Cách trung tâm TP Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 40km về hướng Bắc, gần 30 năm qua, quán cháo giò của bà Nguyễn Thị Bích (62 tuổi, ở thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) là điểm đến nổi tiếng của nhiều du khách gần xa mỗi khi có dịp đến Bình Định.
28 thg 4, 2021
Cháo giò heo ở Ngô Mây, Bình Định
Dù quán lụp xụp, không biển hiệu nhưng hàng chục năm qua, quán cháo giò heo ở TT Ngô Mây (huyện Phù Cát, Bình Định) không chỉ nổi tiếng khắp trong tỉnh mà nhiều du khách phương xa đã ghé thưởng thức.
Thơm ngon món gân bò Bảy Mẫu
Cùng với các món don, ram bắp, nem nướng, bánh tráng mắm ruốc hay ram thịt nướng, thì món gân bò của quán gân bò Bảy Mẫu được du khách gần xa truyền tai nhau: “Đây là món ăn nhất định phải thử một lần khi đến Quảng Ngãi”.
Nằm trong hẻm nhỏ số 363/48 Nguyễn Trãi, phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi), nhưng quán gân bò Bảy Mẫu luôn tấp nập khách. Quán mở cửa đón khách từ 13 giờ chiều đến tầm 19 giờ tối. Bà Nguyễn Mỹ Tâm (65 tuổi), chủ quán gân bò Bảy Mẫu cho hay: Quán hoạt động đến nay đã 15 năm. Món ăn gân bò chua ngọt ở đây được chế biến theo công thức riêng của gia đình.
Nằm trong hẻm nhỏ số 363/48 Nguyễn Trãi, phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi), nhưng quán gân bò Bảy Mẫu luôn tấp nập khách. Quán mở cửa đón khách từ 13 giờ chiều đến tầm 19 giờ tối. Bà Nguyễn Mỹ Tâm (65 tuổi), chủ quán gân bò Bảy Mẫu cho hay: Quán hoạt động đến nay đã 15 năm. Món ăn gân bò chua ngọt ở đây được chế biến theo công thức riêng của gia đình.
Nghề luyện quặng sắt xưa ở Lò Thổi
Quảng Ngãi từng có hai ngôi làng cùng mang tên Lò Thổi. Một ngôi làng nằm ở xã Bình Khương (Bình Sơn) và một làng ở thị trấn Mộ Đức (Mộ Đức). Hai ngôi làng này cách nhau hơn 50km, nhưng cùng gắn với nghề luyện quặng sắt thuở xưa. Cái tên Lò Thổi cũng từ đấy mà có.
Theo ghi chép tại Địa chí Quảng Ngãi, nghề rèn có mặt trên đất Quảng Ngãi từ rất sớm, nó gắn bó với cư dân Sa Huỳnh từ thời đại đồ sắt trước Công nguyên, cách đây trên 2000 năm. Đi liền với rèn là nghề nấu quặng sắt - nghề sản xuất ra nguyên liệu cho nghề rèn. Dấu vết để lại của sự sôi động trong nghề luyện quặng là dấu tích của các bãi phế sắt tại hai “thủ phủ” nghề luyện quặng sắt của Quảng Ngãi xưa kia là Mộ Đức và Bình Sơn. Mặt khác, "lò thổi"- loại dụng cụ đặc trưng của nghề luyện quặng sắt - dần dà đi sâu vào tiềm thức và trở thành cái tên được người xưa dùng định danh cho những ngôi làng chuyên làm nghề luyện quặng.
Theo ghi chép tại Địa chí Quảng Ngãi, nghề rèn có mặt trên đất Quảng Ngãi từ rất sớm, nó gắn bó với cư dân Sa Huỳnh từ thời đại đồ sắt trước Công nguyên, cách đây trên 2000 năm. Đi liền với rèn là nghề nấu quặng sắt - nghề sản xuất ra nguyên liệu cho nghề rèn. Dấu vết để lại của sự sôi động trong nghề luyện quặng là dấu tích của các bãi phế sắt tại hai “thủ phủ” nghề luyện quặng sắt của Quảng Ngãi xưa kia là Mộ Đức và Bình Sơn. Mặt khác, "lò thổi"- loại dụng cụ đặc trưng của nghề luyện quặng sắt - dần dà đi sâu vào tiềm thức và trở thành cái tên được người xưa dùng định danh cho những ngôi làng chuyên làm nghề luyện quặng.
Thơm ngon canh mực cơm
Sau Tết, ở các chợ quê bày bán mực cơm tươi rói. Đây cũng là dịp mẹ tôi lại trổ tài chế biến các món ăn từ mực cơm, nhưng tôi vẫn thích nhất là canh mực cơm thơm ngon khó cưỡng.
Để mua được mực cơm tươi óng ánh, mẹ tôi thường đi chợ từ lúc sáng sớm. Mực cơm vừa ngon, vừa rẻ hơn so với mực ống, mực lá... thế nên nếu không đi chợ sớm, thì khó mà mua được mực ngon. Mực cơm tươi có thể chế biến thành nhiều món ăn như hấp gừng, chiên, xào chua ngọt, nấu canh... Nhưng với những ngày thời tiết bắt đầu oi nóng như thế này, mẹ tôi thường làm món canh mực cơm kết hợp với mướp, vừa lạ miệng, lại vừa giải nhiệt.
Để mua được mực cơm tươi óng ánh, mẹ tôi thường đi chợ từ lúc sáng sớm. Mực cơm vừa ngon, vừa rẻ hơn so với mực ống, mực lá... thế nên nếu không đi chợ sớm, thì khó mà mua được mực ngon. Mực cơm tươi có thể chế biến thành nhiều món ăn như hấp gừng, chiên, xào chua ngọt, nấu canh... Nhưng với những ngày thời tiết bắt đầu oi nóng như thế này, mẹ tôi thường làm món canh mực cơm kết hợp với mướp, vừa lạ miệng, lại vừa giải nhiệt.
Hoài niệm những thổ sản xưa...
Có rất nhiều thổ sản của Quảng Ngãi từng được triều đình nhà Nguyễn xếp vào danh mục thổ sản đặc biệt, mang tính đặc trưng cho địa phương mà không nơi nào có được. Tuy nhiên, trải qua bao biến thiên, đại đa số những thổ sản này đã biến mất, chẳng còn lưu lại dấu tích.
Nhớ nghĩa sâm, nhớ gạo trì trì...
Lần giở Đại Nam nhất thống chí tập II, khi nhắc đến Quảng Ngãi, Quốc sử quán triều Nguyễn ngày ấy đã thống kê khá chi tiết các loại thổ sản đặc trưng của xứ Quảng. Thế nhưng, nếu soi chiếu vào hiện tại thì phần lớn người dân Quảng Ngãi bây giờ chỉ “quen mặt” với một số ít thổ sản như: Quế, cây báng (hay còn gọi là cây đoác mà người miền núi Quảng Ngãi thường ủ rượu ngay trên cây). Còn lại, các thổ sản như: Nghĩa sâm, cây sáp, cây dầu hương cùng hàng loạt giống lúa bản địa quý đều đã trở thành những cái tên khá xa lạ trong tâm thức người Quảng Ngãi.
Nhớ nghĩa sâm, nhớ gạo trì trì...
Lần giở Đại Nam nhất thống chí tập II, khi nhắc đến Quảng Ngãi, Quốc sử quán triều Nguyễn ngày ấy đã thống kê khá chi tiết các loại thổ sản đặc trưng của xứ Quảng. Thế nhưng, nếu soi chiếu vào hiện tại thì phần lớn người dân Quảng Ngãi bây giờ chỉ “quen mặt” với một số ít thổ sản như: Quế, cây báng (hay còn gọi là cây đoác mà người miền núi Quảng Ngãi thường ủ rượu ngay trên cây). Còn lại, các thổ sản như: Nghĩa sâm, cây sáp, cây dầu hương cùng hàng loạt giống lúa bản địa quý đều đã trở thành những cái tên khá xa lạ trong tâm thức người Quảng Ngãi.
27 thg 4, 2021
Lăng thờ bộ xương Cá Ông dài 12m
Lăng Ông Thủy Tướng (Cần Giờ) có thờ bộ xương Cá Ông dài 12m để tri ân cá cứu người trên biển.
Ngọt mát canh hến nấu bầu
Mẹ từ quê ra thăm mang theo hai quả bầu cuống còn xanh ngắt và vài ký hến sông, mẹ bảo để nấu canh hến cho con. Nắng nóng thế này mà ăn tô canh hến với bầu non thì mát lòng, mát dạ.
Nghe mẹ nói, tôi lại nhớ về những ngày xưa cũ cùng lũ trẻ trong làng lùa trâu ra đồng, rồi rủ nhau xuống sông lặn hến. Nói là sông, nhưng bọn con nít chúng tôi chỉ chọn những bãi cát trài, nước cạn ngang hông để ngụp lặn. Những đứa chưa biết bơi thì khéo léo lấy các ngón chân kẹp lại mỗi khi dẫm được hến. Đến lúc bắt đầy hai tay, chúng tôi lại đem lên bờ dồn thành đống. Có đứa mang theo bao cát nhỏ để đựng, đứa quên thì cởi áo buộc lại một đầu, đầu kia đổ hến vào, rồi cứ thế cưỡi lên lưng trâu mang về nhà.
Nghe mẹ nói, tôi lại nhớ về những ngày xưa cũ cùng lũ trẻ trong làng lùa trâu ra đồng, rồi rủ nhau xuống sông lặn hến. Nói là sông, nhưng bọn con nít chúng tôi chỉ chọn những bãi cát trài, nước cạn ngang hông để ngụp lặn. Những đứa chưa biết bơi thì khéo léo lấy các ngón chân kẹp lại mỗi khi dẫm được hến. Đến lúc bắt đầy hai tay, chúng tôi lại đem lên bờ dồn thành đống. Có đứa mang theo bao cát nhỏ để đựng, đứa quên thì cởi áo buộc lại một đầu, đầu kia đổ hến vào, rồi cứ thế cưỡi lên lưng trâu mang về nhà.
Bánh tráng cá cơm
Bữa nọ, tôi cùng mẹ về quê ăn giỗ, bác Hai lôi trong chiếc chạn nhỏ ở góc bếp ra bịch bánh tráng. Người Quảng Ngãi chuộng bánh tráng là chuyện thường thấy, nhưng những chiếc bánh tráng này đặc biệt hơn một chút. Đó là bánh tráng cá cơm.
Món bánh tráng được phủ kín cá cơm đã ngắt đầu, lọc sạch xương, có thể nướng hoặc cắt nhỏ chiên cùng dầu ăn. “Làm để dành cho mấy ông chồng lai rai với nhau, ngon lắm”, bác Hai gái nói với tôi.
Món bánh tráng được phủ kín cá cơm đã ngắt đầu, lọc sạch xương, có thể nướng hoặc cắt nhỏ chiên cùng dầu ăn. “Làm để dành cho mấy ông chồng lai rai với nhau, ngon lắm”, bác Hai gái nói với tôi.
Ngọt ngào mùa bắp
Những ngày này, nắng vàng ươm trải dài trên các con phố. Đó cũng là lúc các bà, các cô ở phường Lê Hồng Phong, xã Tịnh An (TP.Quảng Ngãi) chở theo những giỏ bắp luộc lỉnh kỉnh hai bên chiếc xe đạp đi bán dạo trên những tuyến đường, báo hiệu mùa bắp lại rộ về. Ở quê tôi, đây cũng là khoảng thời gian những vạt bắp trổ cờ trải dài các bãi bồi ven sông. Nhớ những ngày còn nhỏ, mùa bắp cũng là mùa tha hồ được thưởng thức những món ăn dân dã, hấp dẫn như bắp luộc, chè bắp, ram bắp, canh bắp. Thú vị nhất có lẽ là những buổi chiều quạt than nướng bắp, tỏa hương thơm lừng cả một góc xóm...
Ngày trước, người trồng bắp thường chờ đến khi bắp già khô mới thu hoạch để bán hạt. Chỉ riêng những hàng bắp phía ngoài “còi cọc” hay những đoạn cây bắp trồng dày quá mới được “tỉa” bớt lúc bắp còn non. Bắp non dùng để chế biến ngon nhất khi chỉ vừa cứng hạt, bấm nhẹ ngón tay vào hạt có những giọt sữa bắp đượm ra. Nhớ những buổi chiều đi học về, chạy vào gian bếp có nồi bắp luộc sẵn, chỉ cần giở nắp vung ra, hương bắp tỏa ra thơm lừng. Rồi vội gắp trái bắp còn bốc khói nghi ngút, vừa thổi vừa ăn, cắn hạt bắp mềm dẻo ngọt ngập răng. Đã nhất là khi ăn xong, chúng tôi được thưởng thức ly nước bắp luộc có vị ngọt nhẹ tự nhiên.
26 thg 4, 2021
Gió và nước ở Kontum
Những ai đam mê kiến trúc ắt hẳn đều biết đến tên kiến trúc sư Võ Trong Nghĩa với vô số tác phẩm đoạt giải quốc tế của anh, trong đó nổi bật là những kiến trúc xanh - đặc biệt là với vật liệu chủ lực là tre. Công trình nổi bật, đoạt giải quốc tế đầu tiên của Võ Trọng Nghĩa là cafe Gió và Nước ở Bình Dương, hoàn thành năm 2008.
Sau Gió và Nước ở Bình Dương, nhiều công trình tương tự đã được Võ Trọng Nghĩa tạo nên cả trong và ngoài nước. Một trong những công trình ấy là Cafe Indochine ở Kontum. Cafe Kontum Indochine được xây dựng tháng 7/2013 và ngay sau đó đã được tạp chí ArchDaily (Mỹ) đưa vào danh sách 5 công trình được đề cử giải thưởng Building of the Year (công trình của năm) tại hạng mục khách sạn - nhà hàng. Giải thưởng trên được quyết định bởi chính các nhà chuyên môn và hơn 300.000 độc giả trên toàn thế giới của ArchDaily bình chọn cho công trình kiến trúc ấn tượng nhất trong năm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)