9 thg 11, 2021
Phật Tích Tòng Lâm vẻ đẹp diệu kỳ
Vì sao gọi là Phật Tích Tòng Lâm? Phật tích nghĩa là cảnh Phật cổ xưa, tích xưa. Tòng Lâm là chỗ của chúng Tăng tụ họp, tức là chỗ Tăng chúng yên ở, cũng gọi là Thiền lâm hay Thiền viện, đều là những nơi thanh tịnh để cho chúng Tăng tu tập và thiền định. Nơi đó có rừng cây che mát, nhiều vô số, cũng có nghĩa là có vô số chúng Tăng hòa hiệp ở chung một chỗ mà tu hành.
Thuở đức Phật còn tại thế, thường cùng đệ tử nhóm ở nơi rừng Kỳ Đà, hoặc ở Trúc Lâm mà thuyết pháp, nên gọi những chỗ ấy là Tòng Lâm (Trung Quốc dịch). Già lam là tiếng Ấn Độ.
Thiền viện Thường Chiếu trong mắt tôi
Trong các câu chữ gọn gàng giản dị, Hòa thượng lồng ghép nói về chốn thiền Thường Chiếu xa lắc trên miệt Trấn Biên, thời hoang sơ đầy lồ ô, tre trúc và lau sậy, sỏi đá...Ngài cùng chư tăng lao tác kiên trì dựng cảnh tự rồi phát triển thành chốn thiêng có tiếng ở phía Nam của Thiền tông.
Ngôi chùa độc đáo trên núi Thị Vải
Ngôi chùa được xây dựng với nét kiến trúc độc đáo, giao thoa của 2 nền văn hóa Việt Nam - Nhật Bản. Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, bà Lê Thị Nữ tức Ni sư Diệu Thiện là người đầu tiên lên núi mở am tu hành. Năm 1802, bà nằm mộng thấy vua lạc đường nên đã nấu cơm tìm đường xuống núi và cứu được Nguyễn Vương. Sau khi về kinh, Nguyễn Vương lên ngôi vua và lấy hiệu là Gia Long. Nhớ ơn của bà, vua cho người quay lại núi đền ơn thì hay tin bà đã qua đời. Cảm kích công ơn của bà, nhà vua đã đặt tên cho núi là núi Thị Vải, dòng sông chảy dọc theo triền núi cũng được đặt theo tên gọi này. Đồng thời, sắc phong cho bà là Linh Sơn Thánh mẫu, am nơi bà tu hành cũng được sắc tứ Linh Sơn Bửu Thiền tự.
Nét riêng độc đáo của Chùa Phổ Đà Sơn
Từ Quốc lộ 51, theo hướng Bà Rịa đi TP.Hồ Chí Minh, qua trạm thu phí chừng 15 km, qua Giáo xứ Phước Lộc, có con đường (nằm bên tay phải) dẫn vào Trung tâm Văn hóa Thông tin-Thể thao, Học tập Cộng đồng phường Tân Phước, TX.Phú Mỹ. Đi chừng 200 m, nhìn sang trái sẽ thấy Chùa Phổ Đà Sơn.
Ngôi chùa cổ hơn 200 năm tuổi ở An Ngãi
6 thg 11, 2021
Đường lên núi Cấm - Chùa Phật Lớn
Du khách tham quan khu du lịch Núi Cấm bằng cáp treo hoặc bằng xe hơi (như hối còn cho xe hơi lên núi) thì hầu như điểm đến chỉ là khu Trung tâm hành hương, tức vùng cảnh quan hồ Thủy Liêm. Nơi đây tập trung các điểm tham quan ấn tượng (và đi lại thuận tiện) như tượng Phật Di Lặc trên núi lớn nhất châu Á, chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh...
Huế - Nơi lưu giữ tinh hoa nghề Việt
Dấu ấn quan xưởng triều Nguyễn
Dẫu đã qua hàng trăm năm sương gió, Huế vẫn rực rỡ vàng son với lớp lớp cung vàng điện ngọc, thành quách, lăng tẩm đền đài và vô số bảo vật của các triều đại phong kiến để lại, góp phần tạo nên một di sản văn hóa thế giới có một không hai của nhân loại.
Người xây tượng Phật trên núi Cấm
Nụ cười 'Xuân Di Lặc' qua từng tác phẩm điêu khắc của nghệ nhân Thụy Lam
TÂM HƯỚNG PHẬT… NHIỆM MÀU TỪ ĐÔI BÀN TAY.
“Khi làm tượng, tôi đã cắt đứt hết mọi chướng duyên, chướng nghiệp, chỉ tập trung vào công việc. Tất cả mọi thứ phải để nó trôi đi nhẹ nhàng như gió thoảng. Tâm mình phải tịnh, không một mảy may vọng động. Bởi vì, vọng tâm thì mọi việc đều dễ dàng tan vỡ như bong bóng! Mình làm tượng Phật, tượng Bồ tát mà lòng không thanh thản, nhiều tạp niệm thì sẽ mất niềm tin trong từng nét vẽ... Tự mình làm mình không xứng đáng với sự thanh khiết, cao siêu của Chư Phật… Làm tượng Phật cũng như tu thiền… Và, người xây chùa thì có Pháp môn xây chùa,còn người làm tượng thì cũng phải có Pháp môn tạo tượng!”. Câu nói này tỏ rõ tâm sự bất biến của Điêu khắc gia Thụy Lam khi bắt tay vào việc tạc tượng!
4 thg 11, 2021
Đường lên núi Cấm - thuở xưa
Năm 1951, học giả Nguyễn văn Hầu cùng 3 người bạn làm một chuyến du hành Thất Sơn, và sau đó ông viết thành bút ký Nửa tháng trong miền Thất Sơn. Chương VIII của bút ký là 30 giờ trên núi Cấm kể về hành trình lên ngọn núi này. Thời điểm ông thực hiện chuyến đi đường sá đã thuận tiện hơn thuở trước rất nhiều nhưng so với 70 năm sau - tức hiện nay - cũng là rất khác. Tui trích đăng câu chuyện kể của ông năm 1951 kèm theo hình minh họa chụp trong chuyến hành trình 3 giờ trên núi Cấm của tui hồi đầu năm nay để... so sánh (3 giờ là tính luôn giờ... ăn bánh xèo á!).