29 thg 6, 2015

Người tình chung thủy của địa lý Việt Nam

Vốn là sinh viên y khoa, nhưng Lê Bá Thảo đã chọn địa lý để cứu chữa cho những vết thương trên cơ thể đất nước gây nên bởi “những mốc meo của sự phàm tục” với mong muốn bảo vệ cảnh quan vô giá của VN.

GS Lê Bá Thảo (thứ hai từ trái qua) tại Đại hội thành lập Hội Địa lý Việt Nam (1988) - Ảnh: tư liệu gia đình

Công việc của một phóng viên cùng với máu xê dịch nên có dịp là tôi lại lang thang với các cung đường sơn cước. Khi thì theo đường vành đai biên giới Việt - Lào (Thanh Hóa), lúc lại xuyên núi từ cao nguyên Bắc Hà men dọc thung lũng sông Chảy lên đến Mường Khương, tạt ngang Si Ma Cai (Lào Cai) rồi lại vọt sang Xín Mần, Hoàng Su Phì (Hà Giang). Mỗi cung đường ấy làm tôi “bất giác phải sững sờ trước công trình thực vĩ đại của thiên nhiên, và không thể ngờ rằng con sông ở dưới chân mình ngày trước đã có lần chảy ngay trên bề mặt cao nguyên và đã xẻ qua khối núi đồ sộ này như một lưỡi dao thật sắc” (Thiên nhiên Việt Nam).

Tượng đài bóng đá

Nhắc tới cái tên Phạm Huỳnh Tam Lang, người hâm mộ bóng đá VN không thể không nhớ tới hình bóng oai hùng của thủ lĩnh đội tuyển miền Nam giành Cúp vàng Merdeka 1966, của người thuyền trưởng chèo lái con tàu mang tên Cảng Sài Gòn vượt phong ba đem về cho bóng đá TP.HCM 4 chức vô địch quốc gia. Không thể nói khác, ông là một tượng đài bóng đá sừng sững.

27 thg 6, 2015

Về An Lão những ngày nắng

Mùa hè nóng bức cộng thêm việc những khu du lịch, những bãi biển luôn trong tình trạng quá tải thì cách tốt nhất là bạn nên tìm về những chốn bình yên, ít người biết đến nhưng không kém phần thú vị để tận hưởng mùa hè theo cách riêng của mình. Và An Lão sẽ không làm bạn thất vọng.

Hoàng hôn lung linh huyền ảo trên mặt hồ sông Vố 

Huyện An Lão, tỉnh Bình Định là một huyện miền núi cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 100km về hướng tây bắc. Từ quốc lộ 1A (đoạn qua huyện Hoài Nhơn) các bạn chạy dọc lên phía tây 25km nữa là tới. Đã không biết từ đâu và khi nào có câu: Đường lên An Lão cheo leo. Thương em anh mới băng đèo tới đây. 

Về biển Châu Me ăn cá thửng

Vùng biển Châu Me, xã Phổ Châu (H.Đức Phổ, Quảng Ngãi) với những bãi cát trắng và rặng thùy dương vi vu tựa khúc nhạc êm ái ru hồn lữ khách. Vẻ đẹp hoang sơ, những cơn gió biển mát rượi mơn man da thịt đã thu hút nhiều người tìm đến thư giãn trong những ngày oi bức. 

Khung cảnh thật nên thơ với những cơn sóng dịu êm đưa con thuyền nhỏ vào bờ. Ngư dân nhanh tay gỡ lưới trước ánh mắt đợi chờ của những người khách phương xa. Cá, tôm, mực, ghẹ…, bán tại bến với giá khá rẻ cùng nụ cười thân thiện trên gương mặt sạm đen vì nắng gió biển khơi. 


Mùi cá nướng thơm phức, lan tỏa theo gió biển khiến nhiều người phải… ngẩn ngơ. Bóc lớp vảy bên ngoài, lộ ra lớp thịt trắng ngần bên trong, ai nhìn cũng “đã” con mắt - Ảnh: Trang Thy 

Người nhac sĩ tài hoa

Tha thiết mà vẫn không quên lý tưởng hào hùng. Mới mẻ trong nhạc nhẹ. Thấm đẫm âm hưởng dân ca. Nhạc sĩ Thuận Yến đã gửi, đã trao, đã để lại cho người nghe rất nhiều bài ca như thế...

Nhạc sĩ Thuận Yến và vợ - NSƯT Thanh Hương - Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Cuộc thi Đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc năm 1991 chứng kiến sự đối đầu của hai giọng ca mà sau này đều được tôn vinh diva - Thanh Lam và Hồng Nhung. Một bản năng, một duy lý. Một chất giọng cộng minh hoàn hảo, một giọng lảnh lót cao vút. Ở thời điểm ấy, không ai thua ai về cá tính, họ đều đã có những dấu ấn riêng. Thậm chí nếu xét về sự được lòng công chúng (để bình chọn như các cuộc thi âm nhạc truyền hình bây giờ), Hồng Nhung còn nhỉnh hơn đối thủ vài phần. Nhưng cuối cùng Thanh Lam của Chia tay hoàng hôn đã thắng. Chị đoạt giải đặc biệt, trở thành nữ hoàng nhạc nhẹ.

Con ong của hội họa Việt Nam

Từ những tác phẩm của Nguyễn Sáng, nhà phê bình Thái Bá Vân đọc được hiện thực cao rộng, hoành tráng.

Họa sĩ Nguyễn Sáng. Tranh sơn dầu của Đinh Quang Tĩnh

Khi Nguyễn Sáng chào miền Nam để ra Bắc, ông hẳn không nghĩ rồi mình sẽ trở thành một phần quan trọng của miền đất Bắc ấy. Ông đã trở thành một họa sĩ cách mạng. Ông thậm chí đã ở lại miền Bắc gần như suốt cả cuộc đời mình. Họa sĩ chỉ trở lại quê nhà để vẽ vài tác phẩm trước khi mất. “Nhìn qua lược sử quá trình hoạt động của họa sĩ Nguyễn Sáng, cũng không có gì khác biệt với bao nhiêu họa sĩ cách mạng khác, chỉ khác chăng ông là người miền Nam”, nhà phê bình Quách Phong viết.