6 thg 4, 2025

Chùa Hang trên triền núi Sam

Thông thường, hang là một chốn hoang vu, hẻo lánh, ít người lui tới. Bởi vậy, người muốn lánh đời đi tu thường tìm hang núi để ẩn mình. Cái hang nơi tu tập ấy dần dần hình thành nên một cái am, rồi chùa. Những chùa Hang ở khắp nước ta thường được hình thành như vậy.

Khung cảnh chùa Hang (Phước Điền tự) năm 2025. Ảnh: Mai Lĩnh

Độc đáo lễ đón tiếng sấm đầu năm của tộc người Ơ Đu

Với cộng đồng người Ơ Đu, ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương thì lễ đón tiếng sấm đầu năm là tập tục cổ xưa nhất, linh thiêng nhất. Tuy không ai còn nhớ lễ đón tiếng sấm có từ khi nào, song đã được người dân lưu giữ và truyền lại từ đời này sang đời khác, trở thành một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân tộc Ơ Đu, 1 trong 5 dân tộc ít người nhất Việt Nam.

Theo như các cụ cao niên người Ơ Đu ở bản Văng Môn, Nga My (Tương Dương), tiếng sấm đầu tiên trong năm là báo hiệu của một năm mới đã đến và đồng bào dân tộc Ơ Đu sẽ tổ chức lễ mừng. Trước khi tổ chức lễ, phải chuẩn bị một mâm cỗ để thông báo và xin phép thổ địa. Trong ảnh: Nghi lễ thông báo và xin phép thổ địa. Ảnh: Đình Tuân

Phượng Lịch - Nơi ca trù hồi sinh trong từng nhịp phách

Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, vẫn còn đó những nghệ nhân đau đáu với nghệ thuật dân gian truyền thống. Đối với nghệ nhân Lê Thị Loan ở xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu thì những làn điệu ca trù đã ăn sâu vào trong máu thịt, trở thành lẽ sống cả đời của chị.

Đau đáu với ca trù

Một ngày giữa tháng Ba, trong ngôi nhà nhỏ của chị Lê Thị Loan - Chủ nhiệm CLB Ca trù Phượng Lịch, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu lại vang lên âm thanh trầm đục của đàn đáy, tiếng nhịp phách réo rắt, tiếng trống chầu rộn ràng, đặc biệt là giọng hát trong trẻo của các ca nương trong câu lạc bộ.

CLB Ca trù xã Diễn Hoa. Ảnh: Mai Giang

Trải nghiệm du lịch cộng đồng ở Tiên Kỳ (Tân Kỳ)

Nằm khuất giữa những dãy núi trập trùng, xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ hiện lên như một bản hòa ca giữa thiên nhiên hùng vĩ và nền văn hóa Thái đậm đà. Mỗi bước chân về vùng đất này là một cuộc hành trình khám phá, từ những hang động huyền bí tới những nếp sinh hoạt mang dấu ấn truyền thống.

Xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ nằm khuất giữa những dãy núi trùng điệp. Ảnh: Đức Anh

5 thg 4, 2025

Thơm ngon mật ong ở rừng tràm Trà Sư

Từ lâu, rừng tràm Trà Sư (TX. Tịnh Biên) được biết đến là điểm tham quan, du lịch đậm chất hoang sơ, gần gũi thiên nhiên, với hệ sinh thái đất ngập nước đa dạng. Hàng năm, nơi đây thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Đến đây, du khách leo lên gác vọng, phóng tầm mắt nhìn về bốn hướng sẽ thấy từng đàn chim, cò đậu chi chít trên đọt cây.

Thăm làng nghề truyền thống thổ cẩm Khmer Văn Giáo

Trải qua bao thăng trầm, với sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng khát vọng gìn giữ làng nghề truyền thống, các nghệ nhân làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer (ấp Sray Skoth, xã Văn Giáo, TX. Tịnh Biên) vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống…

Đến ấp Sray Skoth, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh người phụ nữ Khmer bên khung cửi đang dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Từ bàn tay khéo léo, sự sáng tạo của người phụ nữ Khmer, nhiều sản phẩm thổ cẩm Khmer đã có mặt ở nhiều nơi trên đất nước và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Từ sản phẩm truyền thống ban đầu, thợ dệt sáng tạo hoa văn cách điệu, mẫu mã đa dạng, phong phú; màu sắc hài hòa, hoa văn sắc sảo, chủ yếu là mặt hàng sà rông, khăn choàng cổ, phông màn cửa, các loại khác theo đặt hàng.

Xiêu lòng mùa hoa phía núi

Nếu muốn chiêm ngưỡng những mùa hoa đẹp đến nao lòng nơi núi rừng Quảng Nam, hãy đi về phía đại ngàn ngay trong tháng Ba này...

Hoa trang nở rộ trong Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang. Ảnh: QUỐC TUẤN

Làng sinh thái Hương Trà (TP. Tam Kỳ) được công nhận là điểm du lịch

Làng sinh thái Hương Trà (phường Hòa Hương, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) vừa được Sở VH-TT&DL quyết định công nhận là điểm du lịch.

Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa" hàng năm diễn ra tại không gian Làng sinh thái Hương Trà. Ảnh: XUÂN PHÚ

Theo Quyết định số 162, ngày 20/3/2025, của Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Nam, Làng sinh thái Hương Trà được công nhận là điểm du lịch.

Điểm du lịch Làng sinh thái Hương Trà, phía Bắc giáp khối phố Hương Sơn, phía Nam giáp sông Tam Kỳ, phía Đông giáp sông Bàn Thạch, phía Tây giáp khối phố Hương Trung.

4 thg 4, 2025

Về xứ “xe vua”

Không biết từ thuở nào, xe lôi đạp có tên là “xe vua”. Ngỡ đâu, loại xe này đã “thất truyền” trong thời buổi xe gắn máy, xe ôtô phổ biến. Nhưng ở vùng đất du lịch Châu Đốc (tỉnh An Giang), “xe vua” nhan nhản khắp nơi, xuất hiện ở từng con đường, tạo nên nét đặc trưng hiếm có.


Xe lôi là một loại phương tiện thô sơ, gồm chiếc xe đạp và phần thùng được kéo theo phía sau. Người ngồi trên xe muốn hướng mặt về phía trước, hoặc quay về phía sau đều được. Tư thế nào cũng mang đến cảm giác như “vị vua” ngồi vững chãi trên “ngai vàng”, cảm nhận rõ ràng không gian xung quanh.

Bảo vật vô giá

Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội truyền thống được giữ gìn, thực hành qua nhiều thế hệ tại Châu Đốc - An Giang. Đây là lễ hội lớn của cư dân vùng Tây Nam Bộ, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Chăm, Khmer.

Khi lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, không chỉ là niềm tự hào đối với người dân An Giang hay Nam Bộ, mà còn là niềm vui chung của cả nước. Qua đó, minh chứng cho nền văn hóa đa dạng, lâu đời, đậm đà bản sắc của Việt Nam, đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang đánh trống khai hội Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2024