo ngậy quyện lẫn với vị thơm của sả, cay cay của ớt hay món chù ụ rang me thơm nức mùi tỏi, đượm vị me chua hấp dẫn bất kỳ thực khách nào khi ghé thăm Trà Vinh.

Trong thực đơn của bạn khi khám phá vùng đất Trà Vinh nhất định phải có món loi choi sả ớt và chù ụ rang me đặc sắc.

Loi choi sả ớt

Loi choi thường sống ở các cồn đất mới nổi, bãi bồi hoặc bãi bùn ven sông. Chúng có hình dạng giống như chiếc đũa, dài hơn 20 cm, thân tròn và màu trắng.

Người dân nơi đây thường đãi khách quý bằng món ăn này, bởi không phải mùa nào cũng có và dễ dàng đánh bắt vì số lượng rất ít. 

Loi choi thường được hơ qua lửa cho săn lại rồi chiên cùng sả ớt, là món ăn hấp dẫn du khách. Ảnh: dacsanphanrang 

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp sống khủng long núi Tà Xùa

Giữa khoảng không đất trời, bước trên sống khủng long của núi Tà Xùa mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời, của một những ngọn núi đáng chinh phục nhất ở Việt Nam. 

Sống khủng long uốn lượn giữa đất trời tạo nên kỳ quan có một không hai - Ảnh: Nhóm F1k+… 

Núi Tà Xùa hùng vĩ nằm ở Bản Công, huyện Trạm Tấu, Yên Bái, là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Yên Bái và Sơn La gồm tất cả 3 đỉnh núi, trong đó đỉnh cao nhất cao 2.865m.

Giống như dãy Pha Luông, ngay từ những đoạn đầu tiên là những con dốc liên tiếp nhau, nhiều đoạn dốc cao, không có chỗ đặt chân nên phải bám rễ hoặc cành cây để leo lên.

Vịnh Lan Hạ - người đẹp không danh hiệu

Ai từng say đắm cảnh sắc vịnh Hạ Long nên một lần rẽ qua Lan Hạ - một vịnh nhỏ trong xanh phía đông bắc quần đảo Cát Bà - để hiểu rằng đất nước mình còn nhiều, nhiều lắm danh lam thơ mộng, thuần khiết. 

Cảnh đẹp như tranh vẽ của vịnh Lan Hạ - Ảnh: L.N.Hân 

Giáp vịnh Hạ Long nổi danh thế giới với biết bao danh hiệu kiêu kỳ, vịnh Lan Hạ như người con gái đẹp chọn riêng cho mình một cuộc đời bình yên, không vướng chút bụi trần.

Ngó mặt ra cửa Vạn, nơi chỉ khiêm nhường với độ 400 hòn đảo đá vôi, nhưng tất cả lại khéo sắp bày thành hình cánh cung như một bức phù điêu 
thiên tạo tuyệt vời.

26 thg 1, 2016

Rừng khộp Tây nguyên mùa thay lá

Những ngày này, rừng khộp ở Tây nguyên bước vào mùa đẹp nhất trong năm, khi lá cây đồng loạt chuyển sang sắc vàng sắc đỏ, rực rỡ đến mê hoặc lòng người. Một mùa thay lá nữa lại về. 

Tháng 12 là thời điểm đẹp nhất của rừng khộp khi những tán lá cây chuyển màu rực rỡ 

Rừng khộp là kiểu rừng thưa cây lá rộng, rụng lá vào mùa khô vốn chỉ có ở khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, Tây nguyên là nơi duy nhất có kiểu rừng này, trong đó địa điểm thuận lợi để khám phá rừng khộp là Vườn quốc gia Yok Đôn (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk).

Béo giòn bánh xèo Đà Lạt

Nếu bánh xèo miền Tây có khổ bánh lớn, với nhiều loại nhân như thịt, hải sản, nấm… thì bánh xèo miền Trung có khổ bánh nhỏ hơn, “chung thủy” với nhân ba chỉ heo, tôm và giá đỗ. Mỗi loại bánh mỗi miền ngon khác nhau nên rất khó để so sánh. 

Nhưng, nếu thực khách thích thưởng bánh xèo với vị giòn đều, nhân trải khắp mặt bánh thì có lẽ, bánh xèo miền Trung là lựa chọn tối ưu hơn. 

Cũng là khổ bánh nhỏ vừa, nhân đều khắp thân bánh – chỉ ba chỉ heo, một con tôm, giá đỗ và hành lá – ăn cùng nước mắm ngọt tỏi ớt và rau sống… 

Bông giờ trên rẻo núi cao

Ngay từ lúc chưa đến mùa, người dân xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn (Bình Định) đã râm ran đón chờ. 

Họ bảo, sau những cơn mưa tháng mười, trên rẻo núi đá cao, nơi không có bóng người, những bông giờ sẽ nở. Mùa bông chỉ có chưa đầy một tháng. 

Bông giờ còn có tên là bông dật dờ, bông vật vờ... được đọc theo nhiều kiểu phương ngữ khác nhau. Bông mọc từng cụm ép vào nhau như bông gừng, bông huệ, bông lục bình trôi trên sông nước. Từng cánh bông mỏng nhẹ màu vàng, cam, đỏ thẫm hoặc tim tím ôm vào nhau. Bông giờ có mùi hương rất đặc biệt. Nó là sự pha trộn giữa nhiều loại mùi thơm như mùi nghệ, mùi gừng, sả... rất dễ chịu khiến người ta cứ đứng hít hà. 


Bông giờ có mùi hương rất đặc biệt. Nó là sự pha trộn giữa nhiều loại mùi thơm như mùi nghệ, mùi gừng, sả... rất dễ chịu khiến người ta cứ đứng hít hà. Ngon nhất là nồi canh bông giờ nấu với chút rau rừng, giá đỗ và mấy con cá ngọt như cá liệt, cá ngân... - Ảnh: Tâm Ngọc 

24 thg 1, 2016

Chuyện nhà họ Phạm

Mặc dù tui cũng họ Phạm, nhưng đây không phải chuyện nhà tui mà là chuyện nhà ông ngoại vua Tự Đức. Nói tới đây chắc mọi người biết rồi, đó chính là Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, thân sinh của bà Từ Dũ, vợ vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức.

Lăng mộ và đền thờ Đức Quốc Công hiện vẫn còn ở Gò Công, gọi là Lăng Hoàng gia. Đây là một di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia, và là một kiến trúc đặc sắc.

Người H'Mông rộn ràng đón Tết

Khi những cánh hoa đào đầu tiên trên núi đá bung sắc đỏ báo mùa xuân về, người H'Mông ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La lại tưng bừng chuẩn bị các nghi thức, nghi lễ cho ngày Tết.

Tết của người H’Mông rơi vào khoảng cuối tháng 1 (đầu tháng Chạp âm lịch), kéo dài trong 15 ngày với nhiều sinh hoạt cộng đồng mang đậm nét văn hóa dân tộc. 

Khu du lịch The BCR

Khu du lịch The BCR ở quận 9, TP HCM có không gian mát mẻ, hài hòa thiên nhiên cùng nhiều dịch vụ vui chơi giải trí, ăn uống... thú vị.

The BCR cung cấp khoảng hơn 19 dịch vụ giải trí độc đáo như hồ bơi vô cực, chèo thuyền Kayak, lướt thuyền chuối, lướt ván, súng sơn, bắn trái cây, bắn cung, bắn đạn chì, bắn súng nước. Ngoài ra, đến với khu du lịch này, du khách sẽ được bắt cá tay không, câu cá, tham gia mini golf, smash down, khu vui chơi trẻ em, tennis, bida... 

Quán cà phê rau nhất định phải ghé ở Đà Lạt

Nằm lửng bên con dốc Ba tháng Hai, quán cà phê An là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn tìm đến một nơi thật sự yên bình giữa thành phố ngàn hoa.

Mới xuất hiện tại Đà Lạt gần đây, quán cà phê An gây chú ý đến nhiều người dân địa phương và khách du lịch, đặc biệt các bạn trẻ. Nằm chông chênh bên sườn dốc, quán để lại trong lòng thực khách những ấn tượng rất riêng từ không gian đến các loại thức uống và phong cách phục vụ. Đây là điểm dừng chân lý tưởng cho các cuộc hẹn gia đình hay bạn bè. Ngoài ra quán còn có những khu vực riêng tư. 

Ngải Thầu - điểm phượt yêu thích mùa xuân

Những biển mây trắng bồng bềnh trong nắng sớm trên cung đường lên Ngải Thầu (Bát Xát, Lào Cai) là nơi thích hợp để bạn đi phượt những ngày xuân.

Ngải Thầu là một xã vùng cao nằm giáp biên giới phía bắc của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nơi đây khí hậu ôn đới, quanh năm mây mù bao phủ tạo thành khung cảnh huyền ảo. Trong ảnh là khung cảnh mây vờn vào mỗi sớm mai trên thung lũng Thiên Sinh nhìn từ Ngải Thầu. 

Bánh căn dung dị ở xứ lạnh Đà Lạt

Bên chiếc lò đúc nóng ấm, bánh căn vừa chín tới có màu vàng, vừa mềm vừa giòn giòn hấp dẫn để lại trong lòng khách phương xa nhiều ấn tượng khó quên.

Đến Đà Lạt, thực khách sẽ có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn dân dã nhưng lại đậm đà hương vị. Trong những món ngon bình dân ấy không bao giờ thiếu được bánh căn nổi tiếng ở phố núi.

Bánh căn du nhập vào Đà Lạt từ các vùng miền khác, chế biến không quá cầu kỳ. Bánh được đổ khuôn bằng bột gạo, nhưng lại trở nên đặc biệt và để lại ấn tượng với thực khách khi nhân bánh biến tấu với nhiều vị đa dạng. 

Món ăn không dùng dầu mỡ mà được đúc chín trên khuôn đất nung tạo ra mùi thơm của bánh với chút cháy cạnh. Ảnh: Phong Vinh 

Đỉnh Nhìu Cồ San ngày băng tuyết

Nhìu Cồ San là một vùng núi cao thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đây là một khối núi có địa hình phức tạp nổi tiếng của khu vực, trong những đợt gió mùa lạnh giá, Nhìu Cồ San thường chìm trong băng giá.

Chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình chinh phục ngọn núi từ bản Nhìu Cồ San. Quãng đường từ trung tâm xã Sàng Ma Sáo vào tới bản khoảng 15 km với những con đường dốc lên dốc xuống và nhão nhoét bùn đất. 

Món ngon từ con cá xấu xí

Nhồi bụng cá với gia vị, sả và lá mắc mật đem nướng 

Có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cá tỳ bà – thường gọi là cá lau kiếng – có vẻ ngoài xấu xí, ban đầu tưởng như không có giá trị về mặt ẩm thực không ngờ nay đã được chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn thực khách. Cá tỳ bà chinh phục thực khách nhờ có thớ thịt ngon và săn chắc hơn cả gà ta.

Những bản làng giữa núi rừng Tây Bắc

Những mái nhà dân tộc đơn sơ trên triền dốc 

Tây Bắc hấp dẫn du khách bởi núi non hùng vĩ và những cung đường hiểm trở đầy thách thức. Bên cạnh đó chính là thiên nhiên tuyệt sắc và vẻ đẹp nên thơ của những bản làng vắt vẻo trên vùng núi cao. Dù đến Tây Bắc mùa nào trong năm, du khách đều không khỏi ngẩn ngơ động lòng trước vẻ đẹp của vùng đất này.

Theo kế hoạch đầy ngẫu hứng, chuyến đi Tây Bắc của nhóm chúng tôi kéo dài ba ngày, khởi hành từ Hà Nội đi Mộc Châu, sau đó đi Mường La, qua thị trấn Ít Ong, ngang qua thủy điện Nậm Chiến rồi đến xã Ngọc Chiến thăm bản Lướt. Ngày cuối sẽ ngang qua Nậm Khắt (Mù Cang Chải) đến đèo Khau Phạ rồi đi Tú Lệ, Văn Chấn, Thu Cúc Thanh Sơn thẳng tiến về Hà Nội. Kể thì dông dài nhưng thực ra điểm chính phải thăm bản Lướt, xã Ngọc Chiến tắm suối nước nóng tự nhiên và bản Lìm Mông, Lìm Thái nổi tiếng nằm giữa lưng chừng trời.

Trải nghiệm "du lịch nông nghiệp" ở trang trại dâu tây

Cây dâu tây hiện là một trong những nông sản được người dân thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) trồng ở các trang trại suốt nhiều năm qua. Nhờ ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để trồng dâu sạch, an toàn những chủ vườn dâu tây Đà Lạt không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng mà còn biến vườn dâu của mình trở thành những điểm "du lịch nông nghiệp" độc đáo. 

Đà Lạt với khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm, là nơi rất thích hợp trồng và phát triển dâu tây. Hiện nay, Đà Lạt có khoảng 350ha đất trồng dâu tây tập trung ở các phường 7, phường 9, phường 10 của thành phố Đà Lạt với bốn giống dâu tây được ưu chuộng nhất: dâu Pháp, dâu Mỹ, dâu New Zealand và dâu Nhật.

Có hai phương pháp trồng dâu tây ở Đà Lạt, trong đó phương pháp truyền thống trồng dâu dưới đất nhằm tận dụng khí hậu tự nhiên và áp dụng các phương pháp chăm sóc theo tiêu chuẩn sạch vẫn được nhiều hộ nông dân canh tác. Cách trồng này giúp cây dâu sinh trưởng và phát triển mạnh, tự nhiên và vẫn giữ nguyên chất lượng trái cây, tuy nhiên thời gian từ lúc bắt đầu trồng đến khi thu hoạch là khá lâu.

Đà Lạt hiện có khoảng 350ha đất trồng dâu tây, được trồng thành những trang trại lớn với các giống dâu tây được ưa chuộng của Pháp, Mỹ, New Zealand và Nhật Bản.

Dịu dàng quyến rũ hồ Xuân Hương Đà Lạt

Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc bằng xe ngựa khi đến thăm thành phố Đà Lạt.

Hồ Xuân Hương nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt, là hồ nhân tạo được xây dựng năm 1919.