22 thg 12, 2024
Cá cấn kho lá nghệ
Cá cấn là loại cá đồng, thường sống thành từng đàn trong các con mương nhỏ ở vùng quê. Cá cấn nhiều nhất là vào tháng Chín, tháng Mười âm lịch, khi những con mưa cuối mùa xuất hiện, cá cấn theo dòng nước len lỏi trong các đám ruộng hay những con mương nhỏ dọc triền sông Hà Sấu, Cổ Cò. Nhớ lại những ngày này, trong bữa cơm độn khoai, sắn nhiều hơn cơm của người dân vùng cát quê tôi, thi thoảng có nồi cá cấn kho lá nghệ thơm ngon.
Tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Tây Ninh
Đến định cư nơi vùng đất mới, người Hoa đã mang theo văn hoá truyền thống của mình và thẩm thấu, hội nhập, tiếp nhận, giao lưu với văn hoá bản địa để từ đó tạo nên sự đặc trưng trong đời sống của người Hoa ở Tây Ninh.
Hiện ở Tây Ninh có các cơ sở tín ngưỡng của người Hoa như Thất Phủ hội quán, Nhị Phủ hội quán, Minh Nghĩa hội quán của người Minh Hương (thị xã Trảng Bàng); Thanh An cung (huyện Gò Dầu); Quan Đế Thánh miếu, Quảng Đông hội quán, Ngũ Thánh miếu (thành phố Tây Ninh).
Lễ Nguyên tiêu tại Thất Phủ hội quán (thị xã Trảng Bàng)
Hiện ở Tây Ninh có các cơ sở tín ngưỡng của người Hoa như Thất Phủ hội quán, Nhị Phủ hội quán, Minh Nghĩa hội quán của người Minh Hương (thị xã Trảng Bàng); Thanh An cung (huyện Gò Dầu); Quan Đế Thánh miếu, Quảng Đông hội quán, Ngũ Thánh miếu (thành phố Tây Ninh).
Vó ngựa trên cao nguyên trắng Bắc Hà
Tiếng vó ngựa gắn bó mật thiết trong đời sống sinh hoạt thường ngày và cả trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trên cao nguyên trắng Bắc Hà. Với định hướng đưa địa phương trở thành điểm đặc sắc của du lịch Tây Bắc, huyện Bắc Hà đã chăm chút đầu tư, phát huy giá trị “Lễ hội đua ngựa Bắc Hà” - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch công nhận ngày 27/5/2021.
21 thg 12, 2024
Bồng bềnh cùng mây bản Hang Đá
Nằm ở độ cao hơn 1.800 mét so với mực nước biển, ẩn mình trong mây, bản Hang Đá thuộc thôn Hầu Chư Ngài, xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai mang một vẻ đẹp thanh bình và thơ mộng.
Đến bản Hang Đá, bạn sẽ được ngắm những áng mây bồng bềnh, trắng xóa vô cùng lãng mạn, huyền ảo. Chỉ cần bạn giơ tay ra là đã dễ dàng chạm đến những áng mây trắng thơ mộng, tuyệt đẹp. Bởi vậy bản Hang Đá được biết đến là một trong những điểm săn mây đẹp và lý tưởng nhất ở Sa Pa.
Bản Hang Đá nổi tiếng là địa điểm săn mây vô cùng lý tưởng cho du khách thích khám phá
Đến bản Hang Đá, bạn sẽ được ngắm những áng mây bồng bềnh, trắng xóa vô cùng lãng mạn, huyền ảo. Chỉ cần bạn giơ tay ra là đã dễ dàng chạm đến những áng mây trắng thơ mộng, tuyệt đẹp. Bởi vậy bản Hang Đá được biết đến là một trong những điểm săn mây đẹp và lý tưởng nhất ở Sa Pa.
Về Bình Định trải nghiệm lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý
Ngày 19/2 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), ngư dân xã Nhơn Lý (TP.Quy Nhơn, Bình Định) tổ chức Lễ hội Cầu ngư theo tín ngưỡng văn hoá thờ cá voi (cá Ông, thần Nam Hải). Lễ hội Cầu ngư được cộng đồng ngư dân xã Nhơn Lý tổ chức nhằm kính ngưỡng công đức thần Nam Hải, tri ân các bậc tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, ngư dân ra biển khai thác thủy sản được mùa bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc.
Gia Lai lưu giữ hơn 4.500 bộ cồng chiêng Ba Na và Gia Rai
Ngày 10/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã thông báo kết quả kiểm kê cồng chiêng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, hiện tỉnh còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng và 117 chiếc chiêng lẻ. So với kết quả kiểm kê năm 2008, số lượng cồng chiêng trên địa bàn tỉnh giảm 1.079 bộ.
Ấm lòng chén chè chuối nướng
Chè chuối nướng là món ăn dân dã, được người dân Đà Nẵng đặc biệt ưa thích trong những ngày se lạnh. Khi chén chè múc ra, từng khoanh chuối tròn dẻo thơm ẩn hiện dưới lớp nước dừa béo ngậy, điểm thêm những hạt đậu phộng giòn tan thu hút bạn từ ánh nhìn đầu tiên.
20 thg 12, 2024
Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn
Pà Thẻn là một trong những dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu tại 2 tỉnh miền núi phía Bắc là Hà Giang và Tuyên Quang. Ở Tuyên Quang, dân tộc Pà Thẻn cư trú chủ yếu tại thôn Thượng Minh (xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình) và xã Linh Phú (huyện Chiêm Hóa). Là dân tộc sống lâu đời trên vùng núi cao, người Pà Thẻn vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là trang phục của phụ nữ với màu sắc, họa tiết hoa văn đặc trưng, tạo nên nét độc đáo riêng. Bộ trang phục không chỉ thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ mà còn là niềm tự hào của dân tộc Pà Thẻn.
Sắc màu văn hóa Thái ở vùng cực Bắc Tây Nguyên
Trong 10 năm hình thành và phát triển, huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) được hội tụ bởi nhiều mạch nguồn văn hóa, từ đó hình thành và phát triển nhiều loại hình văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, mang sắc thái riêng của 8 dân tộc anh em cùng sinh sống. Về tham gia Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II, đội nghệ nhân xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai đã trình diễn Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Sắc màu văn hóa Thái” và tạo được ấn tượng đẹp với bạn bè và du khách gần xa.
Bình Định: Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 3994/QĐ-BVHTTDL ghi danh, đưa Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý (xã Nhơn Lý, Tp. Quy Nhơn, Bình Định) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý thuộc địa bàn xã Nhơn Lý, Tp. Quy Nhơn, là một trong các lễ hội truyền thống lâu đời, gắn kết với đời sống ngư dân miền biển ở Bình Định.
Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý thuộc địa bàn xã Nhơn Lý, Tp. Quy Nhơn, là một trong các lễ hội truyền thống lâu đời, gắn kết với đời sống ngư dân miền biển ở Bình Định.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)