Hưng Yên – “vương quốc” nhãn lồng
4 thg 3, 2016
“Nhãn tiến vua”, đặc sản Hưng Yên
3 thg 3, 2016
Lạng Sơn tưng bừng lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
Là một trong những lễ hội quy mô lớn và dài nhất tại thành phố Lạng Sơn, lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham dự.
Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ diễn ra từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Năm nay, lễ hội này được đón bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Lạ lẫm kiểu úp mặt, chúi đầu xuống nước bắn cá
Với chiếc kính kiểu thợ lặn cùng khẩu súng tự tạo thô sơ, độc đáo, những chàng trai Sán Chỉ ở xã Hưng Đạo (Bảo Lạc, Cao Bằng) vẫn thường xuyên lội dọc các con sông, suối bắt cá cải thiện bữa ăn cho gia đình.
Đặng Văn Phong (22 tuổi) cho biết, kiểu bắt cá này không biết xuất hiện từ bao giờ, thực tế Phong cũng như những trai tráng Sán Chỉ được truyền lại cách này từ cha, ông mình.
Mùa đông, nước cạn cùng với tiết trời lạnh nên việc săn bắn cá khó khăn hơn nên chỉ những hôm trời nắng nhóm thanh thiếu niên mới rủ nhau đi bắn cá.
Đặng Văn Phong (22 tuổi) cho biết, kiểu bắt cá này không biết xuất hiện từ bao giờ, thực tế Phong cũng như những trai tráng Sán Chỉ được truyền lại cách này từ cha, ông mình.
Mùa đông, nước cạn cùng với tiết trời lạnh nên việc săn bắn cá khó khăn hơn nên chỉ những hôm trời nắng nhóm thanh thiếu niên mới rủ nhau đi bắn cá.
Cảnh bắt cá lạ lùng này thường xuyên bắt gặp trên con suối chạy ven quốc lộ 34 nối liền tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, đoạn qua huyện Bảo Lạc.
Kỳ thú Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Min Min Tun (Myanmar) lần đầu đến Việt Nam du lịch, nghe giới thiệu Bảo tàng dân tộc học Việt Nam là bảo tàng đứng thứ 4 trong top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất Châu Á do trang web uy tín về du lịch TripAdvisor bình chọn năm 2014. Khi đặt chân vào không gian Bảo tàng, Tun như được nhìn thấy những nét văn hóa đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam và Đông Nam Á tái hiện tại đây.
Min Min Tun bước vào bên trong tòa Trống Đồng với không gian trưng bày, giới thiệu về 54 dân tộc ở Việt Nam trải rộng trên 2 tầng với sự bố trí nội dung tham quan rất logic. Bước vào tầng 1, Tun được tìm hiểu khái quát về các dân tộc Việt Nam thông qua bản đồ vùng cư trú. Sau đó, Tun đi tham quan từng nhóm dân tộc như người Việt, người Dao, người Mông … thông qua những hiện vật, hình ảnh và video minh họa sinh động. Những hiện vật đẹp mắt, được trưng bày rất chăm chút như quần áo người dân tộc, đồ nghề thủ công, các mô hình về lễ nghi, ma chay, cưới hỏi, nghề truyền thống được dựng lại với đầy đầy đủ.
Min Min Tun bước vào bên trong tòa Trống Đồng với không gian trưng bày, giới thiệu về 54 dân tộc ở Việt Nam trải rộng trên 2 tầng với sự bố trí nội dung tham quan rất logic. Bước vào tầng 1, Tun được tìm hiểu khái quát về các dân tộc Việt Nam thông qua bản đồ vùng cư trú. Sau đó, Tun đi tham quan từng nhóm dân tộc như người Việt, người Dao, người Mông … thông qua những hiện vật, hình ảnh và video minh họa sinh động. Những hiện vật đẹp mắt, được trưng bày rất chăm chút như quần áo người dân tộc, đồ nghề thủ công, các mô hình về lễ nghi, ma chay, cưới hỏi, nghề truyền thống được dựng lại với đầy đầy đủ.
Bảo tàng Đông Nam Á nằm trong khuôn viên của bảo tàng Dân tộc học. Bảo tàng giúp cho du khách có cái nhìn cận cảnh hơn về văn hóa của các dân tộc ở Đông Nam Á.
2 thg 3, 2016
Mê hoặc U Minh Thượng
Theo Tổ chức Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên WWF, Vườn quốc gia U Minh Thượng của Việt Nam vừa được Công ước Ramsar trao bằng công nhận là khu Ramsar của thế giới.
Chim điên điển - Ảnh của VQG U Minh Thượng
Ramsar là công ước quốc tế về bảo tồn, sử dụng hợp lý các vùng đất ngập nước và công nhận các chức năng sinh thái nền tảng, các giá trị giải trí, khoa học, văn hóa, kinh tế của các sinh cảnh. Ghi tên rừng U Minh lên bản đồ Ramsar thế giới, đồng nghĩa với việc khẳng định cam kết trong công tác bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học quan trọng của một khu đất ngập nước đặc biệt: sinh cảnh rừng tràm trên đất than bùn cùng với sự đa dạng các loài thực vật, chim, thú, bò sát và cá.
Tháng 3 nhớ mùa ốc lễ
Món ốc này chỉ có ở miền Trung. Sau Tết âm lịch, bắt đầu “nở rộ” những gánh hàng rong, điểm bán ốc lễ ở phiên chợ quê.
Đây là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều bà nội trợ và cả bọn "trẻ trâu" quê tôi. Bởi những con ốc nhỏ xíu, chưa bằng đầu ngón tay, chỉ những khi vào mùa thì mới có ốc to hơn một tí. Nên với ốc lễ nhỏ thì ăn rất mất công, thịt ốc bé tẹo, chỉ có vị béo và ngọt, thơm thì vẫn như thế.
Ở quê tôi một lon ốc lễ chỉ khoảng 5 đến 10 ngàn đồng tùy loại lớn, nhỏ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)