19 thg 5, 2022

"Bãi biển mini" giữa lòng thị xã Ayun Pa

Thời gian gần đây, khu vực bãi cát bồi dọc bờ kè và chân cầu Bến Mộng (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) thu hút nhiều người dân đến vui chơi, dã ngoại. Mọi người ví khu vực này như một “bãi biển mi ni” giữa lòng thị xã.

Dòng sông Ba gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt, sản xuất, nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ người dân thị xã Ayun Pa. Khác với sự hung hãn vào mùa mưa, thời điểm này, nước sông Ba trong vắt, hiền hòa. Mực nước sông hạ thấp, lòng sông thu hẹp làm nhô lên những bãi bồi với dải cát trắng mịn trải dài, cùng với cánh đồng xanh mướt hai bên bờ tạo khung cảnh thiên nhiên nên thơ, hữu tình.

Từ trên cầu Bến Mộng nhìn xuống, nơi đây như một “bãi biển mi ni” giữa lòng thị xã. Trước sức nóng của những ngày đầu hè, chiều đến, nhiều người tìm đến khu vực này dạo chơi, hóng mát. Chỉ cần một tấm bạt nhỏ, một ít đồ ăn mang theo, cả gia đình sẽ có một chuyến dã ngoại thú vị. Trẻ em thoải mái chơi đùa, bơi lội, xây lâu đài cát; các bạn trẻ có địa điểm lý tưởng để check-in. Chỉ khi ánh lửa bập bùng đã tắt, những cuộc vui mới dừng, trả lại vẻ yên bình vốn có cho dòng sông.

Tấm bia cổ ghi sự tích bảng nhãn Ngô Hoán

Từ vũ thôn Thượng Đáp, xã Nam Hồng (Nam Sách) tôn thờ Tiến sĩ Ngô Hoán – một trong những danh nhân triều Lê đã có nhiều công lao trong công cuộc xây dựng đất nước.

Di tích từ vũ thôn Thượng Đáp ngày nay

Ngô Hoán nổi tiếng với lòng cương trực, kiên quyết chống lại những quan lại hống hách gây phiền nhiễu trong triều chính, áp bức nhân dân. Ông còn là nhân vật xuất sắc trong Hội Tao đàn “Nhị thập bát tú” dưới triều Lê Thánh Tông.

Bí ẩn hầm Đình Đông

Huyện Thanh Miện mong muốn được khai thác căn hầm bí mật ở Đình Đông, xã Thanh Tùng thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ sau.

Một cửa đi vào căn hầm Đình Đông, xã Thanh Tùng (Thanh Miện) đã được tu sửa lại

Ít ai biết gần di tích lịch sử quốc gia Đình Đông ở xã Thanh Tùng (Thanh Miện) có một căn hầm bí mật gắn với nhiều sự kiện chính trị đã diễn ra tại đình. Tuy nhiên, hiện nay công trình này vẫn chưa nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền.

Đình Xuân Áng và sự tích về vị thần Nhật Dịch Đại vương

Đình Xuân Áng, xã Thanh Xuân (Thanh Hà) có nhiều hiện vật giá trị, đặc biệt là hệ thống bia đá cổ khắc ghi những người công đức đóng góp tiền của tu sửa di tích qua các thời kỳ.

Đình Xuân Áng ngày nay

Đình Xuân Áng thờ vị thành hoàng Nhật Dịch Đại vương giúp vua Lê đánh giặc Chiêm Thành, được tặng phong Thượng đẳng phúc thần.

Xứ Thanh – xứ sở của những truyền thuyết, huyền thoại

Xứ Thanh – vùng đất của lịch sử, nơi lắng đọng tinh hoa văn hóa ngàn năm. Từ buổi bình minh trên núi Đọ - bình minh của loài người, xứ Thanh vinh dự và tự hào là quê hương trống đồng Đông Sơn với nền văn hóa – văn minh rực rỡ, nơi lưu lại nhiều dấu ấn đặc sắc về thời đại Hùng Vương, là nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến, là cái nôi sản sinh nhiều bậc vua, chúa và các anh hùng hào kiệt, văn nhân xuất chúng. Chính bởi cái danh giá ngàn năm ấy đã đúc kết, hình thành một kho tàng văn học dân gian đa dạng, đặc sắc. Trong đó, xứ Thanh được xem như là xứ sở của truyền thuyết, huyền thoại.


Nét đẹp của núi Bàn A và Đại Hùng tự (thường gọi là chùa Vồm) trên địa bàn phường Thiệu Khánh, TP Thanh Hóa gắn liền với hai nhân vật “khổng lồ” trong huyền thoại xứ Thanh là ông Vồm và ông Bưng.

Mùa cam ngọt ở Son - Bá - Mười

Mặc dù mới đưa vào trồng vài năm gần đây nhưng những vườn cam tại vùng đất Cao Sơn (tên gọi của 3 thôn Son, Bá, Mười, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, Thanh Hóa) đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.

Thời gian này, đến với vùng đất Cao Sơn (Son, Bá, Mười), du khách không khỏi ngỡ ngàng nhìn những đồi cam vàng óng đang đến kỳ thu hoạch.

Son - Bá - Mười: “Sa Pa trong lòng xứ Thanh”

Nằm giữa bốn bề núi non hùng vĩ, băng qua rừng già đèo cả, hiện lên trong mây là một Cao Sơn ở độ cao hơn 1.000m trầm mặc đầy cuốn hút. Người ta ví nơi đây có vẻ đẹp tựa như Sa Pa của Tây Bắc hay xứ Đà Lạt của đất rừng Tây Nguyên.

Cao Sơn chính là món quà tuyệt vời mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng cao xứ Thanh. Nơi đây gồm 3 bản làng Son – Bá – Mười ở vùng cao thuộc xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, là nơi sinh sống và cư trú của đồng bào người dân tộc (chủ yếu là dân tộc Thái).

17 thg 5, 2022

Quán bún bò Giáo Toàn

Hơn 40 năm qua, quán bún bò Giáo Toàn của gia đình ông Nguyễn Đức Thịnh (42 tuổi) là điểm đến quen thuộc của nhiều người dân ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Nhiều người truyền tai nhau quán rộng như cái chợ, mỗi ngày chủ quán bán gần 1 tấn bò vì lúc nào khách cũng đông nghìn nghịt. Có thật là như vậy?

Mối quen khắp 3 tỉnh, thành

Hơn 16 giờ một ngày giữa tuần, tôi ghé quán bún bò Giáo Toàn của ông Thịnh tại số 218 Quốc lộ 1K (P.Linh Xuân, TP.Thủ Đức). Trước quán, là hàng dài xe ô tô của khách đang đỗ còn bên trong, dù không phải giờ cao điểm nhưng cũng đã có gần trăm khách ngồi ăn. Tiếng cười nói rôm rả khắp quán.

Quán rộng rãi tới mức nhiều khách ví như một cái chợ. Ảnh: Cao An Biên

16 thg 5, 2022

Về Long An ghé đình Vạn Phước nghe đờn ca tài tử Nam bộ

 Mỗi năm vào đúng 3 ngày 17, 18 và 19 tháng giêng, đình Vạn Phước rộn ràng tiếng đờn, lời ca các nghệ nhân của nhiều ban nhạc đờn ca tài tử từ các địa phương hội tụ vể đây giao lưu nhân ngày Lễ Cầu an, Lễ giỗ của Đốc binh Nguyễn Quang Là và đức Nghệ nhân Đờn ca tài tử Nguyễn Quang Đại.


Đình Vạn Phước toạ lạc trên khu đất rộng 4.768 m² thuộc ấp Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Đình Vạn Phước toạ lạc trên một khu đất rộng 4.768 m², diện tích xây dưng 255 m², ấp Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Theo sách Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức viết năm 1820 cũng như Địa bạ tỉnh Gia Định năm 1836, thì xã Mỹ Lệ ngày nay trước kia gồm 3 làng, trong đó có (làng) Vạn phước Phường thuộc tổng Phước Điền Thượng, huyện Phước Lộc, phủ Tân Bình, trấn Phiên An.

Ngôi đình có tên Vạn Phước có lẽ từ tên Vạn Phước phường ngày xưa.

Ngọt ngon cháo dọp

Cháo dọp là món ăn quen thuộc của người dân quê tôi ở xã Phổ Cường (TX.Đức Phổ). Con dọp có thể chế biến nhiều món ăn, nhưng nhiều người thích nấu cháo bởi hương vị thơm ngon đặc trưng.

Chợ quê nhộn nhịp từ sớm tinh sương. Các bà, các mẹ đi chợ mua thực phẩm mang về chế biến món ăn trong bữa cơm gia đình. Nhiều người mua dọp (còn gọi là vọp) về nấu canh, xào, nướng, luộc... Dọp là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ trông tựa hến nhưng lớn hơn, nhiều con to hơn ngón chân cái nên còn gọi là hến kình. Dọp sống trong lớp bùn non ở đáy sông, đầm nước và cả khe suối. Nhiều người dân ở quê lội nước bắt dọp rồi mang ra chợ bán với giá rất rẻ.

Dọp có thể chế biến nhiều món ăn ngon. 
Món cháo dọp thơm ngon. Ảnh: T.Thy