6 thg 6, 2015

Thương gỏi con ruốc miền Trung

Nếu nói về món gỏi, suốt chiều dài mảnh đất chữ S thì cơ man nào mà kể, dễ có đến hàng trăm loại.

Có lần, cô bạn quê ở Nghệ An đãi tôi một món gỏi làm từ con ruốc khô, ăn miếng đầu tiên đã thấy ngon rụng rời. Hỏi “mi làm răng mà làm ngon dữ rứa?”, hắn nói: “Có chi mô, toàn nguyên liệu rẻ tiền thôi đó”.

Ờ, quả vậy, hắn lấy một nhúm con ruốc khô xào với hành khô phi và chút dầu ăn, rưới tí nước mắm và thêm chút đường cho cân bằng mặn ngọt, rồi để nguội. Sau đó, hắn xắt mấy lát chuối chát và vài miếng khế chua; rau thơm có vài lá răm, vài lá ngò gai (mùi tàu), thái nhỏ. Nước trộn gỏi gồm tí nước mắm, chanh, đường, ớt.. 

Nếm miếng đầu tiên, vị chua, cay, chát, ngọt, mặn hòa quyện vào nhau, không cầm lòng đặng phải gắp nữa, gắp nữa. Trong “rừng” mùi vị ấy, nổi bật nhất là vị ngọt thơm đặc trưng của con ruốc khô - Ảnh: Tú Quyên 

Gỏi cá Nam Ô Đà Nẵng, hương vị của biển!

Ai đã nghiện món hải sản sống chế biến theo kiểu sashimi của Nhật thì cũng rất nên biết đến một món “sashimi” vô cùng nổi tiếng ở Việt Nam: gỏi cá. Một trong những món gỏi cá ngon trứ danh phải kể đến gỏi cá Nam Ô ở Đà Nẵng.


Nam Ô là làng đánh cá nhỏ nằm ở cửa sông Cu Đê, ngay dưới chân đèo Hải Vân, nay thuộc phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Sở dĩ phải ăn gỏi cá Nam Ô tận “gốc”, bởi món này hoàn hoàn toàn được chế biến bằng cá sống. Đừng lo lắng với kiểu ăn cá sống này vì người Nam Ô có cách chế biến rất hay để món cá tươi ngon có đủ độ an toàn để thưởng thức.

5 thg 6, 2015

Lạc bước ở Hung Tụng, Quảng Bình

Không chỉ vì tiếng tăm hang Sơn Đoòng, khu rừng nguyên sinh và những con suối hoang sơ, tuyệt đẹp ở Hung Tụng (xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình) chắc cũng đủ khiến bạn muốn lên đường.

Vẻ đẹp hoang sơ của Hung Tụng - Ảnh: Ngọc Dương 

Từ Phong Nha - Kẻ Bàng, có thể đi theo đường Hồ Chí Minh để đến xã Tân Hóa và bắt đầu một hành trình khám phá bức tranh Hung Tụng đẹp mê hồn.

Dẻo cay bánh ướt mắm nêm

Đi ngang qua thị xã Ninh Hòa, đâu đâu cũng thấy những quán bánh ướt ven đường đông đúc.

Đặc trưng của bánh ướt xứ này là phải đợi. Già trẻ bé lớn, giàu có, khổ nghèo cũng nhẫn nại như nhau. Còn không đợi được, phải ra chợ ăn bánh ướt “cây”, cũng ngon nhưng không nóng. Tới lượt, mấy đứa nhỏ ra hỏi: “Cô/chú/anh/chị ăn nước hay nêm?”. Múc cho chén mắm có mỡ hẹ, miếng ớt, với đĩa xoài, ngồi chống đũa ngó cho đỡ ghiền nhé. 

Để làm ra đĩa bánh thiệt rất kỳ công. Bột phải nguyên chất, được xay từ gạo lúa cũ. Bánh tráng xong, tụi nhỏ nhanh tay trét mỡ hẹ, rưới tôm, mang ra bàn cho lẹ. 

Đậm đà chuối chát hầm xương

Chuối vốn là loại trái cây ngon, rẻ được trồng nhiều ở quê, hầu như trong vườn nhà ai ít nhiều cũng có nhiều cây chuối được trồng để lấy lá gói bánh và cho trái chín để cúng ông bà.

Đặc biệt những ngày trời se se lạnh, một tô canh chuối chát hầm xương nóng hổi có thể ăn với cơm hay bún đều được - Ảnh: Thanh Khang 

Có lẽ những ai quê ở miền Trung mới biết món ăn dân dã nhưng đầy hương vị đậm đà này. Một món ăn mà mỗi lần về quê mẹ vẫn hay nấu trong các dịp giỗ, tết hay cả những bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt là những ngày trời se se lạnh, một tô canh chuối chát hầm xương nóng hổi có thể ăn với cơm hay bún đều được.

Một lần thưởng thức miến ngan phố cổ

Lang thang phố cổ Hà Nội, mùi hương hấp dẫn của món miến ngan ở những quán nhỏ ven đường khiến không ít lữ khách phải dừng chân nán lại. 

Miến ngan khá phổ biến ở Hà Nội, được bán từ trưa đến tối với nước dùng ngọt thanh, cọng miến tinh tế. 

Miến ngan có vị ngọt thanh, giải nhiệt và bổ dưỡng 

Nước dùng là nước luộc ngan nhưng để có tô miến ngon đòi hỏi người nấu phải có nhiều kinh nghiệm.

4 thg 6, 2015

Xứ đạo Quy Hòa và những người nữ tu phục vụ bệnh nhân phong

Cuối thập niên 1920, linh mục Paul Maheu (1869-1931) đã tìm ra thung lũng Quy Hòa cách Quy Nhơn khoảng 5 km. Ông có tâm niệm tạo một không gian gián cách với thế giới bên ngoài để xây dựng khu điều trị bệnh phong. Trại phong Quy Hòa được thành lập năm 1929 do linh mục Paul Maheu và bác sĩ Le Moine (là người đứng đầu ngành y tế Quy Nhơn bấy giờ).

Toàn cảnh bệnh viện phong trước năm 1936

Đức Giám mục Tardieu (Đức Cha Phú) lúc bấy giờ là đại diện Tông Toà giáo phận Quy Nhơn đã có lời mời các nữ tu dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ đến Việt Nam phục vụ người phong tại Quy Hòa. Sr Bề trên Marie De Saint Michel đã mau mắn vui vẻ nhận lời. 

Lũng Pô, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt

Đối với những người ưa xê dịch, đam mê những chuyến đi, thì mỗi hành trình, mỗi điểm đến là một niềm tự hào, một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời. Đặc biệt nhất là những chuyến đi đến những vùng sâu, vùng xa hay những miền biên cương, địa đầu Tổ quốc. Lũng Pô là một điểm đến như thế. 

Lũng Pô hiện ra giữa điệp trùng núi non - Ảnh: Seiya 

Lũng Pô thuộc địa phận xã A Mú Xung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Tôi đến Lũng Pô lần đầu tiên vào đầu năm 2010, khi đó đường lên Lũng Pô vẫn đang làm dở, nhiều đoạn vừa nổ mìn, đất lở, đá hộc nằm ngổn ngang giữa đường, cheo leo, hiểm trở như thử thách bước chân của những kẻ lữ hành ưa lang thang khám phá. Có hôm trời mưa, đường trơn, bùn đất thì bám chặt vào bánh xe, không chạy nổi, khiến các chị em trong đoàn phải xuống vác ba lô, đồ đạc, còn các bạn nam phải giúp nhau đẩy từng chiếc xe qua đoạn lầy lội. Vất vả, gian nan là thế mà lòng vẫn vui và quá đỗi bồi hồi. 

Những chiếc giếng ở quê hương Thánh Gióng

Theo truyền thuyết, Thánh Gióng sinh ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ngày nay, nơi đây vẫn còn những giếng nước thiêng gắn với nhiều câu chuyện lý thú.

Đầu tiên phải kể đến giếng Miếu Ban (xóm Ban, Phù Đổng). Giếng nằm sau miếu, nơi thờ Thánh Mẫu. Giữa giếng có một gò đất nổi lên rộng chừng 30m2, xung quanh có rất nhiều cây lộc vừng xòe tán xuống mặt nước. 

Hấp dẫn bánh cuốn trứng Lạng Sơn

Với những sáng tạo riêng trong việc tráng bánh cũng như chế biến nước chấm..., người Lạng Sơn đã tạo ra thương hiệu bánh cuốn trứng xứ Lạng với những nét độc đáo và hấp dẫn riêng có. 

Bánh cuốn trứng Lạng Sơn đúng điệu phải ăn với giấm làm từ chuối chín cây và măng ớt Lạng Sơn - Ảnh: Iris Trương 

Cùng được tráng từ bột gạo tẻ trên nồi hấp như nhiều loại bánh cuốn khác của người Việt, nhưng bánh cuốn trứng Lạng Sơn khi làm khó hơn người ta tưởng rất nhiều.