16 thg 9, 2023
Độc đáo ngôi chùa nhiều tháp nhất ở Hải Dương
Với hơn 30 ngôi tháp đá thể hiện phong cách kiến trúc của từng thời kỳ phong kiến, chùa Muống là ngôi chùa có nhiều tháp nhất tỉnh Hải Dương.
15 thg 9, 2023
Hiếu Liêm! Ðâу núi rừng chiến khu!
Hiếu Liêm ngày xưa là rừng rậm hoang vu, là chiến khu Đ, là nơi hiểm nguy rình rập. Gần hơn, Hiếu Liêm là lâm trường. Nơi đây ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, khiến cho người ta bỗng liên tưởng tới bài hát Bắc Sơn của Văn Cao - trong đó Bắc Sơn thay bằng Hiếu Liêm.
Hiếu Liêm! Ɲơi đó sa trường xưa
Hiếu Liêm! Ðâу núi rừng chiến khu!
Hiếu Liêm ở đâu, Đồng Nai phải không? Đúng!
Sao nghe nói Hiếu Liêm ở Bình Dương mà? Đúng luôn!
Sao kỳ vậy? Ba phải quá vậy trời!
"Thổ địa" Hải Phòng tiết lộ đặc sản độc lạ ít người biết ở Đồ Sơn
Không nhiều khách du lịch biết đến món bánh cuốn tôm và gỏi cá lành canh nổi tiếng ở Đồ Sơn, Hải Phòng theo "thổ địa" Phương Thảo.
Làm việc ở nước ngoài một thời gian dài, lần này trở về nhà ở Đồ Sơn (Hải Phòng), chỉ trong một tuần, Phượng Thảo quyết tâm thưởng thức hết những món ăn gợi nhớ kỷ niệm xưa.
Món đầu tiên Phượng Thảo giới thiệu là bánh cuốn nhân tôm độc lạ chỉ có ở Đồ Sơn. Bánh tráng mỏng, dẻo mềm, cuốn với nhân tôm biển giã nhỏ, chấm cùng nước mắm chắt đậm đà. Giá của một chiếc bánh cuốn rất rẻ, chỉ 1.000 đồng.
Cô chia sẻ: "Có nhiều quán bán bánh cuốn nhân tôm Đồ Sơn ngon lắm nhưng tôi thích nhất quán Bà Cụ vì đã ăn ở đây từ nhỏ. Giờ về quê, đi ăn lại, vẫn hương vị đó làm tôi xao xuyến bấy lâu nay. Tuy nhiên, nếu muốn ăn quán này, du khách phải đến sớm mới còn bánh vì buổi sáng tôi ăn 7h đã hết đồ".
Ngoài món bánh cuốn tôm, bà cụ còn bán cả bánh đúc, giá chỉ 2.500 đồng/chiếc. Phượng Thảo xuýt xoa khen món bánh đúc "cắn miếng nào miếng đấy tan ngay trong miệng", nước chấm không bị nồng mùi mắm. Địa chỉ quán tại số 47 Đình Đoài, Hải Sơn, Đồ Sơn.
Làm việc ở nước ngoài một thời gian dài, lần này trở về nhà ở Đồ Sơn (Hải Phòng), chỉ trong một tuần, Phượng Thảo quyết tâm thưởng thức hết những món ăn gợi nhớ kỷ niệm xưa.
Món đầu tiên Phượng Thảo giới thiệu là bánh cuốn nhân tôm độc lạ chỉ có ở Đồ Sơn. Bánh tráng mỏng, dẻo mềm, cuốn với nhân tôm biển giã nhỏ, chấm cùng nước mắm chắt đậm đà. Giá của một chiếc bánh cuốn rất rẻ, chỉ 1.000 đồng.
Cô chia sẻ: "Có nhiều quán bán bánh cuốn nhân tôm Đồ Sơn ngon lắm nhưng tôi thích nhất quán Bà Cụ vì đã ăn ở đây từ nhỏ. Giờ về quê, đi ăn lại, vẫn hương vị đó làm tôi xao xuyến bấy lâu nay. Tuy nhiên, nếu muốn ăn quán này, du khách phải đến sớm mới còn bánh vì buổi sáng tôi ăn 7h đã hết đồ".
Ngoài món bánh cuốn tôm, bà cụ còn bán cả bánh đúc, giá chỉ 2.500 đồng/chiếc. Phượng Thảo xuýt xoa khen món bánh đúc "cắn miếng nào miếng đấy tan ngay trong miệng", nước chấm không bị nồng mùi mắm. Địa chỉ quán tại số 47 Đình Đoài, Hải Sơn, Đồ Sơn.
14 thg 9, 2023
Món ngon từ cá trạc
Cá trạc biển giống như cá chình biển, da trơn, màu nâu sậm, được ngư dân đánh bắt bằng hình thức bủa câu gần bờ. Cá trạc được xếp vào hàng món ăn đặc sản ở vùng biển Quảng Ngãi.
Cá trạc có nhiều kích cỡ, nhưng loại vừa để chế biến món ăn thường nặng khoảng 1kg. Cá rửa sạch, mổ bụng bỏ ruột, bỏ các gân máu, rồi cắt từng lát để ráo nước. Cá trạc được chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Với món canh chua, cá sau khi ướp gia vị được cho vào chảo dầu nóng chiên sơ qua rồi múc ra tô. Làm vậy để khử bớt mùi tanh, thịt cá thơm ngon không bị nhão khi tiếp xúc với nước. Còn nguyên liệu để nấu canh chua, chỉ cần ghé qua chợ là mua đủ các loại rau. Nhà tôi vẫn thường mua thêm khế chua khi nấu canh. Lấy cán dao dần sơ qua quả khế cho tơi ra, rồi tách dọc thành từng múi. Làm như vậy vừa giảm độ chua, vừa để múi khế ngấm đủ các vị béo, ngọt, bùi của cá, của cà chua, thơm... cùng các gia vị khác. Cách nấu canh chua thì chắc hẳn ai cũng biết. Nồi canh chua cá trạc vừa chín tới, thơm ngon như hối thúc ta thưởng thức ngay.
Cá trạc có nhiều kích cỡ, nhưng loại vừa để chế biến món ăn thường nặng khoảng 1kg. Cá rửa sạch, mổ bụng bỏ ruột, bỏ các gân máu, rồi cắt từng lát để ráo nước. Cá trạc được chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Với món canh chua, cá sau khi ướp gia vị được cho vào chảo dầu nóng chiên sơ qua rồi múc ra tô. Làm vậy để khử bớt mùi tanh, thịt cá thơm ngon không bị nhão khi tiếp xúc với nước. Còn nguyên liệu để nấu canh chua, chỉ cần ghé qua chợ là mua đủ các loại rau. Nhà tôi vẫn thường mua thêm khế chua khi nấu canh. Lấy cán dao dần sơ qua quả khế cho tơi ra, rồi tách dọc thành từng múi. Làm như vậy vừa giảm độ chua, vừa để múi khế ngấm đủ các vị béo, ngọt, bùi của cá, của cà chua, thơm... cùng các gia vị khác. Cách nấu canh chua thì chắc hẳn ai cũng biết. Nồi canh chua cá trạc vừa chín tới, thơm ngon như hối thúc ta thưởng thức ngay.
Bánh hỏi cháo lòng - đặc sản chưa ăn chưa biết Quy Nhơn
Bánh hỏi cháo lòng Quy Nhơn là món ăn sẽ khiến nhiều thực khách phương xa bất ngờ bởi hương vị vừa quen vừa lạ.
Nhắc đến các món ngon đặc sản Bình Định không thể không nhắc đến món bánh hỏi cháo lòng trứ danh. Bánh hỏi cháo lòng, hay bánh hỏi lòng heo là món ăn sáng được người dân Quy Nhơn ưa chuộng, cũng khiến không ít khách du lịch tò mò về hương vị. Thậm chí, nhiều người dân địa phương còn nói vui rằng chưa ăn bánh hỏi cháo lòng chứng tỏ chưa đặt chân đến vùng biển Quy Nhơn xinh đẹp.
Bánh hỏi cháo lòng thực tế là sự kết hợp của bánh hỏi và cháo, ăn kèm với lòng heo. Một suất ăn sẽ bao gồm một đĩa bánh hỏi, một đĩa thập cẩm lòng heo luộc và một bát cháo nóng hổi. Với một phần ăn như vậy du khách đã có một bữa sáng ấm bụng.
Nhắc đến các món ngon đặc sản Bình Định không thể không nhắc đến món bánh hỏi cháo lòng trứ danh. Bánh hỏi cháo lòng, hay bánh hỏi lòng heo là món ăn sáng được người dân Quy Nhơn ưa chuộng, cũng khiến không ít khách du lịch tò mò về hương vị. Thậm chí, nhiều người dân địa phương còn nói vui rằng chưa ăn bánh hỏi cháo lòng chứng tỏ chưa đặt chân đến vùng biển Quy Nhơn xinh đẹp.
Bánh hỏi cháo lòng thực tế là sự kết hợp của bánh hỏi và cháo, ăn kèm với lòng heo. Một suất ăn sẽ bao gồm một đĩa bánh hỏi, một đĩa thập cẩm lòng heo luộc và một bát cháo nóng hổi. Với một phần ăn như vậy du khách đã có một bữa sáng ấm bụng.
Kỳ thú bãi Đá Nhảy
Bãi biển Đá Nhảy với bãi tắm nguyên sơ cùng những hang động hình thù kỳ lạ nằm xen kẽ là các bãi đá có hình dáng kỳ lạ vẫn luôn là một điểm du lich hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến Quảng Bình. Đến đây, du khách không chỉ được thả mình vào làn nước trong xanh mà có thể tham gia rất nhiều loại hình giải trí vận động như chèo thuyền, leo núi, dạo chơi trong rừng dương...
13 thg 9, 2023
Độc đáo kiến trúc Đàn Thiện Phù Tải
Đàn Thiện Phù Tải, xã Thanh Giang (Thanh Miện) được xây dựng vào năm 1906 mang đậm kiến trúc truyền thống thời Nguyễn. Đây là di tích có kiến trúc khá độc đáo và đồng bộ từ toà tiền tế, trung từ đến hậu cung.
Cỗ chay xứ Huế
Nhắc đến ẩm thực Huế, ngoài sự nổi tiếng của ẩm thực đường phố, ẩm thực cung đình thì không thể không nói đến ẩm thực chay, một nét văn hóa đặc sắc và cũng đặc biệt của vùng đất chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa cung đình và văn hóa Phật giáo.
Hoang sơ Kỳ Co
Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km về phía Đông Nam, bán đảo Kỳ Co (thuộc địa phận xã Nhơn Lý, tỉnh Bình Định) được coi là một địa điểm du lịch lý thú nhất tại Quy Nhơn. Bán đảo Kỳ Co nổi tiếng với bãi tắm có ba mặt tựa núi, một mặt hướng ra biển tạo nên một khung cảnh hoang sơ và là lựa chọn khám phá ưa thích của du khách trong kỳ nghỉ cùng người thân, bạn bè.
Bãi biển Kỳ Co có vị trí đặc biệt với ba mặt giáp núi và một mặt giáp biển tạo thành một bãi biển biệt lập, tách biệt với khu vực đất liền và không bị ảnh hưởng bởi cuộc sống thành phố giúp du khách tĩnh tâm ngắm cảnh và tắm biển. Tạo hóa đã hình thành ra một vịnh nhỏ với núi non hùng vĩ với những tầng cây xanh rợp mát hay những hàng dừa rủ bóng xuống bãi cát trắng tạo nên vẻ đẹp thơ mộng làm đắm say lòng người.
Đặc biệt, hai bên bờ biển Kỳ Co còn có những bãi đá bị nước biển bào mòn, lâu dần tạo thành các lỗ hổng lớn trông như những hang động kì thú nằm nhấp nhô trên mặt nước biển. Những núi đá nằm kế tiếp nhau, dựng đứng tạo thành hàng trông như được bày trí sẵn mà không có một điểm khuyết. Thi thoảng du khách sẽ gặp vùng đá sụt xuống tạo thành những hố nông, khi thủy triều lên hoặc sóng biển đánh vào thì một lượng nước được lưu lại tạo thành những hồ nước nhỏ.
Ông chủ 'sê-ri' rạp ở Sài Gòn
Sài Gòn từng có gần cả trăm rạp hát, rạp chiếu bóng trải dài khắp các quận nội, ngoại thành. Nhưng ai là người sở hữu nhiều rạp nhất Sài Gòn? Dưới đây là câu chuyện từ hậu duệ của ông chủ "sê-ri" - chuỗi hơn 10 rạp hát, rạp chiếu bóng xưa ở Sài Gòn.
Ông Tư Thiêm nổi danh đất Bắc
Một câu chuyện lưu truyền trong giới mê rạp hát - rạp chớp bóng trước năm 1975 kể rằng ở Sài Gòn thập niên 1950, từng có ông chủ của "chuỗi" rạp trải dài từ trung tâm Sài Gòn qua khu Tân Định, Gia Định. Lời đồn ấy có thật? Tháng 6.2023, tôi đã được gặp ông Nguyễn Tiến, 71 tuổi (Q.11, TP.HCM), cựu giáo viên dạy toán ở TP.HCM, để tìm hiểu câu chuyện này. Ông Tiến cho biết ông là con út của ông chủ rạp từng sở hữu mấy chục rạp hát, chớp bóng từ Bắc vào Nam trước năm 1975.
Ông Tư Thiêm nổi danh đất Bắc
Một câu chuyện lưu truyền trong giới mê rạp hát - rạp chớp bóng trước năm 1975 kể rằng ở Sài Gòn thập niên 1950, từng có ông chủ của "chuỗi" rạp trải dài từ trung tâm Sài Gòn qua khu Tân Định, Gia Định. Lời đồn ấy có thật? Tháng 6.2023, tôi đã được gặp ông Nguyễn Tiến, 71 tuổi (Q.11, TP.HCM), cựu giáo viên dạy toán ở TP.HCM, để tìm hiểu câu chuyện này. Ông Tiến cho biết ông là con út của ông chủ rạp từng sở hữu mấy chục rạp hát, chớp bóng từ Bắc vào Nam trước năm 1975.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)