6 thg 7, 2014

Sửng sốt trước “nhan sắc đỏ” của Suối Tiên, Mũi Né

Suối Tiên thuộc phường Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận) lâu nay được du khách thập phương đặt cho danh hiệu “bồng lai tiên cảnh” với sắc đỏ cam cực kỳ lạ mắt, không giống bất cứ dòng suối nào ở Việt Nam.

Để tới Suối Tiên, bạn hỏi thăm tới đường Huỳnh Thúc Kháng (phường Mũi Né, Phan Thiết), người dân sẽ chỉ cho bạn lối rẽ đi vào suối. Bạn có thể gửi xe, gửi luôn cả giày dép ở những nhà dân ở cạnh suối, để thoải mái lội chân trần khám phá danh thắng này

Cổ thạch xanh rêu

Tôi đến Cổ Thạch rất nhiều lần, vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Dĩ nhiên, ấn tượng lớn nhất của vùng biển này là những tảng đá hình thù kỳ dị trải dài theo bờ biển. Thế nhưng chưa lần nào tôi bắt gặp những tảng đá này phủ kín rêu xanh như những bức ảnh được giới thiệu trên Zing.vn

Biển xanh biếc, đá nhấp nhô, bãi sỏi 7 màu lung linh như những bức ảnh sau là những khung cảnh tôi đã từng quen biết

5 thg 7, 2014

Sỏi đá

Sỏi

Bãi sỏi ở Cổ Thạch được gọi là bãi sỏi bảy màu, vì các hòn sỏi ở đây có 7 màu khác nhau. Người ta chọn con số 7 vì nó có vẻ huyền bí, chứ thật ra sỏi ở đây có rất nhiều màu, có thể là 8, 9, 10, cũng có thể là 6.

Món ngon từ núm biển

Khoảng 4 - 5 giờ chiều, những chiếc thuyền bé nhỏ của ngư dân tại các làng chài ven biển Hội An (Quảng Nam) lại đồng loạt ra khơi, bắt đầu một chuyến mưu sinh mới giữa biển cả mênh mông. 

Ảnh: Thanh Ly 

Sau nhiều tiếng đồng hồ lênh đênh sóng nước, những chiếc thuyền cập bến. Lần lượt từng rổ cá nục, cá bánh lái, rồi ghẹ, tôm tít... được chuyển vội lên bờ. Có hôm lại trúng cả lưới núm (hay còn gọi là cúm núm) nặng trĩu, đấy là những ngày núm biển bước vào mùa - tầm tháng 4 đến tháng 6 âm lịch.

Bún mắm cua Gia Lai

Chị bạn tôi đang làm việc tại TP.HCM, mỗi khi được ai đó nhờ giới thiệu về mảnh đất Gia Lai chị đều kể với một trạng thái khá hào hứng, liệt kê từ văn hóa, con người đến các danh lam thắng cảnh. Đặc biệt đến cuối câu chuyện lúc nào chị cũng kèm lời “ghi chú” cùng một nụ cười khá bí hiểm: Đã đến quê mình nhất định phải ăn món bún mắm cua thối mới gọi là đến Gia Lai.

Tên món ăn này khiến tôi rất tò mò. Nó có... thối thật không, cách chế biến ra sao, vị của nó như thế nào? Những câu hỏi ấy chỉ được trả lời khi tôi đặt chân đến TP. Pleiku (Gia Lai), thưởng thức một trong những đặc sản phố núi này và quả thật nó khó ăn cực kỳ. 

Ảnh: Minh Úc 

Cổ kính cố đô Hoa Lư

Hoa Lư được chọn là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế năm 968.

Hơn 1.000 năm trước đây, năm 968, sau khi bình định 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, chọn Hoa Lư làm kinh đô. Sở dĩ Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư để định đô bởi nơi đây có vị trí vô cùng hiểm trở với hệ thống núi đá trùng điệp và hiểm trở làm tường thành, sông bao làm hào để phòng thủ quân sự. Vì thế, Hoa Lư còn được gọi là “kinh đô đá”. 

Cổng vào quần thể di tích cố đô Hoa Lư - "kinh đô đá".