Anh Mai Việt Hùng đưa tui tới ăn phở tại một tiệm mà anh gọi là Phở Thơ, ngoài lý do đây là một tiệm phở ngon còn có một lý do khác: giữa quán có một tấm bảng thiệt lớn, đăng nguyên bài thơ ca ngợi phở của nhà thơ nổi tiếng Tú Mỡ.
9 thg 3, 2023
'Ghềnh đá đĩa' triệu năm của Tây Nguyên
Bãi đá hàng triệu năm xếp chồng lên nhau ở huyện Chư Sê có thể khiến du khách liên tưởng tới ghềnh đá đĩa nổi tiếng ở Phú Yên.
Ngắm đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu trước thềm lễ giỗ 646 năm
Tháng 2 âm lịch hàng năm, người dân Hà Tĩnh và đông đảo du khách thập phương lại tìm về với Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu để dâng hương, tế lễ, tưởng nhớ ngày mất của bậc “Nữ trung hào kiệt”.
Thăm chiến tích “Hầm Nghiêng” trên đỉnh Hoành Sơn
Trên đỉnh Hoành Sơn ở xã Kỳ Nam (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có một chứng tích chiến tranh đặc biệt mang tên “Hầm Nghiêng”. Nơi đây ghi dấu sự hy sinh anh dũng của những cán bộ, chiến sỹ Trạm Radar 535 (Trung đoàn 351, Vùng 3 Hải quân).
8 thg 3, 2023
Đảo Dấu - điểm đến nhiều trải nghiệm
Đảo Dấu là điểm du lịch có rừng nguyên sinh, bãi đá cổ, ngọn hải đăng 125 tuổi cùng hệ thống đền thờ linh thiêng.
Đảo Dấu hay đảo Hòn Dấu, thuộc quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng, cách đất liền khoảng 700 m.
Theo sách "Đại Nam nhất thống chí" biên soạn vào thời Nguyễn, đảo có tên là Song Ngư hoặc Cồn Dừa, còn trong dân gian, ngư dân địa phương gọi là đảo Hòn Dấu bởi nó được đánh dấu trên bản đồ làm mốc cho tàu thuyền qua lại các luồng lạch cửa biển.
Theo sách "Đại Nam nhất thống chí" biên soạn vào thời Nguyễn, đảo có tên là Song Ngư hoặc Cồn Dừa, còn trong dân gian, ngư dân địa phương gọi là đảo Hòn Dấu bởi nó được đánh dấu trên bản đồ làm mốc cho tàu thuyền qua lại các luồng lạch cửa biển.
Hang quan tài trên đỉnh núi tây Thanh Hoá
Trong lòng hang rộng hơn 300 m² ở huyện Quan Hoá, hàng trăm cỗ quan tài độc mộc ngổn ngang.
Ngọn núi Pa Cáng nằm cạnh dòng sông Lò chảy qua thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hoá, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 200 km về phía tây hiện còn nhiều bí ẩn chưa có lời giải.
Trong số những điều kỳ bí ở vùng đất Mường Ca Da cổ này, có những câu chuyện kỳ lạ liên quan đến một hang núi chứa quan tài táng trên sườn núi. Người dân địa phương gọi động táng này là hang Phi hay hang Ma.
Trong số những điều kỳ bí ở vùng đất Mường Ca Da cổ này, có những câu chuyện kỳ lạ liên quan đến một hang núi chứa quan tài táng trên sườn núi. Người dân địa phương gọi động táng này là hang Phi hay hang Ma.
Tiệm mì tươi gần 90 năm của gia đình gốc Hoa
Tiệm ăn của ông Dương Huy bán từ những năm 1930, với sợi mì tươi làm tại chỗ, mở từ sáng tới đêm, mỗi ngày khoảng 350 bát.
Tiệm mì nằm trong hẻm trên đường Lê Đại Hành, quận 11, vừa đủ một chiếc ôtô đi qua nhưng luôn đông khách, nhất là buổi sáng và ngày cuối tuần. Như nhiều tiệm mì của người Hoa ở Sài Gòn, nơi đây nổi bật với chiếc xe mì trang trí những bức tranh kính vẽ điển tích của các nhân vật truyện Tam Quốc. Theo chủ tiệm, xe này cũng đã "phục vụ" gần 40 năm nay, là chiếc thứ tư mà quán sử dụng từ ngày đầu.
Ông Huy là đời thứ ba nối nghiệp nghề bán mì tươi của gia đình. Chủ đầu tiên là ông Tư Ky, từ Trung Hoa di cư sang Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ trước. Ban đầu đây chỉ là gánh mì nhỏ bán ở đầu hẻm, một thời gian sau chuyển lên xe đẩy đi quanh khu chợ Thiếc, nơi có đông người Hoa sinh sống. "Đến những năm 70 thì quán yên vị bên trong hẻm đến bây giờ, cũng chỉ cách chỗ ban đầu chưa đến trăm mét", người đàn ông 57 tuổi nói.
Tiệm mì nằm trong hẻm trên đường Lê Đại Hành, quận 11, vừa đủ một chiếc ôtô đi qua nhưng luôn đông khách, nhất là buổi sáng và ngày cuối tuần. Như nhiều tiệm mì của người Hoa ở Sài Gòn, nơi đây nổi bật với chiếc xe mì trang trí những bức tranh kính vẽ điển tích của các nhân vật truyện Tam Quốc. Theo chủ tiệm, xe này cũng đã "phục vụ" gần 40 năm nay, là chiếc thứ tư mà quán sử dụng từ ngày đầu.
Ông Huy là đời thứ ba nối nghiệp nghề bán mì tươi của gia đình. Chủ đầu tiên là ông Tư Ky, từ Trung Hoa di cư sang Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ trước. Ban đầu đây chỉ là gánh mì nhỏ bán ở đầu hẻm, một thời gian sau chuyển lên xe đẩy đi quanh khu chợ Thiếc, nơi có đông người Hoa sinh sống. "Đến những năm 70 thì quán yên vị bên trong hẻm đến bây giờ, cũng chỉ cách chỗ ban đầu chưa đến trăm mét", người đàn ông 57 tuổi nói.
Quán cà phê phong cách tín ngưỡng thờ Mẫu
Quán cà phê ở quận 3 màu sắc rực rỡ, trang trí hình ảnh các vị Thánh mẫu, rồng, hạc, trời mây, tạo nên vẻ huyền bí.
Quán cà phê trên đường Điện Biên Phủ hút khách bởi tông màu rực rỡ, bên ngoài như một ngôi chùa, hoạt động hơn nửa năm nay. "Qua cách trang trí, tranh ảnh, đồ vật thì quán muốn truyền tải nét đặc sắc của văn hoá thờ Mẫu đến nhiều người", anh Lê Xuân Phú, quản lý, cho biết.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam hay thường gọi là Đạo Mẫu, thờ Thánh Mẫu, thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ. Thực hành cơ bản của thờ Mẫu bao gồm các lễ cúng, lên đồng, hát văn và lễ hội. Năm 2016, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu" là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam hay thường gọi là Đạo Mẫu, thờ Thánh Mẫu, thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ. Thực hành cơ bản của thờ Mẫu bao gồm các lễ cúng, lên đồng, hát văn và lễ hội. Năm 2016, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu" là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Thăm lại Láng Linh
Những ngày cuối tháng 2, có dịp về thăm lại đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành (xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang), chúng tôi càng hiểu rõ hơn sự thành kính của người dân địa phương đối với vị anh hùng chống Pháp này. Dù thời gian trôi qua nhưng hình ảnh Quản cơ Trần Văn Thành vẫn sống mãi trong lòng nhân dân như một tượng đài bất khuất về lòng yêu nước, cùng công cuộc khai mở vùng đất Láng Linh huyền thoại.
Tín ngưỡng thiêng liêng
Tôi đến đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành (Bửu Hương tự) vào một buổi trưa nắng đổ. Khung cảnh khu di tích lịch sử - văn hóa này ít khi vắng khách, nhất là trong thời điểm cận kề lễ giỗ của Đức Cố Quản. Người dân từ khắp nơi đổ về đây, thắp nén hương tưởng nhớ công lao của ông cùng đội nghĩa binh Gia Nghị. Với họ, Quản cơ Trần Văn Thành được gọi với danh xưng vừa thành kính, vừa gần gũi: Đức Cố.
Tín ngưỡng thiêng liêng
Tôi đến đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành (Bửu Hương tự) vào một buổi trưa nắng đổ. Khung cảnh khu di tích lịch sử - văn hóa này ít khi vắng khách, nhất là trong thời điểm cận kề lễ giỗ của Đức Cố Quản. Người dân từ khắp nơi đổ về đây, thắp nén hương tưởng nhớ công lao của ông cùng đội nghĩa binh Gia Nghị. Với họ, Quản cơ Trần Văn Thành được gọi với danh xưng vừa thành kính, vừa gần gũi: Đức Cố.
Đời ốc
Nhiều năm trước, cái thời con ốc nằm lềnh ngoài đồng ruộng, người ta đã biết nó là món ăn ngon "bá cháy" của xứ miệt vườn. Khi con ốc nội địa khan hiếm hơn, thì ốc “nhập khẩu” tràn về. Dù khác nhau về xuất xứ, chủng loại, chúng vẫn được ưa chuộng như nhau, mang lại thu nhập cho những người trót nặng nợ với “đời ốc”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)