4 thg 7, 2017

Đám cưới người Gia Rai

Có dân số đông nhất ở Tây Nguyên và tập trung sinh sống chủ yếu ở tỉnh Gia Lai, người Gia Rai là dân tộc theo truyền thống mẫu hệ. Người con gái dân tộc Gia Rai chủ động trong hôn nhân từ lựa chọn người mình yêu cho đến việc nhà gái là địa điểm thực hiện nghi thức hôn lễ. 

Người con gái Gia Rai khi đến tuổi trưởng thành thường nhắm cho mình một chàng trai để yêu thương. Qua ông mối, cô gái sẽ gửi một chiếc vòng tay để trao lời tỏ tình. Nếu không ưng, chàng trai chỉ xem vòng một lúc rồi trả lại cho ông mối. Khi cô gái vẫn tiếp tục đeo đuổi, cô lại nhờ ông mối đến gặp để trao vòng cho chàng trai hai, ba lần đến khi không còn hy vọng nữa mới thôi. Nếu ưng thuận, người con trai sẽ nhận vòng. Lúc ấy ông mối sẽ là người chứng giám và cũng là người dặn dò đôi bạn trẻ những công việc phải làm trong lễ cưới.

Để chuẩn bị cho đám cưới, nhà gái phải sắm đầy đủ rượu cần, đồ lễ, đồ ăn theo phong tục truyền thống. Vào ngày tốt lành, nhà trai qua nhà gái làm lễ thành hôn. Cô dâu sẽ thay mặt nhà gái tặng một món đồ vật là quần áo cho nhà trai thể hiện sự biết ơn với công sinh thành.

Theo truyền thống mẫu hệ, người con gái Gia Rai chủ động từ lựa chọn người mình yêu, chủ động trong hôn nhân.

3 thg 7, 2017

Bát Bửu Phật Đài - vì sao là Phật cô đơn?

Ở ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh có một nơi mà người dân gọi là chùa Phật Cô Đơn, nơi này nổi tiếng thiêng liêng nên rất nhiều người đến khấn cầu, nhất là cầu duyên. Dĩ nhiên, tên Phật cô đơn chỉ là tên gọi dân gian chớ không phải tên chính thức nhưng mà thông dụng hơn tên thiệt nhiều. Công nhận là dân gian vui tính thiệt, Phật mà kêu là... cô đơn, nghe nó... mùi mẫn làm sao á! 

Tên đúng của nơi này là Bát Bửu Phật Đài. Phật đài, chớ không phải chùa, vì đúng là nơi này không có ngôi chùa nào hết, dù rằng dân mình cứ quen miệng hễ thấy Phật là gọi chùa. Vậy tóm lại là trong tên chùa Phật cô đơn chỉ đúng có một chữ Phật thôi, chớ không phải chùa, không phải cô đơn.

Bát Bửu Phật đài năm 1990 - Ảnh: Võ văn Tường

Mùa chim làm tổ trên hòn đảo hình chiếc hài ở Bình Thuận

Đảo Hòn Hải còn có tên là Hòn Hài vì hình dáng của hòn đảo nhìn từ phía xa trông giống như chiếc hài

Tuy gọi là đảo nhưng Hòn Hải chỉ là một khối đá khổng lồ nằm giữa biển khơi, không có người dân ở tập trung như những đảo khác. Trên đảo không có nước ngọt, để có nước sinh hoạt phải mua từ đảo Phú Quý chở ra với chi phí vận chuyển đắt đỏ. 

Quán cà phê dưới những tán cây cổ thụ ở Sài Gòn

Chủ quán cà phê đã giữ lại những cây cổ thụ trên phần đất xây dựng thay vì chặt bỏ để tạo không gian xanh cho du khách.

Lần đầu bước vào Du Miên Garden Café (đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp), nhiều người bất ngờ vì trong phố lại có một quán cà phê thoáng rộng, có 4 cây cổ thụ cỡ vài chục năm tuổi, đang sống chung hài hòa cùng kiến trúc mới. 

Vẻ đẹp của hồ Núi Cốc

Là điểm du lịch nổi tiếng của Thái Nguyên, hồ Núi Cốc thu hút mọi người nhờ vẻ đẹp thanh bình, yên ả cùng nhiều điểm tham quan.

Núi Cốc là hồ nước ngọt nhân tạo, hình thành sau khi đập ngăn sông Công được xây dựng từ năm 1973 đến 1982. Hồ có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 12.000 ha đất, giảm nhẹ lũ hạ lưu sông Cầu, đáp ứng dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi cá. Ảnh: Honuicoc. 

Bãi Đông - điểm đến mới nổi hút khách ở Thanh Hóa

Biển xanh, cát vàng, khung cảnh hoang sơ, hải sản ngon rẻ khiến Bãi Đông, Thanh Hóa là lựa chọn của nhiều du khách dịp hè.

Bãi Đông thuộc bán đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, cách TP Thanh Hóa khoảng 60 km, là điểm đến mới nổi trong hè này. Mỗi dịp cuối tuần có rất đông du khách từ các tỉnh phía bắc đến đây.