3 thg 6, 2014

Đường về Đông Giang

Từ gần một năm nay, trên bản đồ du lịch Quảng Nam của du khách và các doanh nghiệp lữ hành xuất hiện cái tên quen thuộc: Đông Giang! 

Mới và lạ

Xuất hiện chưa đầy 2 phút ngắn ngủi trong đoạn phim giới thiệu du lịch cộng đồng Việt Nam của tổ chức Liên hiệp quốc, 2 làng Bhơ Hôồng (Sông Kôn) và Đhrôồng (Tà Lu) đã nổi tiếng thế giới. Dù đưa vào hoạt động chưa lâu nhưng mô hình du lịch này bước đầu đã phát huy hiệu quả với việc đón hơn 500 lượt khách đến tham quan lưu trú, mang lại doanh thu cho làng gần 200 triệu đồng. Tuy vậy, du lịch Đông Giang không chỉ có Bhơ Hôồng và Đhrôồng mà còn sở hữu nhiều điểm đến độc đáo được du khách quan tâm như moong (nhà dài) của già làng Y Kông (xã Ba), một bảo tàng sống động lưu trữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống Cơ Tu; là thác Adinh (P’Rao), thác Tơbhế (A Ting) hoang vu giữa rừng già với hơn chục thác nhỏ kéo dài nối tiếp nhau hàng trăm mét; đó còn là Hang Gợp (xã Ma Cooih), là lòng hồ thủy điện A Vương bốn mùa trong xanh…. Đặc biệt, không thể không nhắc đến rừng nguyên sinh Tây Tiên Bà Nà (xã Tư) nơi vẫn còn bảo lưu tốt không khí trong lành cùng thảm thực vật phong phú và nhiều chủng loại động thực vật quý hiếm, được đánh giá có tiềm năng không hề thua kém khu du lịch Bà Nà Núi Chúa (Đà Nẵng) kề bên. 

Hồ thủy điện A Vương đang ngày càng thu hút sự quan tâm của du khách. 

Đến Hà Giang đi chợ phiên Lũng Phìn

Chợ phiên Lũng Phìn ở Hà Giang không chỉ là nơi trao đổi mua bán những sản vật vùng cao, mà còn là phiên chợ tình giao duyên của trai thanh gái tú.

Từ thị trấn Mèo Vạc đi thêm khoảng 15 km, trên trục lộ 4C thuộc cung đường đi Đồng Văn – Mèo Vạc – Yên Minh, vào các ngày Thân và ngày Dần, bạn sẽ bắt gặp chợ phiên Lũng Phìn tại xã Lũng Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Đây là ngày hội lớn của hơn 16 dân tộc anh em sinh sống trên miền Cao nguyên đá và là một trong những phiên chợ lùi độc đáo ở cực Bắc Việt Nam. Sở dĩ còn gọi là chợ lùi vì cứ đều đặn 6 ngày một phiên, tuần này họp ngày Dần thì tuần sau họp ngày Thân. Chợ phiên họp trong ngày, từ khoảng 4 - 5h sáng cho đến 3 - 4h chiều thì tan. 

Khắp nẻo đường quanh co lưng chừng núi, người dân tộc váy áo rực rỡ đổ về chợ phiên vui như đi trẩy hội. 

Đến thăm ruộng muối Diêm Điền của Thái Bình

Trong hành trình tới vùng biển Thái Bình, không ít du khách tìm đến làng nghề truyền thống Diêm Điền, nơi những hạt muối trắng mặn mòi của biển khơi ra đời.

Cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông nam, thị trấn Diêm Điền thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là một trong 3 khu dự trữ sinh quyển lớn nhất của vùng châu thổ sông Hồng. Theo nghĩa Hán Việt, diêm là muối, điền là ruộng, nghĩa gốc của từ Diêm Điền có nghĩa là ruộng muối. Tên làng đã nói lên nghề của nhân dân nơi đây, đó là làm muối và đi biển.

Biển Diêm Điền với nồng độ mặn của nước biển đạt chuẩn để làm ra những hạt muối trắng. Làng nghề truyền thống làm muối biển ở đây đã có từ rất lâu đời. Nghề làm muối kéo dài từ khoảng tháng 4 đến tháng 7 trong năm. Đặc biệt vào tháng 4 và tháng 6 khi có những ngọn gió nồm thổi về, và nắng vàng gay gắt là thời điểm thuận lợi nhất để làm ra được những hạt muối trắng to, đậm vị và chắc nhất. 

Thường xuyên tưới nước có độ mặn cao giúp lượng muối kết tinh tăng thêm độ dày. Ảnh: Nguyễn Minh Sơn 

2 thg 6, 2014

Tuyệt mỹ danh thắng Hòn Chồng

Trải qua hàng triệu năm, thiên nhiên đã kiến tạo nên một danh thắng với những bãi đá xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên, nhiều tảng đá có hình tượng thiên tạo trông rất kỳ thú.

Truyền thuyết dân gian kể rằng, xưa có một người khổng lồ đến đây vãn cảnh, gặp bầy tiên nữ đang tắm, ông nhìn ngắm say sưa và vô tình trượt chân ngã, tay bám vào núi khiến sườn núi sụp đổ, để lại rất nhiều khối đá và vết lõm hình năm ngón tay in trên tảng đá, tên gọi Hòn Chồng có từ đó. Còn Hòn Vợ như một hòn vọng phu trên biển kể lại câu chuyện tình đầy bi ai nhưng rất đỗi thủy chung của đôi vợ chồng ngư phủ chờ nhau đến hóa đá…

Đến tham quan danh thắng Hòn Chồng – Nha Trang du khách được tận mắt chiêm ngưỡng những tuyệt tác của thiên nhiên, thỏa sức tưởng tượng để cho tâm hồn bay bổng, cảm xúc thăng hoa giữa màu xanh mênh mang của đất trời, hòa cùng nắng gió biển khơi mang đến những giây phút trải nghiệm thú vị.

Danh thắng Hòn Chồng 

Khu Di tích Xẻo Quít

Khu Di tích Xẻo Quít nằm trên địa phận 2 xã Mỹ Long, Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, cách quốc lộ 30 khoảng 6km, cách TP.Cao Lãnh trên 30km, có tổng diện tích 70ha, trong đó, khu bảo tồn 50ha (có 20ha rừng tràm nguyên sinh) và khu mở rộng dịch vụ phát triển du lịch 20ha. 

Tham quan Khu di tích Xẻo Quít - Ảnh: Hoàng Sang

Nơi đây khi xưa hoang vu, kênh rạch chằng chịt, được Tỉnh ủy Kiến Phong (nay là Đồng Tháp) chọn làm căn cứ từ năm 1960 - 1975 để lãnh đạo nhân dân tỉnh nhà kháng chiến chống Mỹ. Theo đó, cơ quan Tỉnh ủy cho đào mương lên liếp để ngăn xe tăng giặc, xây dựng công sự và trồng cây, gây rừng để trú ẩn và hoạt đông. Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975 đến nay, Xẻo Quít luôn được bảo tồn và phát triển, và trở thành khu du lịch hấp dẫn (được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích lịch sử quốc gia năm 1992).

Bánh xèo Cao Lãnh - hương vị khó quên

Làng bánh xèo Cao Lãnh với trên chục quán nằm dọc theo sông Cái Sao Thượng thuộc đường Lê Duẩn, phường Mỹ Phú, TP.Cao Lãnh. Hơn 15 năm tồn tại, hương vị món bánh xèo dân dã nơi đây đã làm nao lòng biết bao thực khách phương xa và những người con xa xứ. 

Hấp dẫn bánh xèo mới ra lò

Các quán bánh xèo nơi đây phục vụ cả ngày nhưng đông khách nhất là vào mỗi buổi chiều. Đặc biệt, vào những ngày cuối tuần hay dịp lễ, làng bánh xèo lại nhộn nhịp cả ngày. Những ngày này, thực khách không chỉ là dân địa phương mà còn nhiều dân từ các tỉnh, thành khác.

Bình yên K9, nơi Bác Hồ từng ở từ 1960-1969

Bình yên và tĩnh tại với không gian mang đậm màu sắc hoài cổ cùng những câu chuyện lịch sử ở khu di tích K9 - Đá Chông (xã Minh Quang, huyện Ba Vì), cách trung tâm Hà Nội chừng 60km.

Các bậc thang đều được rải đá cuội đủ màu sắc - Ảnh: H.Dương

Là một điểm tham quan, du lịch nhưng K9 từ bao năm nay vẫn mang trong mình vẻ bình yên, trang nghiêm vốn có. Con đường nhựa chạy thẳng tắp qua khu di tích hầu như vắng bóng xe cộ qua lại. Nơi đó chỉ có những chiếc lá vàng bay theo gió cùng tiếng chim hót líu lo. Đứng ở đây, chúng ta có thể nhìn thấy đỉnh núi Ba Vì, nơi có đền Thượng thờ Đức thánh Tản Viên Sơn Tinh rất rõ vào ngày trời trong.

Mùa vàng trên Ngô Đồng giang

Ngồi trên thuyền băng qua Ngô Đồng giang hiền hòa, cái mùi vị ngào ngạt đến lạ và hương thơm của những bông lúa chín vàng khiến chúng tôi cảm nhận rõ rằng một mùa vàng no ấm đang đến trên khắp mảnh đất này...

Dòng sông Ngô Đồng trong xanh chảy giữa những ruộng lúa chín vàng - Ảnh: Đá Tảng

Giữa những đợt nắng oi ả tháng 5, chúng tôi lại lang thang với một hành trình dài tìm về miền đất thanh bình: Tam Cốc, Ninh Bình. Hiện ra trước mắt, mảnh đất nơi có dòng sông Ngô Đồng hiền hòa chảy qua những ruộng lúa chín vàng toát lên một vẻ đẹp thuần khiết mà lộng lẫy.

1 thg 6, 2014

Nước trời Tam Hải

Người dân ở xã Tam Hải, huyện Núi Thành, vẽ hình dáng ngôi làng mình đang sống như một chiếc bầu rượu. Hợp ca của đá và nước bao bọc xung quanh làng và mọi con đường nhỏ xinh, sạch sẽ trong ngôi làng ấy đều dẫn về phía biển. Họ, vui cũng ra biển; buồn cũng ra biển. Nếu bạn có cuộc hành trình về nơi này, sẽ chỉ thấy dấu chân tan trên cát và thu về nét hoang sơ trong những khuôn ảnh.

Nơi này có hẳn một “khu rừng yên lặng” mênh mông dừa, chỗ có hàng trăm viên gạch đá ong xếp chồng thẳng tắp, là bia mộ làng lập cho cá ông từ hàng trăm năm nay. Dù là bình minh nắng lên hay chiều tà, trời và biển chưa bao giờ cách xa nhau ở nơi này. Còn nếu nằm ngủ trưa giữa rừng dừa, sẽ không một giọt nắng nào lọt qua khỏi những tán lá xòe rộng. Tam Hải có đặc điểm khác với các vùng biển trong tỉnh, diện tích đất cát ít hơn nên cây cối ở đây mọc xanh hơn và bóng mát che phủ quanh năm. Biển và làng cách nhau chỉ vài trăm mét. Đi đâu ở Tam Hải đều có thể nghe tiếng sóng biển.

Trời nước và con người cũng tạo thành vẻ đẹp hồn nhiên như xứ sở này.

“Con mắt” Bàn Than. 

Về Tuy Phước ăn bánh xèo tôm nhảy rau mầm

Miếng bánh tráng mỏng gói bên trong là nhân tôm vừa mới chiên, thêm một chút rau mầm, vài sợi xoài chua đem chấm vào bát nước mắm tỏi ớt đậm vị, làm nên món ăn dân dã ngon đến bất ngờ của miền đất võ Bình Định.

Thú vị ngay từ cái tên, bánh xèo tôm nhảy từ lâu đã trở thành thức quà riêng có của quê hương Bình Định, đặc biệt là khu ven biển thành phố Quy Nhơn. Những người sành ăn thường rủ nhau mỗi cuối tuần tìm về tận nơi khởi nguồn ở thôn Mỹ Cang, huyện Tuy Phước (cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km) để thưởng thức trọn vẹn nhất hương vị của món ăn này. 

Món bánh đơn giản nhưng đậm đà nghĩa tình, nức tiếng gần xa của người dân đất võ. Ảnh: Duy Thịnh.