5 thg 9, 2020

Bảo tồn di tích núi Bân

Trong không gian trùng điệp rừng thông Tây Nam thành phố Huế, núi Bân và tượng đài Quang Trung mỗi ngày đón bình minh rực rỡ và hàng trăm lượt du khách chiêm bái; đây là một di tích khơi gợi quá khứ hào hùng của triều đại Tây Sơn những năm 1788 - 1802.

Một thời bị lãng quên


Núi Bân (Bân Sơn) cao 43,92m, tổng diện tích 80.956m²; ở cồn Mồ, xóm Hành (thôn Tứ Tây, xã Thủy An nay đổi tên là phường An Tây) - thành phố Huế. Tại đây, ngày 25/11 năm Mậu Thân (tức 22 - 12 năm 1788), Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ cho lập đàn, làm lễ tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế và xuất quân ra Bắc đánh quân Thanh. Từ sự tích ấy, người Huế gọi tên núi là Ba Tầng, Tam Tầng, Ba Vành, Hòn Thiên. Trong sách Hoàng Lê nhất thống chí (bản của Ngô Thì Chí) chép nhầm chữ Bân thành chữ Sam và khi phiên âm, ghi nhầm chữ Bân thành chữ Bàn. Quân sĩ Tây Sơn khi làm Đàn tế trời, xẻ núi Bân thành ba khối hình nón cụt chồng lên nhau; hiện còn lại dấu tích của một tầng thấp nhất, cao khoảng 1m. 

Núi Bân và tượng đài Hoàng đế Quang Trung ngày nay. 

Đình Mường Đòn – nét biểu trưng văn hóa đặc sắc của người Mường Thạch Thành

Từ thị trấn Kim Tân đi xã Thành Mỹ (Thạch Thành) đến trung tâm di tích Mường Đòn ước chừng 26km. Hoặc đi bằng đường thủy, từ Hàm Rồng ngược sông Mã lên ngã Ba Bông vào sông Bưởi, rồi ngược sông Bưởi đến Mường Đòn cũng rất thuận tiện.

Đình Mường Đòn, xã Thành Mỹ (Thạch Thành) mới được trùng tu, tôn tạo.

Lạ miệng món muối vừng dinh dưỡng

Từ khi có mặt trên thị trường năm 2018, món muối vừng dinh dưỡng đã được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến. Món ăn trở nên quen thuộc trong các bữa cơm của nhiều gia đình, nhất là những người có thói quen ăn kiêng, ăn chay. 

Sản phẩm muối vừng dinh dưỡng của Công ty CP HD-Green (Gia Lộc) được nhiều người tiêu dùng biết đến 

Khám phá chợ hải sản biển Hải Hòa

Khách du lịch đến với bãi biển Hải Hòa (xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia), ngoài việc tận hưởng không gian biển thơ mộng còn có thể trải nghiệm cuộc sống của người dân nơi đây và khám phá chợ hải sản Hải Hòa ngay tại bãi biển vào buổi sáng sớm.

Chợ chỉ họp vào dịp hè hằng năm, từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8, phục vụ chủ yếu cho khách du lịch đến với bãi biển Hải Hòa.

Tắm mát cùng “ngàn mây”

Những ngày nóng bức, được thỏa sức nô đùa trong làn nước mát từ trên cao đổ xuống, tràn qua từng bậc đá tạo thành những dòng thác bọt tung trắng xóa, tựa như những bậc mây huyền ảo.

Vui đùa cùng dòng nước mát

2 thg 9, 2020

Những câu chuyện về Mộ Thầy - Thím

Dinh Thầy Thím là nơi người dân Tam Tân, La Gi thờ cúng hai bậc ân nhân của làng quê mình. Gần đó là khu mộ Thầy Thím, nơi an nghỉ của hai người. Mộ Thầy Thím cách Dinh Thầy Thím khoảng 2,5 km về hướng Tây Bắc, tính theo đường thẳng. Tuy nhiên, nếu đi xe thì quãng đường dài gần gấp đôi và cũng không rộng rãi cho lắm. Đã đến Dinh Thầy Thím rồi, lẽ nào không sang viếng mộ hai bậc tiền hiền này?

Khu mộ nằm giữa rừng cây, tuy không như quần thể Dinh Thầy Thím nhưng cũng rất rộng và yên tĩnh.

Cổng vào khu mộ Thầy Thím

Mắm tép Hà Yên – đặc sản nổi tiếng của xứ Thanh

Trải qua bao thăng trầm của thời gian nhưng mắm tép Hà Yên – một món ăn dân dã đời thường vẫn được người dân nơi đây gìn giữ, phát triển và trở thành một trong những đặc sản nức tiếng của xứ Thanh được nhiều người biết đến.

Chị Nguyễn Thanh Huệ, làng Đình Trung, xã Yên Dương kiểm tra vại mắm tép mới làm.

Người dân xã Yên Dương (trước là xã Hà Yên và xã Hà Dương), huyện Hà Trung không ai nhớ nghề làm mắm tép có từ bao giờ. Họ chỉ biết rằng, từ thuở xa xưa, món ăn dân dã này đã nức tiếng một thời và được ông cha chọn để tiến vua, vì vậy, còn có một cái tên khác là “Mắm tép tiến vua”.

Mã giang… thơ mộng, trữ tình

Không hiền hòa, cũng chẳng náo nhiệt, tráng lệ, sông Mã giữ cho mình một nét đẹp riêng ít nơi nào có được.

Sông Mã, theo tiếng Mường cổ gọi là sông Mạ, có nghĩa sông mẹ, với tổng chiều dài 512km (trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km). Sông Mã bắt đầu bằng hợp lưu các con suối ở vùng biên giới Việt – Lào tại tỉnh Điện Biên, xuyên qua đất Sơn La, đến biên giới Lào - Việt thì đổ vào Thanh Hóa qua vùng biên giới Tén Tằn, Mường Lát, ra Biển Đông qua cửa Hới (Sầm Sơn), hai cửa phụ là sông Lèn và Lạch Trường.

Nên thơ Hòn Nhàn

Hòn Nhàn thuộc vùng biển xã Bình Châu (Bình Sơn) là đảo đá trầm tích được tạo ra từ hoạt động phun trào và kiến tạo của vùng trầm tích núi lửa. Xung quanh Hòn Nhàn có nhiều rạn san hô đa dạng màu sắc. Nơi đây là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách.

Đặt chân đến Hòn Nhàn, chúng tôi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp quyến rũ của cảnh quang nơi đây. Hòn Nhàn cách bờ biển khoảng 10 - 15 phút đi tàu. Ngồi trên tàu của thuyền trưởng trẻ tuổi 9X Phạm Thái Viên, chúng tôi mang theo cảm giác hồi hộp xen lẫn hào hứng khi băng qua từng con sóng. Khoảng 14 giờ, trời êm, lặng gió, trên đường đến Hòn Nhàn ánh mặt trời rực rỡ giúp chúng tôi dễ dàng quan sát, ngắm nhìn từng mảng sinh vật biển lượn lờ trong sóng nước. Từng chùm rong mơ đung đưa, từng đàn cá, tôm nối đuôi nhau bơi lượn... 

Từ trên cao nhìn xuống, Hòn Nhàn có dáng như hình trái tim. Ảnh: Lê Hữu Trọng Nghĩa 

Dấu tích Chăm trên đồng Gò Tháp

Những viên gạch đỏ sẫm không còn nguyên vẹn nằm im lìm dưới lớp lá khô ẩn chứa bao điều kỳ bí thuở xa xưa. Phế tích tháp cổ gắn với bao câu chuyện ly kỳ lưu truyền nơi làng quê...

Vết tích tháp Chăm
Hơn 30 năm trước, tôi cùng nhóm bạn rong ruổi theo đàn bò trên đồng Gò Tháp, ở thôn Mỹ Trang, xã Phổ Cường (TX.Đức Phổ) sau buổi đến trường. Thuở ấy, nơi đây có nền tháp Chăm khá cao cùng những viên gạch đỏ sẫm, nằm giữa khu đất rộng cùng dấu vết tường gạch bao quanh. Sau bao đổi thay, nền tháp và tường bao quanh bị san phẳng, nhưng vết tích tháp cổ vẫn còn hiện hữu với những thỏi gạch vỡ ẩn mình dưới lớp lá khô. Ông Phạm Ngăn, người khai khẩn và canh tác trên khu đất, cùng tôi tìm vết tích tháp Chăm dưới tán rừng keo lai xanh mát giữa trưa nắng. 

Khu vực lưu vết tích tháp Chăm.