18 thg 7, 2024

Có một thảo nguyên xanh giữa lòng Mèo Vạc

Cùng với Thung lũng xã Sủng Là (huyện Đồng Văn), thung lũng xã Pả Vi (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) được ví như một thảo nguyên xanh trên miền Cao nguyên đá Đồng Văn.

Thung lũng xã Pả Vi. (Ảnh TL)

Nằm dọc theo Quốc lộ 4C, chạy từ chân đèo Mã Pì Lèng về thị trấn Mèo Vạc, thung lũng xã Pả Vi (hay còn gọi là thảo nguyên xã Pả Vi) thuộc địa phận hai thôn Pả Vi Hạ và Pả Vi Thượng. Tuy diện tích khiêm tốn (chiều dài khoảng 5 km, chiều rộng 500 m) nhưng lại nổi bật bởi khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

Phát huy vẻ đẹp tường rào đá của người Mông

Đến Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, du khách đều ngỡ ngàng, thích thú khi được ngắm nhìn những bức tường rào bằng đá bao quanh những ngôi nhà của người Mông. Nét đẹp văn hóa này không chỉ trở thành điểm check in ấn tượng của khách du lịch mà còn đi vào thơ ca, phim ảnh, tạo nên “thương hiệu” du lịch cho vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang với kiến trúc nhà trình tường, mái lợp ngói âm dương và bao quanh tường rào đá. Ảnh: Quỳnh Lưu

Khám phá cung đường xuyên đảo Cát Bà

Cung đường xuyên đảo Cát Bà, Cát Hải, TP. Hải Phòng dài khoảng 20 km, uốn lượn men theo bờ biển tràn ngập sắc hoa hiện đang trở thành địa điểm trải nghiệm thu hút rất đông du khách khi đến với quần đảo Cát Bà.

Đường xuyên đảo đẹp uốn lượn men theo bờ biển đưa du khách ra với quần đảo Cát Bà. Ảnh: Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam

Cát Bà, hòn đảo lớn thứ ba Việt Nam, nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ, hang động kỳ vĩ và hệ sinh thái đa dạng. Một trong những trải nghiệm du lịch không thể bỏ qua khi đến Cát Bà là khám phá cung đường xuyên đảo. Đây được coi là cung đường ven biển đẹp nhất miền Bắc, uốn lượn men theo triền núi, mang đến cho du khách những khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và những trải nghiệm khó quên.

Hiếu Lăng – nơi an nghỉ của vị hoàng đế thứ hai nhà Nguyễn

Vua Minh Mạng là vị hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn. Ông là người có công lớn trong việc mở mang bờ cõi, phát triển thủy binh, khẳng định chủ quyền biển đảo của nước ta. Sau khi băng hà, thi hài ông được an táng tại Hiếu Lăng, một công trình bề thế có giá trị đặc biệt về mặt kiến trúc, mĩ thuật, văn hóa và lịch sử của thời nhà Nguyễn.

Vẻ đẹp cổ kính của Bi Đình (nhà bia) trong Hiếu Lăng. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Vua Minh Mạng tên thật là Nguyễn Phúc Đảm, con thứ tư của vua Gia Long (vị vua sáng lập nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam). Ông sinh năm 1791, mất năm 1841, thọ 49 tuổi; lên ngôi năm 1820, tại vị được 20 năm 341 ngày.

Ngọt thơm mít ngào

Món mít ngào bây giờ khá xa lạ với nhiều người. Nhưng với người Quảng Ngãi trước đây, mít ngào là món ăn rất đỗi thân quen mỗi khi mùa hè về.

Trong truyền thống ẩm thực Quảng Ngãi, trái mít rất quen thuộc, có thể làm thành nhiều món ăn. Mít non chấm muối ớt là món ăn dân dã khó phai trong ký ức của nhiều người, gắn với tuổi thơ nơi làng quê. Ngoài ra, mít non có thể luộc chấm mắm nêm, kho cá chuồn, nấu canh lá lốt, chiên giòn hay làm gỏi đậu phụng. Mít vừa chín tới có thể hấp cơm hoặc xắt phơi khô để dành đến mùa mưa ghế với cơm, xôi nếp. Hột mít thì luộc, lùi tro bếp hay rang lên ăn rất thơm, bùi. Khi trong nhà không còn đồ ăn, bóc múi mít ráo chấm với nước mắm hoặc xì dầu cũng qua bữa. Mít ướt làm bánh tráng ăn ngon lạ lùng... Tất cả đều là những món ăn ngon, để lại những dư vị ngọt ngào trong tâm thức người Quảng Ngãi.

Món mít ngào.

Rau giá đậu phụng

Tháng Năm về, mùa nhổ đậu phụng đã xong, cũng là lúc những cơn mưa dông đầu mùa đến. Niềm vui của trẻ con ở Quảng Ngãi một thuở là những tối đi soi ếch, bắt cá lên đồng hay những chiều đi tìm rau giá đậu phụng.

Đậu phụng khi nhổ lên thỉnh thoảng sẽ bị sót lại vài trái. Những trái đậu bị sứt này nằm lại dưới đất, đợi mưa dông đến sẽ đội đất nứt lên thành giá, thành cây.

Món giá đậu phụng xào.

17 thg 7, 2024

Ngọt thơm cá bống biển nướng

Không phải là sơn hào hải vị quá xa xỉ, thậm chí còn được xem là món ăn bình dân nhất so với những loại cá, tôm, song, bất kỳ ai, khi thưởng thức món cá đục (cá bống biển) vừa được nướng chín còn bốc hơi nóng hổi đều cảm nhận được sự quyến luyến không rời.

Cá bống biển hay còn gọi là cá đục có thân to hơn ngón tay cái, dài khoảng 10 - 20 cm, trông giống cá bống nước ngọt. Cá bống biển sống tập trung nhiều ở vùng bãi ngang biển miền Trung.

Ở vùng bãi ngang Mộ Đức quê tôi, ngư dân đánh bắt cá bống biển quanh năm, nhưng nhiều nhất là trong những tháng hè. Quãng thời gian này biển êm nên việc đánh bắt của ngư dân khá thuận lợi. Ngư dân chỉ cần dong thuyền ra vùng biển cách bờ vài hải lý buông lưới là có thể đánh bắt được cá bống biển.

Vùng làm muối cổ xưa

Các nghiên cứu khảo cổ, dân tộc học đã chứng minh người cổ đại tạo ra muối thông qua sự bốc hơi nước nhờ mặt trời hoặc đun sôi nước muối. Và trong hầu hết các trường hợp, đặc biệt là ở thời tiền sử ở Châu Âu và Châu Á, nước muối được lấy từ nước muối nội địa suối và hồ có độ mặn cao. Ở Việt Nam, cư dân Văn hóa Sa Huỳnh đã đạt đến trình độ đỉnh cao trong rèn luyện sắt, nấu đúc thủy tinh, nên đương nhiên họ biết đến nghề muối từ rất sớm.

Theo dòng sử liệu...

Muối có hai dạng cơ bản: Muối mỏ và muối phơi nước từ biển. Trong đó, muối mỏ chiếm vị trí chủ yếu trong hoạt động khai thác và sử dụng của con người, muối sản xuất thủ công phơi nước chiếm tỷ lệ khoảng 20%. Trên thế giới, việc sản xuất muối diễn ra rất sớm ở vùng văn hóa Lưỡng Hà với sự phát triển của văn minh đô thị ở Syro-Mesopotamia trong thiên niên kỷ thứ tư B.C, người ta phát hiện Qraya nằm bên sông Euphrates là nơi sản xuất muối để cung cấp cho thành phố Syro-Mesopotamia.

Trảng Muối là nơi làm muối của cư dân cổ xưa đến hiện nay. Ảnh: NGỌC KHÔI

Vạn bè thuở trước

Ngày xưa, trên sông Kinh (nay thuộc xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi) có một xóm bè rớ, với nhiều người dân sinh sống nên gọi là Vạn Bè. Mọi sinh hoạt của người dân đều diễn ra trên sông.

Vạn Bè trên sông Kinh thời Pháp thuộc có từ 30 - 40 bè rớ. Mỗi gia đình sống trên một chiếc bè rớ. Trưởng xóm bè là một “ông trùm” được người dân bầu lên. Khởi thủy chừng 400 năm trước có ông họ Phạm từ tỉnh Nam Định vào đây sinh sống, đem theo nghề bè rớ. Có thể đây là nguồn gốc của Vạn Bè trên sông Kinh.

Bè rớ được phục dựng năm 2023 để phục vụ du lịch cộng đồng trên sông Kinh, xã Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi).

Chùa cổ Dậu Trì (Ninh Giang) lưu giữ nhiều hiện vật giá trị

Chùa Dậu Trì ở xã Hồng Dụ (Ninh Giang) được UBND tỉnh Hải Dương xếp hạng năm 2014 thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật giá trị, trong đó có các tấm bia đá khắc chữ Hán Nôm.

Chùa Dậu Trì

Chùa Dậu Trì toạ lạc tại đầu thôn trên một khu đất khá bằng phẳng có diện tích 424 m², quy mô tuy không lớn nhưng đồng bộ, mang dấu ấn kiến trúc truyền thống. Chùa thờ Phật theo thiền phái Đại thừa.