21 thg 3, 2025
Về với Lễ hội Phủ Suối
Làng Mỹ Quan, xã Hà Vinh (Hà Trung) là vùng văn hóa đa sắc màu với những ngày hội mùa, hội làng, đa dạng trò chơi, trò diễn dân gian. Đặc biệt, về với lễ hội Phủ Suối chúng ta sẽ thấy bức tranh văn hóa này đã được dệt nên nhờ cả cộng đồng dân cư.
Vào mùa thu hoạch tiêu
Huyện Cẩm Mỹ là một trong những địa phương có diện tích trồng tiêu lớn tại khu vực Đông Nam Bộ. Tiêu được trồng tập trung ở các xã: Sông Ray, Lâm San, Xuân Đông, Xuân Tây… Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, tiêu Cẩm Mỹ có chất lượng cao, hạt chắc và cay nồng đặc trưng.
“Đài vọng cảnh” giữa phố biển
Đến với Sầm Sơn, du khách không chỉ được đắm mình trước vẻ đẹp của bãi biển trong xanh, hiền hòa thơ mộng mà còn dễ dàng bị cuốn hút bởi nhiều di tích, danh thắng vốn mang trong mình những câu chuyện hay một đời sống riêng. Trong đó, đền Độc Cước gắn với các lễ hội liên quan là một ví dụ điển hình.
20 thg 3, 2025
Mùa hoa muôn sắc trên đỉnh Sa Mù ở Tây Trường Sơn
Tháng 3 đến, đỉnh đèo Sa Mù ở Tây Trường Sơn đắm chìm trong mây cùng với muôn sắc hoa đua nở. Đó là màu trắng tinh khôi của hoa trẩu, hoa râm, sắc tím của hoa mua, trâm bầu lông… Hoa dại, nhưng đẹp đến ngỡ ngàng.
Truyền thông quốc tế ca ngợi ảnh dưới chân núi Bà Đen như 'bức tranh trừu tượng'
Những bức ảnh chụp dưới chân núi Bà Đen được chia sẻ trên nhiều nền tảng mạng xã hội quốc tế trong thời gian gần đây và trên Bored Panda, một trang chỉ dành cho bạn đọc viết, tác giả ca ngợi như những 'bức tranh trừu tượng' sống động.
Một số người nói rằng nó giống như những viên gạch lego xếp chồng lên nhau, trong khi những người khác tin bức ảnh đầy màu sắc này khiến họ nhớ đến món bánh tráng trộn của Tây Ninh.
Trên thực tế, đây là bức ảnh ghi lại cảnh hàng ngàn người hành hương tụ hội dưới chân núi Bà Đen để sau đó lên đỉnh cầu phúc vào đầu năm mới. Dưới đây là bài viết của Chloe Arcy trên Bored Panda.
Một số người nói rằng nó giống như những viên gạch lego xếp chồng lên nhau, trong khi những người khác tin bức ảnh đầy màu sắc này khiến họ nhớ đến món bánh tráng trộn của Tây Ninh.
Trên thực tế, đây là bức ảnh ghi lại cảnh hàng ngàn người hành hương tụ hội dưới chân núi Bà Đen để sau đó lên đỉnh cầu phúc vào đầu năm mới. Dưới đây là bài viết của Chloe Arcy trên Bored Panda.
Tiệm radio trên dốc Minh Mạng
Vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, ở Đà Lạt có một người thợ bá nghệ nhưng rốt cuộc neo lại cơ nghiệp tạo một tiệm sửa radio nằm ở lưng chừng dốc Minh Mạng.
Tiệm sửa radio có tên Hoàng Anh, số 60 Minh Mạng, được ngăn ra từ tiệm thuốc bắc Thiên An Đường. Được biết, đây chỉ là một phần của cửa hiệu, được Thiên An Đường cho thuê lại. Và ông chủ hiệu thuốc bắc Thiên An Đường cũng đi thuê lại nguyên căn từ ông Võ Quang Tiềm, một doanh gia nổi tiếng Đà Lạt thập niên 1950 - 1970, nhạc phụ của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Trở lại vị trí tiệm radio Hoàng Anh trên đường Minh Mạng. Từ đây đi ngược dốc, lần lượt là dãy cửa hiệu nổi tiếng liền kề, có thể kể: Uốn tóc Isana, Photo Hồng Thủy, Photo Văn Lang, Phòng nha của bác sĩ Nguyễn Văn Nghi... Xa hơn, trong bán kính một cây số xoay quanh khu Hòa Bình, có thể nhắc đến hai cửa hiệu sửa và bán radio lớn, nổi tiếng Đà Lạt là Việt Hoa (24 khu Hòa Bình) và Cộng Đồng (51 - 53 Minh Mạng).
Tiệm sửa radio có tên Hoàng Anh, số 60 Minh Mạng, được ngăn ra từ tiệm thuốc bắc Thiên An Đường. Được biết, đây chỉ là một phần của cửa hiệu, được Thiên An Đường cho thuê lại. Và ông chủ hiệu thuốc bắc Thiên An Đường cũng đi thuê lại nguyên căn từ ông Võ Quang Tiềm, một doanh gia nổi tiếng Đà Lạt thập niên 1950 - 1970, nhạc phụ của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Trở lại vị trí tiệm radio Hoàng Anh trên đường Minh Mạng. Từ đây đi ngược dốc, lần lượt là dãy cửa hiệu nổi tiếng liền kề, có thể kể: Uốn tóc Isana, Photo Hồng Thủy, Photo Văn Lang, Phòng nha của bác sĩ Nguyễn Văn Nghi... Xa hơn, trong bán kính một cây số xoay quanh khu Hòa Bình, có thể nhắc đến hai cửa hiệu sửa và bán radio lớn, nổi tiếng Đà Lạt là Việt Hoa (24 khu Hòa Bình) và Cộng Đồng (51 - 53 Minh Mạng).
Ngày xuân thăm đất Lam Kinh
Ẩn mình giữa vùng đất địa linh nhân kiệt, Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, thị trấn Lam Sơn (Thọ Xuân) cuốn hút bởi vẻ đẹp vừa bề thế, vừa tôn nghiêm. Đến thăm khu di tích vào một ngày xuân ấm áp, chúng tôi thành kính nhớ về công lao to lớn của các bậc tiền nhân. Chuyến đi này không chỉ là một hành trình về mặt địa lý, mà còn là hành trình tâm linh, kết nối quá khứ với hiện tại.
19 thg 3, 2025
Về Châu Đốc, biết thêm về gia tộc Lê Công
Phủ thờ họ Lê Công ở Châu Đốc. Ảnh: Lâm văn Sơn
Bảo tàng Quảng Ninh - điểm đến ấn tượng bên bờ vịnh di sản
Không chỉ sở hữu lối kiến trúc mới lạ, độc đáo, Bảo tàng Quảng Ninh còn là điểm du lịch "cần phải đến" của du khách khi đến thành phố Hạ Long.
Nằm trên đường bao biển thành phố Hạ Long, Bảo tàng Quảng Ninh lấy ý tưởng từ hình tượng than đá - loại khoáng sản đặc trưng của Quảng Ninh do kiến trúc sư người Tây Ban Nha Salvador Pérez Arroyo thiết kế. Đây là điểm đến thu hút du khách không chỉ vì kiến trúc độc đáo mà còn bởi nơi đây trưng bày đa dạng các hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của vùng đất mỏ.
Nằm trên đường bao biển thành phố Hạ Long, Bảo tàng Quảng Ninh lấy ý tưởng từ hình tượng than đá - loại khoáng sản đặc trưng của Quảng Ninh do kiến trúc sư người Tây Ban Nha Salvador Pérez Arroyo thiết kế. Đây là điểm đến thu hút du khách không chỉ vì kiến trúc độc đáo mà còn bởi nơi đây trưng bày đa dạng các hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của vùng đất mỏ.
Về Sa Huỳnh thưởng thức món cá đuối
Về Sa Huỳnh, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ), du khách đừng quên thưởng thức các món ăn được chế biến từ cá đuối thơm ngon, đặc biệt là món cá đuối khô nướng chấm mắm me.
Cá đuối được ngư dân đánh bắt ở khơi xa. Sau khi vớt cá lên khỏi mặt nước, ngư dân dùng dao xẻ cá và rửa sạch rồi đặt lên những dụng cụ phơi phóng trên mui tàu. Cá đánh bắt ở khơi xa rồi phơi nắng giữa biển cả bao la nên người dân ở Sa Huỳnh gọi là đuối khơi. Đuối khơi là một trong những sản vật của Sa Huỳnh được nhiều người ưa thích khi đến vùng đất này. Du khách thường mua đuối khơi về chế biến món ăn ngon, và làm quà tặng cho người thân, bạn bè.
Cá đuối được ngư dân đánh bắt ở khơi xa. Sau khi vớt cá lên khỏi mặt nước, ngư dân dùng dao xẻ cá và rửa sạch rồi đặt lên những dụng cụ phơi phóng trên mui tàu. Cá đánh bắt ở khơi xa rồi phơi nắng giữa biển cả bao la nên người dân ở Sa Huỳnh gọi là đuối khơi. Đuối khơi là một trong những sản vật của Sa Huỳnh được nhiều người ưa thích khi đến vùng đất này. Du khách thường mua đuối khơi về chế biến món ăn ngon, và làm quà tặng cho người thân, bạn bè.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)