11 thg 5, 2023

Bánh coóc mò và loạt đặc sản Thái Nguyên thơm ngon khó cưỡng

Không chỉ là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, Thái Nguyên còn là nơi nổi tiếng bởi nhiều đặc sản thơm ngon.

Bánh chưng Bờ Đậu

Bánh chưng Bờ Đậu là món ăn đặc sản của Phú Lương được rất nhiều người biết tới. Đây là loại bánh chưng truyền thống được làm từ gạo nếp đặc sản nên khi ăn rất dẻo và thơm ngon.

Để có được món bánh chưng nổỉ tiếng này, người dân nơi đây đã phải rất tỉ mỉ trong khâu chọn lựa nguyên liệu. Chính điều này đã tạo nên sự độc đáo và cuốn hút rất riêng cho món ăn. Gạo nếp dùng để làm nên món bánh chưng Bờ Đậu nhất định phải là loại gạo nếp vải, một trong những loại gạo đặc sản của Phú Lương (Thái Nguyên) khi ăn rất dẻo và thơm. 

Ảnh: Thương hiệu và Pháp luật

Hấp dẫn Phụng Hoàng Sơn

Khi lồng ghép tổ chức giữa biểu diễn dù lượn, máy bay mô hình quen thuộc với thả diều nghệ thuật, giới thiệu các gian hàng đặc sản thì lợi thế Phụng Hoàng Sơn và đồi Tà Pạ càng thêm được phát huy. Tri Tôn trở nên thu hút khách du lịch (DL) cũng nhờ những cách làm sáng tạo.

Chờ mùa trâm chín

Như một dịp hẹn, hễ mưa xuống, cây cối vùng Bảy Núi bừng tỉnh sinh sôi, người ta bắt đầu điểm danh các sản vật sẽ được thưởng thức. Trái trâm là một trong số đó. Loại trái cây dân dã xem như “lộc của trời” xuất hiện từ đồng bằng đến miền núi, nhưng nhiều người phải tìm về Tịnh Biên, Tri Tôn để mua “trâm núi” ăn mới thỏa lòng.

10 thg 5, 2023

Mùa phượng núi Sam

Thấm thoát, mùa hè cũng đến trong những tiếng ve ngân ra rả dưới cái nắng hanh hao. Khi ấy, triền núi Sam cũng chuyển mình với sắc màu rực rỡ của mùa phượng vĩ, phảng phất chút gì đó mộng mơ pha lẫn huyền thoại về Chúa xứ Thánh Mẫu linh thiêng.

Những con đường xung quanh núi Sam hiện trồng rất nhiều cây phượng vĩ

Tôi đến vãn cảnh núi Sam (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc) trong những ngày nắng như đổ lửa. Núi Sam mùa này không xanh màu cây cỏ vì những đợt nắng hạn kéo dài. Tuy nhiên, thứ đọng lại trong ánh mắt của khách phương xa là “màu hoa tươi thắm như máu con tim” của những chùm phượng vĩ đầu mùa. Hoa phượng vĩ ở đây chưa phải là biểu tượng, nhưng nó là nỗi nhớ, là ký ức của bao nhiêu thế hệ học trò đã gắn bó với ngọn núi đẫm màu huyền thoại này.

Cổ kính chùa Kal Pô Prưk

Tọa lạc ở thị trấn Óc Eo, chùa Kal Pô Prưk không chỉ đặc biệt khi là ngôi chùa Khmer duy nhất ở huyện Thoại Sơn, mà còn là một trong số chùa cổ nhất theo kiến trúc Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang.

Về Tri Tôn, thưởng thức vị chua ngọt của vải rừng

Mùa trái cây đặc sản ở huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) đã bắt đầu. Dấu hiệu nhận diện là mấy sạp hàng ven đường, nhỏ gọn, đơn sơ, nhưng luôn bắt mắt. Trong đó, trái trường, còn có tên gọi khác là trái vải rừng gây ấn tượng hơn cả với màu đỏ hấp dẫn, gợi cho du khách sự tò mò về hương vị.

Bít tết chảo gang, tinh hoa món ăn Việt

Bít tết chảo gang là món ăn do người Việt sáng tạo nhờ tiếp thu những tinh hoa của ẩm thực quốc tế, trong đó lấy nguyên liệu Bò Bít tết là tâm điểm nhưng sự sáng tạo ẩm thực của người Việt lại nằm ở chảo gang và những nguyên liệu thịt sạch, rau tươi của nông nghiệp Việt Nam. Món ăn đong đầy cảm xúc này được coi là một thú thưởng thức tinh hoa ẩm thực Việt.

Cô Lê Thị Hồng Hoa, một người phụ nữ gốc Huế là người đã gắn bó hơn 40 năm trong nghề làm món ăn Bít tết truyền thống Việt, cô cũng là người đầu tiên đã mang thương hiệu Bít tết chảo gang về mở cửa hàng Bít tết truyền thống tại Hà Nội. Cô Lê Thị Hồng Hoa chia sẻ rằng: Những ngày đầu cô mở cửa hàng làm món Bít tết cô chỉ có một mong muốn giản dị: Trao món ăn ngon, đủ dinh dưỡng và hương vị cho người thưởng thức. Cô thực hiện món ăn Bít tết truyền thống Việt bằng tình yêu của người con gái Huế đam mê ẩm thực nhưng để sáng tạo món ăn hấp dẫn và mang bản sắc Việt Nam là cả một quá trình cô học hỏi, thực hành và nhiều năm mở cửa hàng Bít tết Ngọc Hiếu phục vụ đủ lứa tuổi người Việt thưởng thức.

Bên trong bảo tàng điêu khắc đá hút khách tham quan vừa khánh thành ở Đà Nẵng

Bảo tàng Ký ức điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước - Ngũ Hành Sơn vừa đưa vào hoạt động, với hơn 200 hiện vật được trưng bày, phục vụ du khách khi đến tham quan tại Đà Nẵng.

Bảo tàng Ký ức điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước - Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) vừa chính thức đón người dân và du khách tham quan vào cuối tháng 4/2023.

Bảo tàng rộng hơn 2.000 m² tọa lạc dưới chân núi Thủy Sơn ngay góc đường Huyền Trân Công Chúa và Trường Sa (quận Ngũ Hành Sơn), lưu giữ các giá trị văn hóa về làng nghề đá Non Nước nổi tiếng ở Đà Nẵng tồn tại gần 400 năm, được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Con hẻm đẹp lạ ở trung tâm TP.HCM treo biển cấm chụp hình vì 'sợ' khách check-in

Nhiều bạn trẻ tìm tới con hẻm 230 Pasteur (quận 1, TP.HCM) để tạo dáng săn ảnh vì có nhiều nét đẹp lạ nhưng đã thường xuyên gây ồn ào khiến người dân phải treo biển "cấm chụp hình, không tụ tập".

Một con hẻm trên đường Pasteur (quận 1) với nhiều tiệm cà phê được trang trí đẹp mắt và những bức tường sơn đen ấn tượng đang trở thành điểm thu hút đông đảo giới trẻ.

Tìm thấy lời giải cho bức tranh thứ sáu trên tường cung An Định

Câu chuyện bí ẩn của bộ tranh tường trong cung An Định vẫn bỏ ngỏ vì mãi vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Sau hơn 100 năm tồn tại, lời giải đã được tìm thấy nhờ vào kỳ công của một chàng trai trẻ yêu di sản.

Cung An Định - tòa biệt cung của vua Khải Định - Ảnh: MINH TỰ

Cung An Định tọa lạc bên bờ sông An Cựu (Huế), nguyên là phủ của hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo. Năm 1916, Bửu Đảo lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Khải Định. Năm 1917, vua Khải Định đã cho xây dựng thành một tòa cung điện nguy nga, gọi là cung An Định. Đến đầu năm 1919, công trình hoàn tất.