18 thg 2, 2021

Chùa Xà Tón ở Tri Tôn

 Ở cách thành phố Long Xuyên khoảng trên 50 km, thuộc huyện Tri Tôn có một ngôi chùa Khmer nổi tiếng. Đây được xem là ngôi chùa Khmer tiêu biểu nhất, lớn nhất và xưa nhất ở An Giang. Tên chùa là Xvayton, viết là ស្វាយទង.


Toàn cảnh chùa Xà Tón. Ảnh Bùi thị Đào Nguyên trên Wikipedia

Ðộc đáo Tết Khỉ của người Ca Dong

Vào những ngày cuối năm, khi ruộng rẫy đã thu hoạch xong, kho lúa đã đầy, người Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) tại xã Đăk Ring, huyện Kon Plông lại tất bật chuẩn bị đón lễ hội lớn nhất trong năm– Tết Khỉ. Cũng giống như Tết Nguyên đán, Tết Khỉ đối với người Ca Dong đánh dấu một năm cũ qua đi, năm mới đã đến cùng những ước nguyện tốt lành.

Với mong muốn tìm hiểu về Tết Khỉ, tôi vượt hơn trăm cây số để đến với người Ca Dong ở làng Măng Lây, thôn Vắc Y Nhông, xã Đăk Ring - nơi bà con còn lưu giữ và kế thừa truyền thống tốt đẹp phong tục này qua bao đời nay.

Năm nay, vào ngày 3/12 (âm lịch), làng Măng Lây tổ chức Tết Khỉ. Trong tiết trời giá buốt, sương mù bao phủ núi rừng, dân làng Măng Lây quây quần bên bếp lửa hồng tí tách. Với giọng trầm đục, già A Tóc đưa tôi vào câu chuyện của người Ca Dong. Rằng, chẳng biết từ bao giờ, người Ca Dong ở đây đã coi loài khỉ như linh vật. Người xưa quan niệm, ở mỗi dãy núi, cánh rừng luôn có một Ông Khỉ xua đi tai ương, vận rủi, gìn giữ từng cây lúa, hạt thóc để giúp mùa màng bà con bội thu, lương thực đủ đầy. Cũng vì thế mà vào mỗi thời điểm vụ mùa kết thúc, người Ca Dong luôn tổ chức một lễ cúng để tỏ lòng biết ơn, đồng thời gửi gắm kho thóc của mình để Ông Khỉ trông coi đến khi vụ mùa mới bắt đầu. Theo dòng thời gian, lễ cúng này đã trở thành Tết Khỉ trong đời sống của người Ca Dong.

Dựng cây nêu đón Tết Khỉ. Ảnh: T.T

Đàn T’rưng của người Gia Rai

Với người Gia Rai ở làng Chốt (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy), đàn T’rưng là nhạc cụ quen thuộc gắn bó mật thiết trong đời sống sản xuất, sinh hoạt văn hóa tinh thần của dân làng. Mọi người không chỉ sử dụng đàn T’rưng trong các dịp lễ hội mà còn sử dụng ở nương rẫy để bảo vệ mùa màng trước muông thú và để giao lưu trong cộng đồng, phục vụ các sinh hoạt văn hóa, sau một ngày lao động vất vả.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống chế tác các nhạc cụ truyền thống của dân tộc ở làng Chốt, Nghệ nhân ưu tú A Huynh (39 tuổi) hiểu rõ đàn T’rưng có vai trò và ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với người dân trong làng. A Huynh nhớ lại, khi còn nhỏ, lúc cùng cha mẹ lên rẫy, anh đã nhìn thấy đàn T’rưng ở trong chòi rẫy của hầu hết các gia đình trong làng.

Cùng ăn Tết truyền thống của người Xơ Đăng

Khi những hạt lúa vàng ươm đã được chất đầy trong mỗi góc nhà sàn, ánh nắng cũng dần dịu trong cái se lạnh đầu đông cũng là thời điểm đồng bào Xơ Đăng ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô ăn Tết lúa mới truyền thống.

Những ngày cuối năm, chúng tôi đến làng Đăk Rô Gia vào một sáng mùa đông se lạnh. Cả ngôi làng vẫn còn chìm trong sương sớm bên dòng Đăk Tờ Kan thơ mộng. Ngay từ tinh mơ, đàn ông, con trai đã dậy thật sớm mặc trên mình những bộ áo quần mới nhất để đón Tết lúa mới truyền thống của cha ông. Những người phụ nữ, con gái dậy từ tờ mờ sáng chuẩn bị nấu nướng, chuẩn bị những mâm cơm thịnh soạn nhất để đón Tết.

Tết lúa mới là lễ hội quan trọng và lớn nhất trong năm của đồng bào Xơ Đăng ở huyện Đăk Tô, thường được tổ chức 2 ngày, 2 đêm. Lễ hội được tổ chức với nhiều nghi thức linh thiêng để cúng thần linh và các hoạt động múa hát làm cho không khí của ngày Tết mang nhiều ý nghĩa văn hóa tâm linh và gắn kết cộng đồng làng.

Vào dịp cuối năm, sau khi thu hoạch xong mùa vụ, người Xơ Đăng tại xã Đăk Trăm (huyện Đăk Tô) lại tổ chức lễ hội mừng lúa mới. Cũng gần giống như Tết Nguyên đán, đây là Tết truyền thống quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở Đăk Trăm nói riêng, cả huyện Đăk Tô nói chung. Tùy theo phong tục của từng làng mà lễ hội được tổ chức theo quy mô và hình thức khác nhau.

Đội cồng chiêng làng Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm) biểu diễn trong lễ hội mừng lúa mới. Ảnh: N.P

Món thịt giã của người Mạ

Thịt giã là món ăn khá đặc biệt của người Mạ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Từ kinh nghiệm thực tiễn, chắt lọc qua thời gian, đồng bào Mạ tạo ra món thịt giã độc đáo, làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của dân tộc mình. Với đặc điểm thơm, ngon, dễ tiêu hóa, món ăn còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Các loại thịt dùng để chế biến món ăn như gà, heo, chim, cheo, thỏ… Các con vật này được nuôi trong điều kiện tự nhiên, chăn thả trong rừng hay vườn nhà, chỉ ăn cây cỏ, không ăn các loại thức ăn công nghiệp nên thịt chắc, nhiều nạc, ít mỡ, thơm ngon sau khi chế biến.

Thịt được đem nướng trên than hồng trước khi giã

Ấn tượng bảo tàng tỉnh Long An

Bảo tàng Long An tọa lạc tại phường 4, Thành phố Tân An, là nơi lưu giữ rất nhiều cổ vật, kỷ vật giá trị về văn hóa, lịch sử của dân tộc ta nói chung, tỉnh Long An nói riêng. Bảo tàng là điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu về đất và người Long An.

Bảo tàng Long An

Hoạt động bảo tồn – bảo tàng của tỉnh Long An có từ năm 1976. Tuy nhiên, giai đoạn 1976-1985, tổ chức của đơn vị chỉ là Phòng Bảo tồn – Bảo tàng (thuộc Ty Văn hóa – Thông tin). Đến năm 1985, Bảo tàng Long An chính thức được thành lập nhân kỷ niệm 10 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/1985).

Du lịch Long An, ghé thăm bảo tàng bạn sẽ cảm nhận được không gian trầm mặc, cổ kính bởi Bảo tàng Long An được trưng dụng từ dinh thự của ông Nguyễn Văn Dận (Hội đồng Dận) được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ XX theo kiến trúc Pháp.

15 thg 2, 2021

Tà Pạ

 Có lẽ dân du lịch - săn ảnh biết đến cái tên Tà Pạ là từ cánh đồng Tà Pạ. Người ta nói với nhau rằng ở phía Nam cũng có nơi có ruộng bậc thang giống như những ruộng bậc thang vốn đã rất nổi tiếng ở Tây Bắc, nơi đó là Tà Pạ. Thật ra không hẳn như thế, nhưng cánh đồng Tà Pạ cũng là cảnh đẹp thu hút mọi người.


Cánh đồng Tà Pạ nằm dưới chân núi Tà Pạ và Cô Tô cách thị trấn Tri Tôn khoảng 1km, thuộc địa phận xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Cánh đồng Tà Pạ được xem là cánh đồng độc đáo nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhờ có tập quán “làm ruộng vần công” của những người Khmer.

Người nông dân Khmer mỗi khi cày cấy thường tập hợp cùng nhau làm hết thửa ruộng này đến thửa ruộng khác. Gần đến mùa thu hoạch, cánh đồng sẽ chuyển thành nhiều mảng màu rực rỡ: màu xanh mượt màu của lúa đang ngậm đồng, màu vàng nhạt của lúa vừa trổ hạt, màu vàng tươi rạng rỡ của lúa sắp vào vụ gặt, màu vàng đậm trĩu hạt của những khoảnh ruộng đang mùa thu hoạch, và cả màu nâu sạm loang lổ của gốc rạ lởm chởm, chơ vơ…

Ghé Cần Thơ vào mùa vú sữa

Cuối tháng Chạp, các vườn vú sữa trĩu những quả căng mọng, du khách có thể mua về làm quà xuân.

Vườn trái cây Vàm Xáng nằm tại xã Phong Điền là một trong những vườn trái cây xen canh tại Cần Thơ, cho trái quanh năm vì trồng nhiều loại cây. Cuối tháng Chạp là mùa vú sữa sai quả và vụ muộn của dâu ta. Quả cho năng suất cao đã được thu hoạch và bán cho các thương lái, nhưng vườn vẫn để dành không ít cây còn quả để đón tiếp khách du lịch.

Ông Trần Văn Liền, hay còn được gọi là bác Năm Liền, chủ một vườn trái cây, đích thân hướng dẫn du khách tham quan và thuyết minh từng loại cây. Ông Năm Liền cho biết huyện Phong Điền có đến 7.200 ha cây ăn trái, được mệnh danh là "vương quốc trái cây" của Cần Thơ.

Vú sữa nặng trĩu cành.

Mùa đào chuông trên Bà Nà - Núi Chúa

Hoa đào chuông, biểu tượng Bà Nà bung nở và chim hút mật tạo nên bức tranh mùa xuân, thu hút các nhiếp ảnh gia đến tác nghiệp.


Bộ ảnh “Loài hoa biểu tượng Bà Nà khoe sắc hồng” do nhiếp ảnh gia Phạm Phùng (TP Đà Nẵng) thực hiện. Anh đam mê nhiếp ảnh, chụp đa đạng thể loại, từ phong cảnh, động thực vật cho tới đời thường, đặc biệt thích chụp thiên nhiên và các loài đặc hữu tại Đà Nẵng.

“Tôi thường lên Bà Nà để săn ảnh, nhất là vào mùa xuân vì thời điểm này đào chuông bung nở, thiên nhiên đầy sức sống và có nhiều chim đến hút mật hoa. Các loài chim trên Bà Nà cũng là đối tượng để tôi tác nghiệp”, anh Phạm Phùng nói.

Sắc màu trang phục các dân tộc Dao

Theo chân nhiếp ảnh gia Nguyễn Sơn Tùng khám phá vẻ đẹp các dân tộc Dao qua chân dung trang phục dành cho các nghi lễ truyền thống.

Cặp đôi người Dao Lù Gang trong trang phục cưới truyền thống tại xã Ái Quốc (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn), cạnh bên là hai chàng trai thổi nhạc cụ kèn pí lè. Người Dao sử dụng kèn này vào những dịp như lễ cưới hỏi, lễ Tết, cúng thần lúa, thần rừng. Tiếng kèn như lời tâm tình của lòng người với trời đất, với núi rừng, lời tâm sự của những đôi trai gái tìm duyên, lời của con cái với cha mẹ.