22 thg 3, 2013

Xem chim ở Đất Mũi

Anh bạn người ngoại quốc đến tìm tôi, mang theo niềm băn khoăn không biết tìm nơi nào để trả hai con cò nhỏ mà anh vô tình có được về “nhà” của chúng. Thấy anh xót xa ngó hai con cò yếu ớt bị nhốt trong rọ, tôi tự nhủ không được ngại khó, phải đưa chúng, và cả người bạn yêu thiên nhiên này nữa, về đúng nơi được gọi là xứ sở của các loài chim...


Thả chim, bắt cá ở U Minh Hạ

6 giờ sáng, chiếc máy bay đưa chúng tôi từ phi trường Tân Sơn Nhất xuống sân bay Cà Mau. 6 giờ 50, hai du khách mang theo hai con cò hối hả đón xe ôm phóng thẳng ra bến tàu cao tốc để đi U Minh Hạ.

Ca nô lướt sóng giữa dòng sông rộng mênh mông, giữa tiếng rì rào của rặng tràm xanh mướt hai bên bờ. 45 phút sau, chúng tôi phải chuyển qua chiếc ghe chèo nhỏ bé thì mới có thể len lỏi giữa ngút ngàn đước xòe rễ ngoằn nghèo, gốc mắm xù xì và lềnh khênh tràm.

Bánh gừng

Bánh gừng có hình san hô. Ảnh: Cúc Tần 

Bánh gừng là món ăn chơi của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Nếu có dịp ghé các địa phương có người dân tộc này cư trú vào những ngày lễ tết của họ, như Chol Chnam Thmay (mừng năm mới), Prôn-chung-bân (thường gọi là Pithi Sen Dolta, ngày lễ cúng ông bà tổ tiên), Ok Om Bok (lễ cúng trăng)... du khách sẽ được thưởng thức hương vị bánh gừng, mà người Khmer gọi là Num-khơ-nhây.

Loại bánh truyền thống, đặc sắc này còn có mặt ngay cả trong những lễ lạc nhỏ, trong sinh hoạt giao tiếp quan trọng thường ngày, như đám làm phước, lễ dâng y, lễ dâng bông, đám hỏi, đám cưới… Khách đến nhà vừa nhai miếng bánh béo, giòn, thơm ngon, tan dần trên mặt lưỡi, nhấp ngụm trà nóng vừa bàn chuyện chùa chiền, vụ mùa, mua bán, hạnh phúc lứa đôi, ma chay… thật là thích thú. 


Làng tre Phú An

Bia đá khắc ghi vườn sưu tập tre Việt Nam. 

Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.

Cách trung tâm TPHCM khoảng 35km về phía bắc, nằm trong địa phận huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, làng tre Phú An được biết đến như một cơ sở nghiên cứu và thực nghiệm bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và xử lý môi trường bằng thực vật.


Măng Đen mở hội

Khi tiếng cồng khai hội do ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh gióng lên, rồi ngọn lửa thiêng của núi rừng bùng lên bởi các già làng là lúc Tuần lễ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Măng Đen lần thứ nhất diễn ra từ 16-18/3 đã chính thức được khai mạc tại đồi Đắk Ke, Khu du lịch sinh thái Măng Đen, xã Đắk Long, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum vào tối 16/3 vừa qua.

Lễ khai mạc có sự tham dự của hơn 300 nghệ nhân - đại diện cho 6 dân tộc Ba Na, Xê Đăng, Gia Rai, Giẻ Triêng, Bờ Râu, Rơ Mâm đang sinh sống tại 9 huyện, thành phố thuộc tỉnh Kon Tum. Đây là lần đầu tiên hàng ngàn đồng bào thuộc các dân tộc thiểu số tại huyện Kon Plong được đón xem và tham gia một lễ hội lớn ngay tại huyện nhà. Sau khi diễn ra đầy đủ các nghi thức truyền thống của các dân tộc, trong trang phục thổ cẩm huyền hoặc bên ánh lửa bập bùng, hàng chục thiếu nữ đồng bào các dân tộc với điệu múa xoang truyền thống theo giai điệu cồng chiêng đã làm đắm say tâm hồn hàng ngàn khán giả có mặt tại đêm hội. 

Lễ khai mạc có sự tham dự của hơn 300 nghệ nhân - đại diện cho 6 dân tộc đang sinh sống tại 9 huyện, thành phố thuộc tỉnh Kon Tum.

Thánh địa Cát Tiên

Thánh địa Cát Tiên thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, nằm trong một bồn địa rộng hàng trăm hecta và trải trên chiều dài khoảng 15km dọc theo hệ thống sông Đạ Đờn - Đồng Nai. Cho đến tận bây giờ, vẫn chưa thể xác định được ai là chủ nhân thật sự của nền văn hóa này.

Toàn bộ khu di tích này thuộc địa phận kéo dài từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ, trong đó mật độ di chỉ khảo cổ tập trung dày đặc ở khu vực xã Quảng Ngãi với 7 cụm gò đồi. Thánh địa Cát Tiên được phát hiện tình cờ trong một chuyến đi điền dã điều tra về dân tộc học của các cán bộ Bảo tàng Lâm Đồng tại vùng quê này vào năm 1985. Sau khi phát hiện, các nhà khảo cổ học gọi vùng đất này là "Thánh địa Cát Tiên".

Thánh địa Cát Tiên ở thôn 1, xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. (Ảnh: Lê Minh)

21 thg 3, 2013

Xứ "hạt lủng lẳng giữa trời"

Vừa tự hào vừa hơi lo, tôi dẫn người bạn Pháp Andre về thăm vùng quê nghèo Đồng Nai để giải đáp câu hỏi mà Andre không trả lời nổi: “Trái gì mà hạt lủng lẳng giữa trời?”. 


Tôi đưa Andre tới xứ điều bằng chuyến phà đi Cát Lái vào sáng sớm tinh mơ, khi đôi bờ sông Sài Gòn mới tỉnh giấc, lấp lánh ánh bình minh hồng rực phản chiếu muôn màu lộng lẫy.

Xế trưa, chúng tôi tới Đồng Nai và câu giải đáp cho Andre hiện ra ngay trước mắt: điều bạt ngàn muôn khu rừng bất tận, hàng loạt vườn điều lốm đốm trái đỏ vàng rực như hải đăng chấp chới giữa lùm lá xanh um.

20 thg 3, 2013

Nghe đàn trên sông

Khác với mọi lần lang thang khám phá bằng chiếc xe máy, lần này tôi tự cho mình thong dong hưởng thụ bằng đặt một tour du lịch sông nước miền Tây. Chuyến xe lăn bánh bỏ lại bao lo toan của những ngày làm việc mệt nhoài. Ngoài ô cửa kính, không gian phố thị dần thay bằng những hình ảnh làng quê thanh bình... 

Chỉ hai giờ sau, tôi đã ngồi trên chiếc tắc ráng xuôi dòng Cửu Long Giang khám phá các cồn Long, Lân, Quy, Phụng. Sóng đánh tung tóe hai bên mạn xuồng, gió thổi ào ạt và mát rượi, chạy dài hai bên bờ là những ngôi nhà mấp mé mặt nước rất đặc trưng của văn hóa miệt sông nước miền Tây. 

Chợ nổi Cái Răng


Ngôi đình cổ “độc nhất vô nhị” nằm trong lòng cây bồ đề

Với lối kiến trúc cổ từ hàng trăm năm nay, đình Tân Đông (xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) là một ngôi đình “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam bởi toàn bộ đình cổ được bao bọc bởi một cây bồ đề với hàng trăm búi rễ ôm trọn thân đình.

Đối với người dân ấp Gò Táo, xã Tân Đông, ngôi đình như báu vật, là trái tim của cả làng, cả xã.

Khi những ánh nắng yếu ớt cuối ngày của tiết trời tháng 3 đang còn hắt xuống mái đình, chúng tôi - những vị khách lần đầu tiên đặt chân tới ngôi đình không khỏi ngỡ ngàng và bị lôi cuốn bởi nét hoang sơ, cổ kính cũng như được “mục sở thị” những chùm rễ lớn nhỏ của hai cây bồ đề mọc ngay trên hai góc ngôi đình tủa ra quấn chặt lấy những cây cột, bức tường như để bảo vệ cho ngôi đình từ hàng chục năm nay.

Đình cổ trong lòng cây bồ đề - báu vật của xã Tân Đông


19 thg 3, 2013

Khám phá “đường sắt trên không” sang Lào

Đi trên đường Hồ Chí Minh qua địa phận xã Lâm Hóa và Thanh Hóa (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) thỉnh thoảng lại bắt gặp giữa rừng sâu vài trụ bêtông lớn bám đầy rêu phong.
Đó là vết tích tuyến đường sắt trên cao người Pháp đã xây dựng cách nay hơn 80 năm để vận chuyển tài nguyên từ Trung Lào về VN. 



Những trụ bêtông của “đường sắt trên không” tại khu vực đồi Cầu Trập - Ảnh: M.Văn

Những vết tích gợi biết bao nỗi niềm thời xa xưa đã thôi thúc chúng tôi làm một hành trình khám phá với điểm xuất phát từ Đồng Hới lên phía tây bắc.


Xuôi sông Năng thăm động Puông và thác Đầu Đẳng

Nằm trong khu vực Vườn quốc gia Ba Bể, động Puông và thác Đầu Đẳng là hai thắng cảnh xinh đẹp mà giới yêu thích du lịch khám phá miền Bắc luôn muốn được đặt chân tới. Giữa cảnh núi non hùng vĩ còn hoang sơ, hai điểm đến này như đưa người ta vào một thế giới rất riêng của sông nước và đại ngàn.

Thuyền xuôi sông Năng

Động Puông nằm trên dòng sông Năng thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm thị trấn Chợ Rã khoảng năm cây số. Động dài 300 mét, cao hơn 30 mét với các vách đá đứng và nhiều nhũ đá có nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau, được hình thành khi con sông Năng chảy xuyên qua bên dưới núi đá vôi Lũng Nham.