24 thg 11, 2015

Giòn rụm bánh mì xíu mại, thịt ba chỉ Ninh Hòa

Hơn hai mươi năm trước, bữa sáng của đứa trẻ Ninh Hòa thường là tô cơm nguội với ít cá dính nồi đêm qua sót lại, kèm ca nước giếng ngọt lành. Xách cặp đi học tới trưa về ăn cơm là vừa kịp đói. 

Đứa nào khá giả, được ba má cho năm trăm mua xôi bắp hay đậu đen gói trong lá chuối với cái muỗng lá dừa, rắc chút muối mè thơm lừng lựng. Còn không thì ổ bánh mì một ngàn có thịt, xíu mại, dưa leo, hành ngò kèm chút xì dầu (năm trăm thì chỉ chan nước béo) bán khắp cùng phố thị. 

Bữa nào cũng nhiêu đó, hết xôi đậu tới bánh mì, rồi chuyển qua bánh mì tới xôi đậu, nhưng chẳng bao giờ thấy ngán. Sau này khôn lớn, học giỏi thành tài, đi năm châu bốn biển, ăn đủ món Tây Tàu, cứ hay nhớ tới ổ bánh mì huyền thoại. 

Hàng bánh của chị quanh năm im ắng bên góc đường, căng tấm bạt che cái nắng bưng đầu, hay cơn mưa dầm dề rả rích. Chị đội nón hoa, ngồi sau cái bàn trải tấm nhựa bạc màu nắng gió. Bên trên là xoong thịt, xíu mại, nước sốt, rổ hành ngò, dưa leo, hũ ớt sim và chai xì dầu. Bên hông để giỏ bánh với lò than âm ấm phủ đầy tro, hơ bánh mì giòn rụm. 

Nơi ngã ba biên giới

Trên đất nước ta chỉ có hai tỉnh nằm ở điểm giáp ranh 3 biên giới là Ðiện Biên và Kon Tum. Ở Ðiện Biên là bản A Pa Chải của bà con dân tộc Hà Nhì, thuộc xã Xín Mần huyện Mường Nhé (giáp Lào và Trung Quốc). Ở Kon Tum là buôn I ệc của đồng bào dân tộc Ka Dong, thuộc xã Bờ Y huyện Ngọc Hồi (giáp Lào và Campuchia).

Tại đây có ngã ba Đông Dương (cũng gọi là ngã ba Tam biên) nổi tiếng. Đường 40 trên đất Việt Nam đến đây chia về hai hướng, sang tỉnh Atôpơ - Lào và tỉnh Ratanakiri - Campuchia. Nơi đây còn được biết đến như là cái “túi bom” của toàn vùng Đông Dương dưới sức mạnh của “uy lực không lực Hoa Kỳ” trong thời kháng chiến chống Mỹ.

Cột mốc ngã ba biên giới.

23 thg 11, 2015

Bồng bềnh Tây Thiên Tam Đảo

Cách Hà Nội khoảng 65 km với hơn một giờ đi xe về phía tây bắc, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đang là điểm du lịch hấp dẫn du khách từ Hà Nội và các vùng phụ cận.


Trước khi đến thị trấn Tam Đảo mờ sương, du khách không quên khám phá danh thắng Tây Thiên (thôn Đông Lộ, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo) là quần thể văn hóa du lịch tổng hợp đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1991. 

Lùng Khúy, đệ nhất hang động trên cao nguyên Đồng Văn

Hang Lùng Khúy nằm ở thôn Lùng khúy, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ (Hà Giang), nằm cách trung tâm thị trấn Tam Sơn hơn 10km. Vào dịp lễ hội tam giác mạch vừa qua, huyện Quản Bạ cũng đã chính thức cho phép du khách vào tham quan 'đệ nhất hang động' trên cao nguyên đá này.

Con đường đất dài hơn một cây số được tu sửa lại dẫn thẳng lên tận hang Lùng Khúy 

Bãi biển nơi địa đầu tổ quốc

Với nhiều cái nhất như: bãi biển đầu tiên trên bản đồ đất nước; bãi biển dài nhất Việt Nam; bãi biển gần biên giới nhất; bãi biển nguyên sơ nhất; bãi biển lãng mạn nhất… đã khiến chúng tôi tò mò khám phá bãi biển Trà Cổ (Tp. Móng Cái, Quảng Ninh).

Theo chỉ dẫn của cuốn cẩm nang du lịch Móng Cái 2015, chúng tôi quyết định khám phá biển Trà Cổ theo như lời giới thiệu là có nhiều “cái nhất” nhất của Việt Nam. Cuốn cẩm nang này là một “hướng dẫn viên” du lịch thuận lợi cho những người lần đầu tiên đặt chân đến mảnh đất vùng biên này.

Hành trình của chúng tôi đến biển Trà Cổ được bắt đầu từ 5h sáng. Biển Trà Cổ cách trung tâm Tp. Móng Cái hơn 10 km về phía Đông Bắc. Bởi vậy, chúng tôi đã lựa chọn xe buýt là phương tiện để di chuyển đến đây. Từ tuyến xe buýt Km15 (Trung tâm thành phố Móng Cái), chúng tôi chỉ mất chi phí 10.000 VNĐ/ người/lượt là có thể đặt chân đến được khu du lịch Trà Cổ - Bình Ngọc, đó cũng là lúc những tia nắng bình minh sẽ bắt đầu nhô lên từ bãi biển đầu tiên trên bản đồ hình chữ S này.

Bãi biển Trà Cổ được coi là bãi biển dài nhất Việt Nam với chiều dài 17 km.

22 thg 11, 2015

Thăm căn cứ dưới tán rừng Xẻo Quýt

Dưới những tán rừng tràm mênh mông ở Xẻo Quýt là một căn cứ quân sự bí mật của người dân Đồng Tháp trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Giờ đây, những di tích này đã trở thành một một điểm tham quan ẩn chứa nhiều điều thú vị. 

Khu di tích Xẻo Quít thuộc địa phận hai xã Mỹ Long và Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có diện tích gần 50ha, trong đó 20ha là rừng tràm nguyên sinh từng là căn cứ địa trong kháng chiến chống Mỹ (giai đoạn 1960 – 1975) với nhiều công trình hạng mục được xây dựng bí mật.

Xẻo Quít có một hệ thống kênh rạch dày đặc, len lỏi trong cánh rừng tràm ngập nước tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy độc đáo, đồng thời giúp kết nối các hầm hào, công sự, lán trại làm việc…trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Rừng tràm hơn 50 tuổi với hệ thống cây và dây leo chằng chịt tạo nên một hệ sinh thái đa dạng, hoang sơ trong khu di tích. Ảnh: Lê Minh