Bây giờ, chỉ cần chạy xe cái vèo ra đường phố là có ngay món chè chuối. Tôi đã thưởng thức món chè chuối ở nhiều hàng quán, nhưng thích nhất vẫn là món chè chuối do chính tay mẹ nấu với hương vị thơm ngon đặc trưng.
14 thg 9, 2022
Ngọt ngon chè chuối
Khi những cơn mưa bất chợt ghé qua rồi chợt đi vội vã, tôi lại thèm ăn món chè chuối của mẹ. Món ăn mang đậm hương vị quê nhà, khiến tôi nhớ mãi.
Bây giờ, chỉ cần chạy xe cái vèo ra đường phố là có ngay món chè chuối. Tôi đã thưởng thức món chè chuối ở nhiều hàng quán, nhưng thích nhất vẫn là món chè chuối do chính tay mẹ nấu với hương vị thơm ngon đặc trưng.
Bây giờ, chỉ cần chạy xe cái vèo ra đường phố là có ngay món chè chuối. Tôi đã thưởng thức món chè chuối ở nhiều hàng quán, nhưng thích nhất vẫn là món chè chuối do chính tay mẹ nấu với hương vị thơm ngon đặc trưng.
Mê mẩn điểm check-in tại 'Đà Lạt của Phú Yên'
Không gian được nhuộm xanh bởi màu trời và màu của bạt ngàn cây cỏ, cao nguyên Vân Hòa khiến du khách mê mẩn ngay từ lần đầu đặt chân đến.
Cách TP.Tuy Hòa (Phú Yên) gần 40 km về phía Bắc, nằm ở vị trí cao 400 m so với mặt nước biển nên khí hậu ở cao nguyên Vân Hòa mát mẻ, trong lành. Nơi đây được ví như "Đà Lạt của Phú Yên".
Cách TP.Tuy Hòa (Phú Yên) gần 40 km về phía Bắc, nằm ở vị trí cao 400 m so với mặt nước biển nên khí hậu ở cao nguyên Vân Hòa mát mẻ, trong lành. Nơi đây được ví như "Đà Lạt của Phú Yên".
Vẻ đẹp sông nước TP.HCM nhìn từ trên cao
Sông Sài Gòn cùng nhiều kênh rạch uốn lượn mềm mại như len lỏi bên trong những tòa nhà cao tầng, khiến những góc nhìn về thành phố từ trên cao vừa hùng vĩ, vừa nên thơ.
Con sông biểu tượng của TP.HCM dài 256 km, nhưng chỉ chảy qua địa phận thành phố này 80 km. Người Sài Gòn mỗi khi đi xa về, từ trên máy bay nhìn xuống, nếu thấy đỉnh chóp nhọn của tòa nhà sừng sững và dòng sông rộng lớn là biết mình sắp về đến nhà.
Bộ ảnh do nhiếp ảnh gia Nguyễn Minh Tú (TP.HCM) thực hiện.
Con sông biểu tượng của TP.HCM dài 256 km, nhưng chỉ chảy qua địa phận thành phố này 80 km. Người Sài Gòn mỗi khi đi xa về, từ trên máy bay nhìn xuống, nếu thấy đỉnh chóp nhọn của tòa nhà sừng sững và dòng sông rộng lớn là biết mình sắp về đến nhà.
Bộ ảnh do nhiếp ảnh gia Nguyễn Minh Tú (TP.HCM) thực hiện.
13 thg 9, 2022
Nước Min - Dấu xưa vang vọng
Lâu lắm rồi tôi mới trở lại thôn Nước Min, xã Sơn Mùa (Sơn Tây). Nước Min ngày trước im vắng lắm, thi thoảng mới nghe tiếng vrook, tiếng ru con trầm buồn vang vọng từ một vài mái nhà sàn. Bây giờ, Nước Min đã khác. Dấu xưa như đang vang vọng mỗi ngày.
Từ góc nhà sàn...
Từ góc nhà sàn...
Sông Kinh đôi bờ xanh biếc
Dòng sông Kinh lấy nước từ cửa Đại đổ về cửa Sa Kỳ, tạo thành một tuyến đường thủy dài hơn 7 km, dòng nước lững lờ trôi qua các xã Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi). Sự tác động của con người vào địa hình tự nhiên đã hình thành nên một dòng sông vừa có cảnh quan thơ mộng, vừa mang đậm nét đặc thù trong cách ứng xử của người dân miền Trung với thiên nhiên vùng ven biển.
Dòng sông Kinh xưa và nay là bức tranh sông nước hữu tình. Dẫu vậy, với các bậc cao niên, dòng sông Kinh thuở trước vẫn luôn chảy tràn trong trí nhớ. Ông Trương Quang Thao (80 tuổi), ở thôn Mỹ Lại, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) cho biết, hơn nửa thế kỷ trở về trước, tuyến đường thủy sông Kinh khá nhộn nhịp, nhất là vào mùa mưa bão. Ghe thuyền chở đồ gốm Mỹ Thiện, cá chuồn muối, nước mắm, cá khô... từ cửa Sa Kỳ qua cửa Đại, rồi từ cửa Đại theo thuyền buồm ngược lên vùng đồng bằng các huyện Tư Nghĩa, Sơn Tịnh và đến vùng cao Sơn Hà. Ở chiều ngược lại, nậu buôn thuyền theo ghe mang hàng mỹ nghệ, dầu lửa, dầu rái từ bến Tam Thương trên sông Trà Khúc ra tận Sa Kỳ để bán ngược lên vùng đồng bằng và miền núi như Bình Sơn, Trà Bồng, một phần theo đường biển ra Cù Lao Ré (Lý Sơn).
Dòng sông Kinh xưa và nay là bức tranh sông nước hữu tình. Dẫu vậy, với các bậc cao niên, dòng sông Kinh thuở trước vẫn luôn chảy tràn trong trí nhớ. Ông Trương Quang Thao (80 tuổi), ở thôn Mỹ Lại, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) cho biết, hơn nửa thế kỷ trở về trước, tuyến đường thủy sông Kinh khá nhộn nhịp, nhất là vào mùa mưa bão. Ghe thuyền chở đồ gốm Mỹ Thiện, cá chuồn muối, nước mắm, cá khô... từ cửa Sa Kỳ qua cửa Đại, rồi từ cửa Đại theo thuyền buồm ngược lên vùng đồng bằng các huyện Tư Nghĩa, Sơn Tịnh và đến vùng cao Sơn Hà. Ở chiều ngược lại, nậu buôn thuyền theo ghe mang hàng mỹ nghệ, dầu lửa, dầu rái từ bến Tam Thương trên sông Trà Khúc ra tận Sa Kỳ để bán ngược lên vùng đồng bằng và miền núi như Bình Sơn, Trà Bồng, một phần theo đường biển ra Cù Lao Ré (Lý Sơn).
Canh khổ qua nấu cá chuồn
Mùa này, chợ quê bán đủ các loại cá tươi rói, nhất là những con cá chuồn mắt trong veo, thịt rắn chắc. Cá chuồn nấu canh với khổ qua thì ngon phải biết. Cá chuồn có vị ngọt thanh, khổ qua đắng, nhưng khi kết hợp với nhau lại có món ăn lạ miệng, thơm ngon, bổ dưỡng.
Cá chuồn thường dùng để chế biến nhiều món ăn ngon như cá chuồn nấu canh chua, nấu cùng mít non, chiên giòn với củ nén… Để đổi vị cho gia đình, lại giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng, bà tôi nấu cá chuồn với khổ qua.
Cá chuồn thường dùng để chế biến nhiều món ăn ngon như cá chuồn nấu canh chua, nấu cùng mít non, chiên giòn với củ nén… Để đổi vị cho gia đình, lại giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng, bà tôi nấu cá chuồn với khổ qua.
Câu cá trên non
Có lần, một cư dân núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) rủ tôi: “Bữa nào rảnh, lên đây đi câu cá núi với tụi tui, bao vui, bao ngon!”. “Bữa nào rảnh”, chớp mắt là 10 năm sau. Nhưng đối với người miền xuôi như chúng tôi, cái vui, cái ngon thì vẫn vậy, vẫn đặc biệt vô cùng.
12 thg 9, 2022
Chùa Hang ở Trà Vinh
Theo lẽ thường, một ngôi chùa được gọi là chùa Hang nếu ngôi chùa đó nằm trong hang, hay trong khuôn viên chùa có (những) cái hang. Ấy vậy mà ở Trà Vinh có một ngôi chùa ai cũng kêu là chùa Hang mà chùa không hề nằm trong hang và đi khắp khuôn viên chùa cũng không thấy cái hang nào ráo trọi.
Sao kỳ vậy ta?
Là vầy: Chùa có tên (bằng tiếng Khmer, tất nhiên) là Kompong Chrây. Người Việt không quen đọc tiếng Khmer nên kêu là chùa Mồng Rầy. Kêu vậy cũng chưa thấy thuận miệng cho lắm, và thấy tam quan chùa được xây giống hình cái hang như vầy:
Mộc mạc suối Ô Đá
Men theo đường mòn dưới chân Ngọa Long Sơn, thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), chúng tôi dễ dàng hỏi thăm người bản địa để được chỉ đường đến suối Ô Đá. Hoặc nếu để ý sẽ có những bảng chỉ dẫn viết tay đơn sơ đặt ở các đoạn cua.
Bắt đầu mùa mưa, suối Ô Đá- 1 trong 6 con suối ở vùng Bảy Núi được những người yêu thích du lịch tìm đến trải nghiệm. Vắt ngang đường lên suối là một nhánh suối nhỏ, nước trong vắt, mát lạnh.
Từ nơi đây đã có thể cảm nhận không khí trong trẻo của núi rừng, với chim hót, suối reo… Nước dưới chân núi không sâu, gặp mưa lớn chỉ ngập hơn mắc cá chân người lớn.
Từ nơi đây đã có thể cảm nhận không khí trong trẻo của núi rừng, với chim hót, suối reo… Nước dưới chân núi không sâu, gặp mưa lớn chỉ ngập hơn mắc cá chân người lớn.
Chùa Nam Sơn Đà Nẵng: Tiên cảnh giữa chốn phồn hoa
Chùa Nam Sơn ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng là một trong những điểm du lịch văn hóa, tâm linh được nhiều người dân địa phương và du khách yêu thích.
Tọa lạc tại thôn Cẩm Nam, xã Hòa Châu, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng, chùa Nam Sơn được xây dựng năm 1962 bởi công sức của phật tử Nguyễn Văn Châu và một số phật tử địa phương. Chùa có diện tích 10.000 mét vuông, được thiết kế bởi sư Đại Đức Thích Tuệ Phong, cũng chính là trụ trì hiện tại của ngôi chùa.
Tọa lạc tại thôn Cẩm Nam, xã Hòa Châu, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng, chùa Nam Sơn được xây dựng năm 1962 bởi công sức của phật tử Nguyễn Văn Châu và một số phật tử địa phương. Chùa có diện tích 10.000 mét vuông, được thiết kế bởi sư Đại Đức Thích Tuệ Phong, cũng chính là trụ trì hiện tại của ngôi chùa.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)