2 thg 12, 2023

Bánh lọc Huệ

Mỗi lần nhắc đến địa danh Mỹ Chánh, xã Hải Chánh-Hải Lăng, ai cũng nhớ ngay đến bánh lọc-một món ăn chân quê nhưng có vị ngon đến lạ. Nhằm đưa sản phẩm đặc trưng của địa phương ngày càng vươn xa trên thị trường, vợ chồng anh chị Hồ Minh Thạnh và Nguyễn Thị Huệ ở thôn Mỹ Chánh đã xây dựng thương hiệu “Bánh lọc Huệ”.

Từ món ăn dân dã...

Kế thừa nghề làm bánh lọc của ông cha để lại, hơn chục năm nay, vợ chồng anh Thạnh và chị Huệ không chỉ duy trì mà luôn tìm tòi, sáng tạo để xây dựng nên thương hiệu món ăn đậm đà vị quê nhà, đó là “Bánh lọc Huệ”. Vì thế, cơ sở sản xuất của họ luôn được đông đảo du khách thập phương dừng chân thưởng thức tại chỗ hoặc mua về làm quà biếu cho người thân, bạn bè.

Cơ sở sản xuất bánh lọc Huệ luôn lựa chọn thực phẩm ngon để làm bánh chất lượng - Ảnh: K.S

Những món ăn đặc sản của Đắk Glong


Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ đó là món ăn của người dân bản địa sẽ cay và có vị đắng, chính vì thế du khách nên chuẩn bị cho mình một số đồ ăn nhẹ trong trường hợp không ăn được các món ăn của địa phương.

Chiêm ngưỡng đồi cỏ hồng thay đổi màu sắc trong ngày ở Gia Lai

Cỏ lông chim hay cỏ hồng đang vào mùa nở rộ ở tỉnh Gia Lai, thu hút hàng ngàn du khách đến check-in.

Đúng vào lúc bông nở rộ, du khách từ khắp nơi kéo về chiêm ngưỡng cảnh tượng rực rỡ của đồi cỏ - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Cỏ lông chim, hay cỏ hồng đang vào mùa nở rộ ở Gia Lai. Ở khu vực rừng thông xã Glar, huyện Đak Đoa, quang cảnh vốn dĩ đã nên thơ vào mùa này lại có thêm sắc màu rực rỡ của cỏ càng làm khung cảnh thêm đẹp.

Đậm đà bánh ướt Ba Thung

Ghé thăm Cam Lộ, hỏi về một món ăn dân dã của vùng đất này thì có lẽ bánh ướt Ba Thung được nhiều người nhắc đến nhất.

Bánh ướt Ba Thung là món ăn bình dân nhưng hấp dẫn, thơm ngon - Ảnh: H.T

Quán bánh ướt Ba Thung nằm trong một ngôi làng yên bình, bao quanh bởi nhiều khu vườn yên tĩnh và xanh mát, lúc nào cũng tấp nập thực khách ra vào. Sở dĩ, món ăn có tên gọi là bánh ướt Ba Thung bởi nó được làm ra từ những người con của mảnh đất Ba Thung, xã Cam Tuyền.

Vùng đất Kẻ Nưa xưa và nay

Vùng đất Kẻ Nưa (nay là thị trấn Nưa) huyện Triệu Sơn có từ thời Hùng Vương, bằng chứng là trong quá trình khảo cổ đã tìm thấy những ngôi mộ cổ có tượng chim bằng đồng, cùng thời với tượng chim tìm thấy ở Cổ Loa. Đến thời Bắc thuộc (618-906), do việc sắp xếp các đơn vị hành chính và phân chia châu, quận, Kẻ Nưa được đổi thành Cổ Na (vì có núi Na).

Di tích lịch sử cấp quốc gia đền Nưa - Am Tiên. Ảnh: Khắc Công

Chùa Hồng Ân soi bóng Mã giang

Mã giang - dòng sông văn hóa, tâm linh nơi xứ Thanh “địa linh nhân kiệt”. Trên dọc dài hành trình xuôi về với biển, nơi nào sông Mã đi qua mà không soi bóng những ngôi đền, chùa, miếu mạo... Như ngôi chùa Hồng Ân (còn có tên gọi khác là chùa Kiểu, xã Yên Trường (cũ), huyện Yên Định) vẫn hướng mặt về sông mà vang tiếng chuông ngân...

Chùa Hồng Ân sau khi được trùng tu.

Xã Yên Trường trước hay sau khi sáp nhập vào xã Yên Bái, vẫn là vùng quê ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử, mang đậm nét mộc mạc, thanh bình với những giá trị văn hóa truyền thống, di tích độc đáo. Tại đây các di tích tiêu biểu như: đền Hổ Bái, bia ký Hoàng Giáp thượng thư Trịnh Cảnh Thụy, đền thờ Trương Công Mỹ, chùa Hồng Ân, đã góp phần tô điểm thêm cho truyền thống, mạch nguồn lịch sử - văn hóa, tâm linh trên mảnh đất này.

1 thg 12, 2023

Thung lũng mặt trời mọc ở Đắk Nông - Điểm check in thu hút giới trẻ

Thung lũng mặt trời mọc thuộc xã Nâm N’đir, huyện Krông Nô (Đắk Nông) thể hiện rõ nét sự hòa quyện giữa nước và lửa, hai yếu tố đặc trưng của Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO Đắk Nông.

Thung lũng mặt trời mọc chính là nơi thể hiện rõ nhất sự gặp gỡ giữa hai thế lực siêu nhiên- bản “Trường ca của lửa và nước”

Dừng chân ven quốc lộ 3 thưởng thức đặc sản người Tày

Trước đây, cơm lam - món ăn truyền thống của người Tày ở xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn chỉ có vào dịp tết cơm mới, lễ hội hay Tết Nguyên đán. Nhưng nay món cơm lam được người dân trong xã làm hàng ngày để bán cho du khách.

Ai đã có dịp dừng chân tại bản Đồn, xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đều có dịp thưởng thức món cơm lam của người Tày nơi đây với vị ngon đặc trưng của ống tre và loại nếp vùng cao có tên “Khẩu nua Lếch” - một loại nếp đặc sản của Bắc Kạn. Theo bà con giới thiệu, mùa cơm lam trước đây chỉ kéo dài từ khoảng tháng 9 - tháng 10 âm lịch đến sau Tết Nguyên đán. Xưa, người dân thường cấy một vụ nên chỉ có quãng thời gian đó mới làm món cơm lam. Mọi nguyên liệu như gạo, lạc đều do gia đình tự cấy và trồng phục vụ cuộc sống, còn dư mới mang bán.

Những ống cơm lam sau khi bóc vỏ sẽ được bó lại và bán cho khách.

Tảng đá kỳ lạ ở 'sa mạc Sahara của Việt Nam', nằm chênh vênh nhiều năm không đổ

Tảng đá có kích thước lớn, dài và rộng chừng bằng một ngôi nhà 3 tầng, nằm chênh vênh suốt nhiều năm ở đồi cát Sơn Hải trở thành điểm check-in độc đáo, hút khách tới chụp hình khi du lịch Mũi Dinh.

Nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 30km, Mũi Dinh (thuộc địa phận xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) là địa điểm du lịch hấp dẫn đông đảo các tín đồ ưa xê dịch tới trải nghiệm, khám phá nhờ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp “có một không hai”.

Nơi đây còn được du khách ví von như “tiểu sa mạc”, “sa mạc Sahara phiên bản Việt”,… bởi sở hữu địa hình bán sa mạc, vừa có nhiều đồi cát rộng, trải dài tít tắp, vừa có ốc đảo, có biển quanh năm nước trong xanh.

Đặc biệt ở Mũi Dinh, ngoài một số điểm đến được nhiều người biết đến như bãi Tràng, hải đăng Mũi Dinh, đồi cát Nam Cương, cánh đồng điện gió, bãi đá trứng,… còn có một tọa độ check-in độc lạ, hút khách tới chụp hình. Đó chính là tảng đá xếp chồng với kích thước khổng lồ, nằm chênh vênh nhiều năm không đổ thuộc khu vực đồi cát Sơn Hải.

Vị trí của tảng đá này cách điểm check-in "Đồng cừu Sơn Hải" khoảng 4 km theo cung đường ven biển Ninh Thuận (Ảnh: Võ Quốc Thông)

Khám phá “thung lũng xanh” quyến rũ ở miền Tây xứ Nghệ

Đến với rừng săng lẻ ở địa phận bản Quang Thịnh, xã Tam Đình (huyện Tương Dương, Nghệ An), du khách sẽ có cảm giác như lạc vào những cánh rừng trời Tây thơ mộng.

Cách TP Vinh gần 160 km, du khách đi trên QL7, đoạn qua huyện Tương Dương sẽ bắt gặp khu rừng săng lẻ tăm tắp xanh tươi, không khí trong lành, là một “thung lũng xanh” quyến rũ của miền Tây xứ Nghệ.

Không ai còn nhớ chính xác khu rừng có tự bao giờ, ngay như người dân bản Quang Thịnh (Tam Đình, Tương Dương) cũng chỉ đoán định rằng, dễ đã có hàng trăm năm.

Cây săng lẻ thuộc họ bằng lăng, tên gọi săng lẻ là tên địa phương, còn tên khoa học là Lagerstroemiatomentsa Presl, thường có hoa tím nhỏ nở vào mùa hè.