Bao đời nay hình ảnh chiếc gùi luôn gắn liền với những người phụ nữ DTTS Bắc Tây Nguyên, nên ít người biết rằng, vật dụng gần gũi, quen thuộc này, vẫn còn một vẻ đẹp khác, mang hình dáng, đặc tính riêng dành cho người đàn ông.
Ngày còn khỏe, thỉnh thoảng gặp chúng tôi, ông Phạm Liễm - cán bộ lão thành cách mạng ở thị trấn Đăk Rve (huyện Kon Rẫy) thường kể lại những kỷ niệm không thể nào quên ở vùng căn cứ cách mạng trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ gian khổ. Trong số những kỷ vật được ông nâng niu giữ kỹ có chiếc gùi do đồng bào Xơ Đăng vùng Đông Trường Sơn (huyện Kon Plông) đan tặng. Đó là chiếc gùi dành riêng cho nam giới, từng ở trên lưng, theo ông đi khắp nẻo vùng sâu từ trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Được đan chủ yếu bằng dây mây, nó thể hiện ngay trong hình hài của mình sự tinh tế, khéo léo của nghệ nhân và chứa đựng sức sống thật đáng kinh ngạc. “Đi rừng đi núi, len lỏi cây cối, phải có cái này mới được...” - Ông Liễm nói .
23 thg 7, 2020
Tu Mơ Rông - Mảnh đất giàu truyền thống văn hóa
Dân tộc Xơ Đăng là một tộc người sinh sống lâu đời trên mảnh đất Kon Tum, trong đó tập trung nhiều trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông. Trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, người dân nơi đây đã sáng tạo và hình thành nên nét văn hóa cho riêng mình được thể hiện rõ thông qua ngôn ngữ giao tiếp, quan niệm về tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực, nghệ thuật tạo hình, văn hóa nghệ thuật dân gian… Những nét đẹp văn hóa ấy giờ đây đồng bào dân tộc Xơ Đăng vẫn luôn chú trọng bảo tồn và phát huy.
Gìn giữ bản sắc
Nằm ngay dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ, mảnh đất Tu Mơ Rông là nơi quần tụ của hơn 30.000 người, trong đó, chủ yếu là dân tộc Xơ Đăng, chiếm trên 95%. Người Xơ Đăng đã sống trên mảnh đất này từ bao đời nay và có nhiều nét văn hóa đặc sắc, đa dạng và phong phú mang nét riêng…Văn hóa của người Xơ Đăng nổi bật là nghệ thuật tạo hình dân gian với lối kiến trúc nhà rông tiêu biểu và các loại nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng, tơ rưng, ting ning, klông Put…các làn điệu dân ca, dân vũ. Hiện nay, người Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông gìn giữ được hệ thống lễ hội diễn ra quanh năm, từ nghi lễ vòng đời người, nghi lễ nông nghiệp cho đến những lễ hội liên quan đến sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Ngoài ra, còn có cả một kho tàng về tri thức văn học nghệ thuật dân gian như hát kể sử thi, điệu múa xoang, nhịp cồng chiêng uyển chuyển mê hoặc lòng người…được đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông gìn giữ.
Gìn giữ bản sắc
Nằm ngay dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ, mảnh đất Tu Mơ Rông là nơi quần tụ của hơn 30.000 người, trong đó, chủ yếu là dân tộc Xơ Đăng, chiếm trên 95%. Người Xơ Đăng đã sống trên mảnh đất này từ bao đời nay và có nhiều nét văn hóa đặc sắc, đa dạng và phong phú mang nét riêng…Văn hóa của người Xơ Đăng nổi bật là nghệ thuật tạo hình dân gian với lối kiến trúc nhà rông tiêu biểu và các loại nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng, tơ rưng, ting ning, klông Put…các làn điệu dân ca, dân vũ. Hiện nay, người Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông gìn giữ được hệ thống lễ hội diễn ra quanh năm, từ nghi lễ vòng đời người, nghi lễ nông nghiệp cho đến những lễ hội liên quan đến sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Ngoài ra, còn có cả một kho tàng về tri thức văn học nghệ thuật dân gian như hát kể sử thi, điệu múa xoang, nhịp cồng chiêng uyển chuyển mê hoặc lòng người…được đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông gìn giữ.
Hòn Nghệ – Hướng dẫn đi Đảo Hòn Nghệ, Kiên Giang
Kiên Giang là chốn thiên đường biển đảo đẹp nhất Việt Nam. Ngoài đảo ngọc Phú Quốc, đảo Nam Du, đảo Hải Tặc, đảo Bà Lụa, Hòn Sơn… thì giờ đây Kiên Giang sẽ “níu chân” bạn bằng đảo Hòn Nghệ bởi vẻ đẹp bình yên, mộc mạc, khá hoang sơ chưa được nhiều người biết. Đến với Hòn Nghệ du khách không chỉ được thưởng thức hải sản tươi sống mà còn có thể trải nghiệm câu cá, ngắm cảnh biển đảo, tận hưởng không khí trong lành…
Hòn Nghệ
Chinh phục Ma Thiên Lãnh – Đỉnh núi cao nhất Hòn Sơn
Hòn Sơn hay còn gọi là Hòn Sơn Rái nằm giữa Hòn Tre và quần đảo Nam Du, cách đất liền khoảng 60km thuộc địa phận huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Với vẻ đẹp hoang sơ, biển xanh, cát trắng, nắng vàng cùng màu xanh bạt ngàn của núi rừng, Hòn Sơn trở thành một địa điểm du lịch và nghỉ dưỡng lí tưởng.
Hòn Sơn có 7 đỉnh núi dính liền vào nhau, các đỉnh núi đều có truyền thuyết gắn liền với tên gọi của riêng mình, trong đó Ma Thiên Lãnh là đỉnh núi nổi tiếng hơn cả. Không chỉ cao nhất đảo với độ cao 450m so với mặt nước biển, mà nơi đây còn gắn liền những câu chuyện thần tiên đầy màu sắc liêu trai.
Hòn Sơn
Hòn Sơn có 7 đỉnh núi dính liền vào nhau, các đỉnh núi đều có truyền thuyết gắn liền với tên gọi của riêng mình, trong đó Ma Thiên Lãnh là đỉnh núi nổi tiếng hơn cả. Không chỉ cao nhất đảo với độ cao 450m so với mặt nước biển, mà nơi đây còn gắn liền những câu chuyện thần tiên đầy màu sắc liêu trai.
Biển Khai Long – Khu du lịch Khai Long ở Cà Mau
Cà Mau không chỉ hấp dẫn khách du lịch về cảnh quan thiên nhiên, ẩm thực mà còn là địa phương duy nhất tiếp giáp với biển Đông và biển Tây (vịnh Thái Lan) với bờ biển dài 254km. Biển Khai Long – Khu du lịch Khai Long là địa điểm du lịch Cà Mau lý tưởng cho những du khách muốn hoà mình cùng thiên nhiên, tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành từ rừng, biển.
Lần về nguồn cội, hỏi biển Khai Long có từ khi nào? Theo truyền thuyết kể rằng: Thuở xưa, những người di dân miền Trung, vùng kinh thành Thuận Hóa vào Nam khai phá, trên bước đường lưu lạc, thuyền neo biển này. Đêm ấy, bỗng dưng ánh chớp lóe lên rồi bỗng đâu một đám mây hình rồng kỳ lạ sà xuống giữa biển êm, nơi đoàn thuyền neo đậu. Đoàn người di dân thấy đây là điềm lành, liền thấp hương tạ ơn trời đất rồi lưu lại nơi miền đất này, cái tên Khai Long cũng từ đó mà có!
Lần về nguồn cội, hỏi biển Khai Long có từ khi nào? Theo truyền thuyết kể rằng: Thuở xưa, những người di dân miền Trung, vùng kinh thành Thuận Hóa vào Nam khai phá, trên bước đường lưu lạc, thuyền neo biển này. Đêm ấy, bỗng dưng ánh chớp lóe lên rồi bỗng đâu một đám mây hình rồng kỳ lạ sà xuống giữa biển êm, nơi đoàn thuyền neo đậu. Đoàn người di dân thấy đây là điềm lành, liền thấp hương tạ ơn trời đất rồi lưu lại nơi miền đất này, cái tên Khai Long cũng từ đó mà có!
Khu du lịch Khai Long
20 thg 7, 2020
Món biển Nha Trang hút du khách
Với Nha Trang, nhiều người nhắc tới thành phố xinh đẹp này như một “thánh đường” của đồ hải sản, và các món ăn vặt khác cũng độc đáo, ngon hết biết.
Nghe tới hải sản, người ta thường hỏi có mắc (đắt) hay không? Xin thưa, lòng Nha Trang rộng rãi tựa Sài Gòn, trung lưu, giàu có đều có thể có những ngày no nê, thong dong mà không phải xót xa cho cái màng túi tiền.
Du khách và người dân địa phương ăn bánh canh chả cá, đặc sản Nha Trang - Ảnh: M.VINH
Nghe tới hải sản, người ta thường hỏi có mắc (đắt) hay không? Xin thưa, lòng Nha Trang rộng rãi tựa Sài Gòn, trung lưu, giàu có đều có thể có những ngày no nê, thong dong mà không phải xót xa cho cái màng túi tiền.
Có gì lạ ở đất Tháp?
Nói đến Phan Rang, người ta thường đùa: gió như Phan, nắng như Rang. Nơi cuối dải đất miền Trung này, không chỉ nắng gió là đặc trưng mà miền đất Tháp còn tiềm ẩn nhiều sắc màu cho bạn khám phá.
Biển Ninh Chữ, Ninh Thuận - Ảnh: GIA TIẾN
Hòn Tre – Hướng dẫn du lịch Hòn Tre, Kiên Hải, Kiên Giang
Bạn muốn đi du lịch biển đảo khu vực miền Tây Nam Bộ mà sợ chen chúc đông đúc thì hãy đến với Hòn Tre. Hòn Tre là hòn đảo nhỏ thuộc địa phận huyện Kiên Hải, Kiên Giang, với tổng diện tích khá khiêm tốn chưa đến 500 km2, nhưng sở hữu địa hình đa dạng, bao gồm rừng, núi, biển đảo,…với khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ đẹp đến nao lòng.
Hòn Tre
Nguyễn Duy Trinh - Chiến sỹ cách mạng tiêu biểu trên quê hương Xô viết anh hùng
Với 75 tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, gần 60 năm hoạt động cách mạng liên tục cả 3 miền Trung, Nam, Bắc, đồng chí Nguyễn Duy Trinh là chiến sỹ thuộc lớp cận vệ đầu tiên của Đảng, một học trò trung thành và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Người con ưu tú của quê hương xứ Nghệ
Đồng chí Nguyễn Duy Trinh tên thật là Nguyễn Đình Biền sinh ngày 15/07/1910, tại làng Cổ Đan, tổng Đặng Xá (nay là xóm 12, xã Phúc Thọ), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, địa linh sinh hào kiệt anh tài, làm rạng danh truyền thống trên cả 2 phương diện võ công và văn nghiệp. Đồng chí Nguyễn Duy Trinh là hậu duệ đời thứ 15 của Thủy tổ Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí.
Người con ưu tú của quê hương xứ Nghệ
Đồng chí Nguyễn Duy Trinh tên thật là Nguyễn Đình Biền sinh ngày 15/07/1910, tại làng Cổ Đan, tổng Đặng Xá (nay là xóm 12, xã Phúc Thọ), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, địa linh sinh hào kiệt anh tài, làm rạng danh truyền thống trên cả 2 phương diện võ công và văn nghiệp. Đồng chí Nguyễn Duy Trinh là hậu duệ đời thứ 15 của Thủy tổ Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh. Ảnh tư liệu
Người Thái Nghệ An và tín ngưỡng về con trâu
Cái hình đầu trâu khắc trên 2 cánh cửa kho thóc hợp tác xã ở bản Mộng (vùng Khủn Tinh, Quỳ Hợp) mà tôi thấy hồi nhỏ đã gây cho tôi một ấn tượng rất mạnh.
Tôi đi học vỡ lòng, từ nhà qua khu rừng Pả Đông (rú mồ), lội một con suối nhỏ, lên hết dốc là thấy ngay “cái đầu trâu”. Thú thật, tôi thấy sờ sợ. Ai đã khắc cái đầu trâu thật khéo léo? Mỗi cánh cửa là 1 cái sừng cong vút, ở giữa, chỗ buộc mũi (sẹo) là 1 cái khóa sắt to, đen. Hai con mắt trâu nhìn chòng chọc như muốn húc chết ngay kẻ nào dám bén mảng đến trộm.
Sừng trâu được chạm trổ trên cửa của ngôi nhà người Thái. Ảnh tư liệu: Hồ Phương
Tôi đi học vỡ lòng, từ nhà qua khu rừng Pả Đông (rú mồ), lội một con suối nhỏ, lên hết dốc là thấy ngay “cái đầu trâu”. Thú thật, tôi thấy sờ sợ. Ai đã khắc cái đầu trâu thật khéo léo? Mỗi cánh cửa là 1 cái sừng cong vút, ở giữa, chỗ buộc mũi (sẹo) là 1 cái khóa sắt to, đen. Hai con mắt trâu nhìn chòng chọc như muốn húc chết ngay kẻ nào dám bén mảng đến trộm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)