8 thg 3, 2024
Cõi thiêng Chiêm Sơn
Lễ hội Bà Chiêm Sơn (xã Duy Trinh, Duy Xuyên), vẫn được dân làng nơi này tổ chức theo đúng nghi lễ truyền thống dân gian và tín ngưỡng thờ Mẫu, từ mùng 10 - 12 tháng Giêng.
7 thg 3, 2024
Về làng sinh thái Cà Ban ngắm hoa tam giác mạch
Một vườn hoa tam giác mạch rộng 1.500 m² xen giữa hoa sao nhái và hoa hướng dương ở làng sinh thái Cà Ban (xã Tam Ngọc, TP. Tam Kỳ) đang độ nở rộ, chào đón bước chân du khách tham quan, check-in từ ngày 1/3 này.
Con đường của muối
Từ thời tiền sử, con đường muối được hình thành, gắn với người Sa Huỳnh cổ xưa trên vùng đất Quảng Ngãi.
Con đường thuở xưa...
Cư dân văn hóa Sa Huỳnh đã đạt đến trình độ đỉnh cao trong rèn luyện sắt, nấu đúc thủy tinh, và đương nhiên họ đã biết đến nghề làm muối từ rất sớm. Trong bản đồ phân bố các di tích văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung Việt Nam, các địa điểm Sa Huỳnh quan trọng đều nằm gắn liền với cửa sông ra biển và cánh đồng muối. Trường hợp cụ thể đối chiếu với vùng Quảng Ngãi, cho thấy quan hệ gắn bó giữa nơi cư trú của người Sa Huỳnh với cửa sông, cửa biển và cánh đồng muối, đó là: Di tích Sa Huỳnh - cửa Sa Huỳnh - đồng muối Tân Diêm; di tích Bình Châu - cửa Sa Kỳ - đồng muối Diêm Điền (nay không còn); di tích Gò Quê - cửa Sa Cần - đồng muối Tuyết Diêm (nay không còn). Đây là bằng chứng khảo cổ phản ánh hoạt động sản xuất muối của người Sa Huỳnh, nơi đây trở thành đầu mối giao thương trên biển và vận chuyển theo đường sông lên các điểm Sa Huỳnh núi lan tỏa theo đường rừng đến các ngôi làng ở vùng núi xa xôi. Muối của cư dân Sa Huỳnh là phương tiện tương tác xã hội, là động lực giao lưu hai chiều xuôi - ngược. Trong rất nhiều sử liệu về sau, có thể nhìn thấy sản vật của vùng hạ bạn - điển hình là muối và thượng bạn với các loại lâm thổ sản là những mặt hàng chính yếu. Đó chính là sự tiếp nối truyền thống giao thương xuôi - ngược từ Sa Huỳnh đến Chămpa, rồi Đại Việt.
Con đường thuở xưa...
Cư dân văn hóa Sa Huỳnh đã đạt đến trình độ đỉnh cao trong rèn luyện sắt, nấu đúc thủy tinh, và đương nhiên họ đã biết đến nghề làm muối từ rất sớm. Trong bản đồ phân bố các di tích văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung Việt Nam, các địa điểm Sa Huỳnh quan trọng đều nằm gắn liền với cửa sông ra biển và cánh đồng muối. Trường hợp cụ thể đối chiếu với vùng Quảng Ngãi, cho thấy quan hệ gắn bó giữa nơi cư trú của người Sa Huỳnh với cửa sông, cửa biển và cánh đồng muối, đó là: Di tích Sa Huỳnh - cửa Sa Huỳnh - đồng muối Tân Diêm; di tích Bình Châu - cửa Sa Kỳ - đồng muối Diêm Điền (nay không còn); di tích Gò Quê - cửa Sa Cần - đồng muối Tuyết Diêm (nay không còn). Đây là bằng chứng khảo cổ phản ánh hoạt động sản xuất muối của người Sa Huỳnh, nơi đây trở thành đầu mối giao thương trên biển và vận chuyển theo đường sông lên các điểm Sa Huỳnh núi lan tỏa theo đường rừng đến các ngôi làng ở vùng núi xa xôi. Muối của cư dân Sa Huỳnh là phương tiện tương tác xã hội, là động lực giao lưu hai chiều xuôi - ngược. Trong rất nhiều sử liệu về sau, có thể nhìn thấy sản vật của vùng hạ bạn - điển hình là muối và thượng bạn với các loại lâm thổ sản là những mặt hàng chính yếu. Đó chính là sự tiếp nối truyền thống giao thương xuôi - ngược từ Sa Huỳnh đến Chămpa, rồi Đại Việt.
Dân dã cá đồng kho mặn
Buổi sớm mai, nghe tiếng mọi người í ới, rộn ràng ngoài đầu ngõ, tôi bước ra xem, thì ra mọi người đang mua cá đồng. Trong các món ăn được chế biến từ cá, tôi thích nhất là món cá đồng kho mặn, vì đậm đà hương vị quê nhà.
6 thg 3, 2024
Phú Ninh, ngày về...
Phú Ninh, một khắc hoàng hôn trong ngày đầu xuân mới. Mênh mông mặt hồ. Tiết trời lưng chừng làm lòng người thêm da diết...
Chộn rộn cùng gỏi ruốc
Nhiều người nói gỏi ruốc Hội An là món hảo hạng, có lẽ nhờ người chế biến khá hiểu con ruốc. Nắng ấm tháng Giêng là mùa ruốc ngon nhất, chế biến món ăn sẽ đậm đà, bùi béo.
Cậu tôi, như các ngư dân ở các làng chài ven biển Cửa Đại, Hội An, ra giêng là bội thu ruốc biển. Khai thác được nhiều nên những phụ nữ làng chài lại tranh thủ đem phơi khô, để dành dùng dần.
Hình như, ruốc rất khéo chiều lòng người. Sau những ngày tết, khi đã ngán thức ăn thừa đạm và mỡ, ruốc xuất hiện kịp thời. Bếp nhà lại chộn rộn với bao món ngon từ ruốc.
Vị mặn mòi biển cả quyện hương đồng nội từ các loại rau vườn sẽ giúp tăng đề kháng, giải nhiệt. Đặc biệt, ruốc hợp túi tiền đối với nhiều gia đình, chỉ cần mười ngàn đồng là đã có thể nấu nồi canh ngon lành.
Với người làm bếp, ruốc có thể kết hợp chế biến nhiều món khác nhau, từ xào cho đến nấu canh, đúc trứng... Nhưng phải kể đến món gỏi ruốc “trứ danh” trong vùng biển quê tôi. Có lẽ, những người đàn bà xứ biển biết làm gỏi ruốc từ hồi còn nhỏ. Cũng tại lỡ ghiền hương vị mặn mòi, đủ vị chua, ngọt, cay món gỏi ruốc của người xứ này, nên sau vài lần mon men làm thử, tôi đã trở thành tay làm gỏi ngon, không thua gì đàn bà làng biển!
Muốn gỏi ruốc ngon, phải chọn được ruốc tươi vừa mới đánh bắt. Theo kinh nghiệm người đi biển, ruốc đỏ là loại ngon nhất, còn ruốc màu nâu sậm là ruốc già, màu nâu hồng nhạt là ruốc non. Thường ruốc già và non chất lượng không ngon bằng ruốc đỏ.
Ruốc được nhặt sạch rác, rửa sạch bằng nước biển rồi vắt ráo nước. Cho ruốc đã ráo nước vào một tô lớn rồi vắt chanh vào, ướp khoảng mươi phút cho ruốc chín và không còn mùi tanh.
Khi ruốc đã đủ độ chín thì cho thêm chút đường, tiêu, gừng thái chỉ, ớt cắt mỏng, rau thơm... Xóc đều các nguyên liệu này vào thì thành món gỏi ruốc.
Gỏi ruốc chỉ có thể để bên ngoài một ngày thôi, muốn ăn ngon hơn nên bảo quản trong tủ lạnh để giữ nguyên màu sắc và mùi vị ban đầu.
Khi ăn, miếng gỏi ruốc ngọt ngào, mềm mềm, thơm phức, hòa quyện cùng với vị cay nồng nồng của ớt, của gừng. Vì là món ngon nên hầu như ở làng chài miệt biển mùa này nhà nào cũng có một thẩu gỏi ruốc.
Gỏi ruốc không khó làm, nguyên liệu đơn giản, là một món ăn bình dị đậm chất miệt biển nhưng có sức hút vô cùng.
Nghe nói đến gỏi, thoạt nghĩ sẽ tanh tanh, nhưng khi thưởng thức hoàn toàn ngược lại. Mùa nào thức nấy, miền biển không thiếu những món ngon mà lạ từ các loại cá, mực, tôm...
Và gỏi cá ruốc là món ngon khó cưỡng trong mùa xuân ấm áp này.
Hấp dẫn đĩa gỏi ruốc đầy hương vị.
Cậu tôi, như các ngư dân ở các làng chài ven biển Cửa Đại, Hội An, ra giêng là bội thu ruốc biển. Khai thác được nhiều nên những phụ nữ làng chài lại tranh thủ đem phơi khô, để dành dùng dần.
Hình như, ruốc rất khéo chiều lòng người. Sau những ngày tết, khi đã ngán thức ăn thừa đạm và mỡ, ruốc xuất hiện kịp thời. Bếp nhà lại chộn rộn với bao món ngon từ ruốc.
Vị mặn mòi biển cả quyện hương đồng nội từ các loại rau vườn sẽ giúp tăng đề kháng, giải nhiệt. Đặc biệt, ruốc hợp túi tiền đối với nhiều gia đình, chỉ cần mười ngàn đồng là đã có thể nấu nồi canh ngon lành.
Với người làm bếp, ruốc có thể kết hợp chế biến nhiều món khác nhau, từ xào cho đến nấu canh, đúc trứng... Nhưng phải kể đến món gỏi ruốc “trứ danh” trong vùng biển quê tôi. Có lẽ, những người đàn bà xứ biển biết làm gỏi ruốc từ hồi còn nhỏ. Cũng tại lỡ ghiền hương vị mặn mòi, đủ vị chua, ngọt, cay món gỏi ruốc của người xứ này, nên sau vài lần mon men làm thử, tôi đã trở thành tay làm gỏi ngon, không thua gì đàn bà làng biển!
Muốn gỏi ruốc ngon, phải chọn được ruốc tươi vừa mới đánh bắt. Theo kinh nghiệm người đi biển, ruốc đỏ là loại ngon nhất, còn ruốc màu nâu sậm là ruốc già, màu nâu hồng nhạt là ruốc non. Thường ruốc già và non chất lượng không ngon bằng ruốc đỏ.
Ruốc được nhặt sạch rác, rửa sạch bằng nước biển rồi vắt ráo nước. Cho ruốc đã ráo nước vào một tô lớn rồi vắt chanh vào, ướp khoảng mươi phút cho ruốc chín và không còn mùi tanh.
Khi ruốc đã đủ độ chín thì cho thêm chút đường, tiêu, gừng thái chỉ, ớt cắt mỏng, rau thơm... Xóc đều các nguyên liệu này vào thì thành món gỏi ruốc.
Gỏi ruốc chỉ có thể để bên ngoài một ngày thôi, muốn ăn ngon hơn nên bảo quản trong tủ lạnh để giữ nguyên màu sắc và mùi vị ban đầu.
Khi ăn, miếng gỏi ruốc ngọt ngào, mềm mềm, thơm phức, hòa quyện cùng với vị cay nồng nồng của ớt, của gừng. Vì là món ngon nên hầu như ở làng chài miệt biển mùa này nhà nào cũng có một thẩu gỏi ruốc.
Gỏi ruốc không khó làm, nguyên liệu đơn giản, là một món ăn bình dị đậm chất miệt biển nhưng có sức hút vô cùng.
Nghe nói đến gỏi, thoạt nghĩ sẽ tanh tanh, nhưng khi thưởng thức hoàn toàn ngược lại. Mùa nào thức nấy, miền biển không thiếu những món ngon mà lạ từ các loại cá, mực, tôm...
Và gỏi cá ruốc là món ngon khó cưỡng trong mùa xuân ấm áp này.
PHAN THỊ THANH LY
Đa dạng sinh học ở sông Đầm
Sông Đầm thuộc địa phận xã Tam Thăng và phường An Phú (TP.Tam Kỳ), có hệ sinh thái nước ngọt đa dạng, phong phú đặc trưng của khu vực Nam Trung Bộ. Chính quyền và người dân địa phương đang nỗ lực để phục hồi đa dạng sinh học, biến nơi đây trở thành điểm tham quan du lịch thú vị, hấp dẫn của Quảng Nam.
Thả lòng thưởng thức lòng thả…
Chạy xe từ Tam Kỳ về Đà Nẵng, những hàng quán bán cháo gà, lòng thả… hai bên quốc lộ gợi sự tò mò quá đỗi. Chỉ mới nghe cái tên thôi mà khách đường xa muốn dừng chân thả lòng bên món ăn đậm đà chất Quảng.
3 thg 3, 2024
Cận cảnh thung lũng mận Mường Lống mùa hoa nở
Những ngày này thung lũng mận Mường Lống (Kỳ Sơn) như một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ lay động lòng người.
Dưa lam ống nứa - Món ngon ngày Tết của đồng bào Thái Quỳ Châu
Văn hóa ẩm thực của đồng bào Thái ở Quỳ Châu có những nét riêng đặc sắc. Sử dụng ống nứa để làm chín thức ăn là phương pháp cổ xưa và phổ biến nhất còn được duy trì đến ngày nay. Đặc biệt là món dưa lam ống nứa.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)