6 thg 2, 2013

Ruộng bậc thang Sa Pa – Một trong những kì quan ruộng bậc thang thế giới

Tạp chí du lịch Travel and Leisure (Mỹ) vừa công bố 7 khu ruộng bậc thang đẹp, kỳ vỹ nhất châu Á và thế giới do bạn đọc của tạp chí này bình chọn, trong đó có tên Sa Pa của tỉnh Lào Cai (Việt Nam). 

Bảy ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới gồm: Banaue (Philippin); Yuangyang (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc); Ubud (Ba li, Inđônêxia); Annapurna (Nê pan); Mae Rim (Chiềng Mai, Thái Lan); Sa Pa (tỉnh Lào Cai, Việt Nam ) và Long ji (Quế Lâm, Trung Quốc). Giới thiệu về ruộng bậc thang và vùng du lịch Sa Pa nổi tiếng của Việt Nam, Travel and Leisure viết: "Với cảnh quan tuyệt vời trông giống như chiếc thang leo lên bầu trời của những thửa ruộng bậc thang, Sa Pa đã trở thành một trong những điểm thu hút du khách của Việt Nam . Du khách tham gia hành trình bằng xe lửa từ Hà Nội lên thành phố Lào Cai rồi đi ô tô vào thăm khu du lịch Sa Pa, trước khi ngoạn cảnh những đồng lúa vào mùa và chiêm ngưỡng những cô gái Mông, Dao… với trang phục đầy màu sắc và hiếu khách".



Thành đá nhà Hồ

Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành Tây Giai) thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, ở phía Tây thành phố Thanh Hóa. Với hơn 600 tuổi, trải bao mưa nắng, biến cố thăng trầm lịch sử, tòa thành đá này trở thành một chứng tích văn hóa, lịch sử, kiến trúc... đặc biệt của Việt Nam. 

Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành Tây Giai) thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, ở phía Tây thành phố Thanh Hóa. Với hơn 600 tuổi, trải bao mưa nắng, biến cố thăng trầm lịch sử, tòa thành đá này trở thành một chứng tích văn hóa, lịch sử, kiến trúc... đặc biệt của Việt Nam. 

Thành nhà Hồ do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là Tể tướng - xây dựng vào năm 1397. Tương truyền thành này chỉ xây có ba tháng thì xong.


Ngày xưa, phía bên ngoài tường thành là hào thành với hệ thống kênh, lũy tre bao bọc, mang đậm dấu ấn kiến trúc làng xã của người Việt. Ngày nay nó đã biến đổi thành những cánh đồng cỏ thuận tiện cho việc chăn nuôi.

100 năm Nhà hát lớn Hà Nội

Năm 2011, Nhà hát lớn Hà Nội tròn 100 năm tuổi. Trải qua một thế kỉ với biết bao thăng trầm của thời cuộc nhưng công trình này vẫn tồn tại vững bền, trở thành một địa chỉ văn hóa lớn và một công trình kiến trúc đẹp của Hà Nội nghìn năm tuổi.

Vào những năm đầu của thế kỉ XX, để phục vụ cho nhu cầu làm việc và giải trí của giới chức cầm quyền người Pháp ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam, các kiến trúc sư người Pháp đã cho xây dựng ở Hà Nội nhiều tòa công sở và công trình kiến trúc hoa mĩ, tráng lệ, trong đó có Nhà hát lớn Hà Nội.

Năm 1899, dưới sự chủ tọa của viên công sứ Hà Nội là Richard, Hội đồng thành phố Hà Nội lúc bấy giờ đã đề nghị lên Toàn quyền Fourer cho xây dựng một nhà hát tại Hà Nội. Vị trí được chọn để xây dựng nhà hát thuộc đất của 2 làng Thạch Tần và Tây Luông, thuộc tổng Phúc Lân, huyện Thọ Xương.

Nhà hát lớn Hà Nội lung linh trong đêm.

Ngoạn cảnh chùa Ve Chai

Cuộc hành trình giữa bạt ngàn thông xanh, giữa mênh mông các vườn rau và hoa của chuyến tàu cổ từ ga Đà Lạt đến Trại Mát dài 7km mà chúng tôi đã từng có dịp giới thiệu trong bài viết về hành trình du lịch trên chuyến tàu cổ ở Đà Lạt gần đây sẽ đưa du khách đến với chùa Linh Phước, ngôi chùa độc đáo còn có tên gọi dân dã là chùa Ve Chai với hàng ngàn, hàng vạn mảnh chai, mảnh sành được khảm một cách tinh xảo. 

Chùa Linh Phước được xây dựng vào năm 1949 bởi một số tăng ni, phật tử theo hệ phái Bắc Tông quê ở Thừa Thiên - Huế, đến năm 1952 thì hoàn thành. Tuy vậy, mọi người chỉ bắt đầu biết đến ngôi chùa nhiều hơn kể từ năm 1990, khi sư trụ trì Đại đức Thích Tâm Vị cho trùng tu lại toàn bộ kiến trúc và xây dựng thêm nhiều công trình mới. 

Chùa Linh Phước được xây dựng nhờ công đức của các tăng ni, Phật tử theo hệ phái Bắc Tông quê ở Thừa Thiên - Huế.

Vĩnh Tràng cổ tự

Chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở miền Tây Nam Bộ. Chùa tọa lạc tại xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Sau bao biến thiên của thời gian và thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa vẫn đứng sừng sững với vẻ uy nghi riêng của mình. 

Vào khoảng đầu thế kỷ XIX, sau khi cáo quan, tri huyện Bùi Công Đạt phát tâm nguyện xây cất một thảo am để tu dưỡng tinh thần. Sau khi ông mất, hòa thượng Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) đã về đây trụ trì đã vận động tín đồ xây dựng thành ngôi đại tự với tên Vĩnh Trường, hoàn thành năm Canh Tuất (1849). Về sau không biết từ khi nào người ta gọi chệch thành Vĩnh Tràng.


Tháng 4 năm 1861, khi người Pháp đánh chiếm Định Tường (tên gọi xưa của tỉnh Tiền Giang), chùa bị hư hỏng nặng. Qua nhiều lần sửa chữa, đến năm 1907, hòa thượng Chánh Hậu đã cho trùng tu toàn bộ và ngôi chùa có diện mạo như ngày hôm nay.

Điều đầu tiên hấp dẫn du khách khi đến viếng thăm chùa là vẻ đẹp tráng lệ của hai cổng tam quan do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện vào năm 1933. Khác với những ngôi chùa truyền thống, hai cổng này được xây dựng theo lối cổ lầu. Nét độc đáo của hai cổng tam quan thể hiện ở nghệ thuật ghép mảnh sành, mảnh sứ tạo nên những bức tranh lung linh nhiều màu sắc về chủ đề sự tích nhà Phật và chuyện dân gian…

Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang.

Tháp Chăm Bình Định

Nhà nước Chămpa cổ đại hình thành từ đầu Công nguyên và phát triển rực rỡ nhất vào khoảng thế kỉ X - XV. Và Bình Định được biết đến như một địa danh giữ vai trò trung tâm của nhà nước Chămpa cổ đại với một nền văn hóa phát triển rực rỡ. Dấu tích văn hóa Chămpa thời kì này còn lưu giữ đến ngày nay, điển hình là quần thể 14 tháp Chăm cổ xưa. Giữa nắng gió miền Trung, những ngôi tháp Chăm nghìn năm tuổi đầy huyền bí vẫn sừng sững in bóng trên nền trời xanh biếc.

Trong Ấn Độ giáo, tháp Chăm là một dạng kiến trúc tiêu biểu của Bà La Môn giáo với đỉnh nhọn, biểu tượng của ngọn núi Mêru thần thoại, nơi ngự của các vị thần. Quá trình trị vì đất nước, các triều đại Chămpa cổ đã cho xây dựng nhiều đền đài, đến nay còn tồn tại một số dạng kiến trúc đền đài là các tháp Chăm. Điển hình như các tháp Chăm ở Bình Định được xây dựng từ thế kỉ thứ XI đến thế kỉ thứ XV. Đây là một dạng kiến trúc tôn giáo mang bản sắc rất riêng của dân tộc Chămpa, đồng thời chịu ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo.

Theo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, về kiến trúc, tháp Chăm Bình Định được thiết kế hoành tráng, có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, được xây dựng tập trung chủ yếu ở thành phố Quy Nhơn và 3 huyện Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn trong khu vực thành Đồ Bàn, kinh đô cuối cùng của vương quốc Chămpa cổ đại.


Tháp Bình Lâm ở thôn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
hiện là ngôi tháp Chăm duy nhất nằm giữa khu dân cư. (Ảnh: Lê Minh)

5 thg 2, 2013

Điêu khắc cổ Champa

Một thời kỳ vàng son của đế chế VIJAYA- Vương quốc Champa kéo dài gần 500 năm từ thế kỷ XI đến nửa sau thế kỷ XV đã để lại vùng đất Bình Định ngày nay những di sản điêu khắc vô giá.

Trong số 150 tác phẩm điêu khắc cổ Champa hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Bình Định, phần lớn được tìm thấy ở gò Tháp Mẫm (xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định). Các nghệ sĩ điêu khắc Champa bằng bàn tay tài hoa, điêu luyện đã biến những khối đá và đất nung vô hồn thành những hình tượng thần, người, thú phù hợp với tâm thức của người Chăm bản địa. Các tác phẩm nói chung thấm đẫm ảnh hưởng phong cách văn hóa Ấn Độ giáo với hệ thống tam vị nhất thể (Brahma - Vishnu - Shiva) cùng vô vàn thần linh, tu sĩ, vũ nữ…

Một góc trưng bày các tác phẩm điêu khắc cổ Champa của Bảo tàng Tổng hợp Bình Định. Ảnh: Lê Minh 

Lăng Ông Bà Chiểu

Lăng Ông Bà Chiểu (Tp. Hồ Chí Minh) là nơi chôn cất Tả quân Lê Văn Duyệt, vị Tổng trấn thành Gia Định ở thế kỷ 19, nay được Chính phủ công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Đây không chỉ là khu di tích kiến trúc có giá trị nghệ thuật mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam mà còn là niềm tự hào của người dân Nam bộ. 

Lăng Ông Bà Chiểu hay còn gọi là Lăng Ông, là cách gọi phổ biến của người dân địa phương đối với miếu Thượng Công, nơi thờ Đức Thượng Công, danh xưng dân gian phong cho Tả quân Lê Văn Duyệt.

Lăng nằm ngay khu vực ngã ba Bà Chiểu, xưa thuộc làng Hoà Bình, tỉnh Gia Định, nên nhắc đến Lăng Ông thường đi đôi với địa danh Bà Chiểu. Ngày nay, khu lăng mộ với diện tích còn lại khoảng 18.500 m2 toạ lạc uy nghi giữa giao điểm của bốn con đường thuộc khu vực quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Xung quanh có thêm khuôn viên thoáng đãng, xanh mát mở ra một không gian sinh hoạt công cộng lí tưởng dành cho người dân.


Khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc nằm ở TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là công trình ghi ơn một nhà nho yêu nước và là thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khu di tích Cụ Nguyễn Sinh Sắc (Khu di tích) là một quần thể kiến trúc văn hoá được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng ngày 09/4/1992. Ngày 2/12 vừa qua, tại TP Cao Lãnh, nhân lễ giỗ lần thứ 81 Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (27/10 Âm lịch), tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức Lễ khánh thành công trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích. 

Lăng Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (nhìn từ phía hồ sen) mang dáng hình của một cánh hoa sen cách điệu.

4 thg 2, 2013

Cuối năm đi chợ đồ cổ

Chợ đồ cổ Hà Nội mỗi năm chỉ họp một lần từ 20 đến 30 tháng Chạp tại phố Hàng Mã. Chính trong thời khắc chuẩn bị đón Tết Nguyên đán nên tâm trạng của người đến chợ ai ai cũng đều háo hức lạ thường. 

Đến đây dường như ai cũng có cái cảm giác như đi trong một khu trưng bày triển lãm cổ vật, bởi thứ gì cũng có, từ những thứ như tượng, tiền cổ, đèn dầu, máy nghe hát, chum, bình, chậu, chóe... cho đến những thứ bình dị trong cuộc sống hàng ngày như bát, đũa, dao, nĩa... đều được người ta đem ra bày bán. 

Phiên chợ đồ cổ là điểm đến thích thú của những cụ già để tìm lại kỉ niệm xưa.