7 thg 5, 2024

Không gian nhà rông Kon Klor đã thoáng đẹp

Nhà rông Kon Klor nằm bên bờ sông Đăk Bla thơ mộng, có cầu treo Kon Klor nối đôi bờ bên này làng Kon Klor, phường Thắng Lợi với bờ bên kia làng Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa, tạo thành bức tranh phong cảnh nên thơ, hữu tình trong lòng phố thị.

Theo dân làng Kon Klor, nhà rông của làng được dựng từ rất lâu đời, trước năm 1975 bị sập, bỏ hoang; mãi đến năm 1999 dân làng dựng lại, song không may là năm 2010 một số thiếu niên vào chơi, tinh nghịch làm cháy nhà rông. Một năm sau đó, nhà rông được dựng lại với quy mô to hơn, có chiều dài 17,2m, rộng 6,4 m, cao 22m. Nhà rông Kon Klor là niềm kiêu hãnh của người dân Ba Na, là điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến thăm quan thành phố Kon Tum.

Bâng khuâng... làng nồi Trù Sơn

Hội tụ đầy đủ tiềm năng, lợi thế để phát triển mô hình du lịch trải nghiệm, nhưng để nghề làm nồi đất Trù Sơn (Đô Lương) vươn xa thì còn cần rất nhiều yếu tố…

Gian nan giữ nghề

Tôi trở lại Trù Sơn một ngày gần đây, khi giao thông đi lại đã trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Trù Sơn nằm ở vị trí khá thuận lợi, cách thành phố Vinh tầm 40 km về phía Tây Bắc và cách trung tâm hành chính huyện Đô Lương khoảng 20 km về phía Đông Nam.

Từ thành phố Vinh, chúng tôi ngược ra Bắc khoảng 15 km rồi rẽ hướng theo đường N5 (còn gọi là đường 538B). Con đường thoáng rộng, cắt qua đường cao tốc Bắc -Nam, được khai mở cách đây gần 10 năm đã giúp nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 7, tạo đà cho sự phát triển của các xã miền núi phía Tây Bắc của huyện Nghi Lộc và Đông Nam của huyện Đô Lương, trong đó có Trù Sơn.

Làng "nồi đất" nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Đạo

6 thg 5, 2024

Đặc sắc Lễ hội Nàng Han của người Thái trắng

Đã thành thông lệ, hằng năm, cứ vào ngày rằm tháng 2 Âm lịch, đồng bào dân tộc Thái trắng xã Mường So, huyện Phong Thổ (Lai Châu) lại tưng bừng tổ chức Lễ hội Nàng Han. Đây là nghi lễ tâm linh của đồng bào Thái trắng, nhằm tôn vinh, tri ân nữ Anh hùng Nàng Han - một nữ tướng người Thái trắng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, mang lại bình yên cho bản làng. Năm nay, Lễ hội Nàng Han diễn trong 2 ngày là 23- 24/3.

Vào ngày chính lễ (15/2 Âm lịch), bà con nhân dân và du khách thập phương về dâng lễ tưởng nhớ công lao của Nàng Han.

Cặp bảo vật long sàng ở đền vua Đinh Tiên Hoàng

Bộ long sàng cổ ở cố đô Hoa Lư được xem là kiệt tác mỹ thuật và điêu khắc ở thế kỷ 17, là bảo vật quốc gia, mang nhiều giá trị về lịch sử văn hoá.


Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng tọa lạc tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17. Di tích này hiện lưu giữ nhiều hiện vật cổ giá trị, trong đó nổi bật là cặp long sàng bằng đá (hay còn gọi là sập đá), được công nhận bảo vật quốc gia vào cuối năm 2017.

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Dốc Kẻ Lè và Quốc lộ 48A nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Đạo 

Kon Plông, sức sống giữa đại ngàn

Huyện Kon Plông nằm ở phía Đông bắc tỉnh Kon Tum, cách thành phố Kon Tum 55 km theo tuyến quốc lộ 24, là một trong các huyện nghèo nhất của cả nước. Tuy nhiên, với lợi thế địa lý và tiềm năng du lịch, được sự quan tâm của Chính phủ và tỉnh Kon Tum, Kon Plông đang có những bước đi vững chắc để xứng đáng trở thành một trong ba vùng kinh tế động lực của tỉnh Kon Tum: Thành phố Kon Tum, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y và khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen (huyện Kon Plông).

Măng Đen - tiếng gọi nơi đại ngàn

Nằm giữa 2 dãy núi Đông và Tây Trường Sơn, Măng Đen - Kon Plông được so sánh như Đà Lạt thứ 2 với độ cao trên 1.200 m so với mực nước biển, quanh năm không khí mát mẻ (nhiệt độ trung bình hàng năm từ 18-20ºC). Dù nằm ở điểm phân thủy giữa 2 dãy núi nhưng Măng Đen được thiên nhiên ưu đãi với một khu vực rộng lớn, bằng phẳng.

Hồ Toong Đam.

5 thg 5, 2024

Ngỡ ngàng với vẻ đẹp hoang sơ của khe Huồi Giảng ở Kỳ Sơn

Sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ lại không kém phần thơ mộng, song khe Huồi Giảng (xã Tà Cạ, Kỳ Sơn) vẫn chưa được đưa vào khai thác, tạo thành điểm đến du lịch.

Khe Huồi Giảng nằm dưới dãy Pu Nghiêng hùng vĩ. Dòng nước trong xanh bắt nguồn từ Puxailaileng chảy về, vượt qua bao đồi dốc, thác ghềnh đổ xuống tạo nên khe nước mát lành. Ảnh: Thanh Phúc 

Ngắm vẻ đẹp hoang sơ của thác Ba Giọt

Nằm giữa lòng sông Đồng Nai, thác Ba Giọt nổi tiếng với những dải nước trắng xóa kèm tiếng ầm vang ở huyện miền núi Định Quán.

Du khách muốn đến thác Ba Giọt từ thành phố Biên Hòa có thể đi theo quốc lộ 20, vừa qua trung tâm thị trấn Định Quán chừng 5 km thì có đường rẽ phải, vào chừng 8 km sẽ đến thác. Ảnh: Uyên Thư

Thảo mộc với văn hóa ẩm thực Tây Bắc

Bảo tồn và khai thác giá trị ẩm thực truyền thống là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng ở vùng DTTS và miền núi.

Mắc khén - hạt gia vị làm nên chẩm chéo

Đậm đà vịt rang lá chanh

Món vịt cỏ (hay vịt đồng) rang với lá chanh tươi xắt nhỏ cùng hỗn hợp nước sốt đậm đà, khó quên là món ăn “gây thương nhớ”...

Món vịt rang lá chanh. Ảnh: TRIÊU NHAN

Ít thấy vịt rang lá chanh trong các thực đơn, có lẽ bởi sự cầu kỳ của nó. Để thịt vịt thơm ngon, đậm đà, trước hết thịt phải tươi. Các đầu bếp khuyên nên tìm mua vịt cỏ bản địa, tuy nhỏ con nhưng chặt thịt, ít mỡ. Lý do bởi loại vịt này được chăn thả, lùa ngoài đồng ruộng khi cây lúa đã gặt xong, được cho ăn lúa, bắp, cám và các phụ phẩm nông nghiệp.