Toom Sara là tên vùng đất lâu đời của người dân tộc Cơ tu ở Hòa Phú. Trong tiếng Cơ tu, "Toom" có nghĩa là suối còn "sara" là tên một loại hoa. Nơi đây được UBND xã Hòa Phú và các cá nhân tâm huyết với văn hóa Cơ tu tạo điều kiện để phát triển thành điểm du lịch hấp dẫn du khách.
2 thg 6, 2020
Sắc màu làng Cơ tu phía tây thành phố
Cách trung tâm thành phố gần 30km về phía tây, làng truyền thống Cơ tu Toom Sara nằm nép mình giữa núi rừng xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang) hứa hẹn là điểm tham quan mới của người dân và du khách.
Rau bò khai có vị khai rất đặc biệt
Rau bò khai hay còn gọi là rau dạ hiến, long châu sói, khau hương… Là loại rau mọc ở vùng núi của các tỉnh phía Bắc nhưng giờ đây, ngay trên chính mảnh đất Đắk Nông, rau bò khai đã trở thành món ăn thường ngày trên mâm cơm của nhiều gia đình.
Rau bò khai là loại rau có lá khá giống với rau ngót nhưng ngọn tròn và mập như ngọn su su. Phần ngọn và lá non của rau bò khai thường được chế biến trong bữa ăn hàng ngày như luộc, xào tỏi, xào thịt, xào trứng, nấu canh…
Rau bò khai là loại rau có lá khá giống với rau ngót nhưng ngọn tròn và mập như ngọn su su. Phần ngọn và lá non của rau bò khai thường được chế biến trong bữa ăn hàng ngày như luộc, xào tỏi, xào thịt, xào trứng, nấu canh…
Rau bò khai có lá giống rau ngót nhưng ngọn mập tròn như ngọn su su
Thơm ngon cá kìm hồ Tà Đùng
Vườn quốc gia Tà Đùng ở khu vực thượng nguồn của hệ thống sông Đồng Nai. Nơi đây có hồ nước mênh mông, rộng hơn 3.600 ha cùng 47 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên cảnh quan tươi đẹp và những cảnh vật hấp dẫn.
Tại hồ thủy điện Đồng Nai 3, 4 (còn gọi là hồ Tà Đùng) có nhiều loài thủy sản như lóc bông, cá rô phi, cá trắm, cá mè, cá lăng... Trong đó, phải kể đến cá kìm, một đặc sản được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, thơm ngon được thiên nhiên tại đây ban tặng.
Tại hồ thủy điện Đồng Nai 3, 4 (còn gọi là hồ Tà Đùng) có nhiều loài thủy sản như lóc bông, cá rô phi, cá trắm, cá mè, cá lăng... Trong đó, phải kể đến cá kìm, một đặc sản được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, thơm ngon được thiên nhiên tại đây ban tặng.
Người dân sinh sống trên hồ Tà Đùng bằng nghề đánh bắt và nuôi thủy sản
Độc đáo… Khu du lịch Tàu Ngầm!
Mở cửa chưa lâu, nhưng Khu du lịch (KDL) Tàu Ngầm Nha Trang đã được du khách gần xa biết đến.
Nằm ở núi, KDL Tàu Ngầm Nha Trang là một điểm du lịch sinh thái kết hợp với văn hóa lịch sử hết sức độc đáo. Điểm nhấn của KDL chính là mô hình tàu ngầm y hệt chiếc tàu ngầm kilo lớp 636 ở Quân cảng Cam Ranh, có thể cho du khách cảm giác thật nhất, những bức ảnh check in đẹp nhất với tàu ngầm. Tuy nhiên, đến đây, du khách sẽ còn nhiều điều thú vị khác đang chờ đón.
Nằm ở núi, KDL Tàu Ngầm Nha Trang là một điểm du lịch sinh thái kết hợp với văn hóa lịch sử hết sức độc đáo. Điểm nhấn của KDL chính là mô hình tàu ngầm y hệt chiếc tàu ngầm kilo lớp 636 ở Quân cảng Cam Ranh, có thể cho du khách cảm giác thật nhất, những bức ảnh check in đẹp nhất với tàu ngầm. Tuy nhiên, đến đây, du khách sẽ còn nhiều điều thú vị khác đang chờ đón.
Một góc Khu du lịch Tàu Ngầm Nha Trang.
Tận hưởng "đặc sản" tắm bùn khoáng tại Tắm bùn Tháp Bà
Thác Liếp - điểm du lịch hấp dẫn 'giải nhiệt' ngày nắng nóng ở Nghệ An
Còn nguyên nét hoang sơ, thác Liếp ở xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương được biết đến là một trong những điểm đến hấp dẫn của người dân địa phương và du khách những ngày nắng nóng.
Thác Liếp bắt nguồn từ những dãy núi cao của dãy Trường Sơn, qua xã Thanh Sơn thì chảy quanh những bãi đá sừng sững tạo nên cảnh quan tự nhiên hoang sơ, tươi đẹp. Trung tâm thác Liếp cách thị tứ Hạnh Lâm (đường Hồ Chí Minh) tầm 7 km, đường đi lại dễ dàng, xe máy, xe ô tô đều có thể đến tận nơi. Ảnh: Huy Thư
Sứa muối xuất khẩu của Hà Tĩnh khiến khách hàng nội địa “mê mẩn”
Do ảnh hưởng dịch Covid-19, các cơ sở sản xuất sứa chân muối xuất khẩu ở Hà Tĩnh đã lựa chọn thị trường nội địa để tiêu thụ, bước đầu được khách hàng đón nhận nhiệt tình.
Năm 2020, tại làng sứa (nuốt) truyền thống Bắc Kinh (xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà) trở nên sôi động, nhộn nhịp hơn. Bởi, so với những năm trước, năm nay những hộ sản xuất, kinh doanh có thêm sản phẩm sứa chân muối bán ra thị trường nội địa.
Sản phẩm sứa chân muối xuất khẩu của Hà Tĩnh lần đầu tiên tung ra thị trường nội địa.
Năm 2020, tại làng sứa (nuốt) truyền thống Bắc Kinh (xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà) trở nên sôi động, nhộn nhịp hơn. Bởi, so với những năm trước, năm nay những hộ sản xuất, kinh doanh có thêm sản phẩm sứa chân muối bán ra thị trường nội địa.
31 thg 5, 2020
Khám phá ngôi làng 550 năm tuổi ở Hà Tĩnh
Suốt 550 năm qua, làng Tương Nịu (xã Phù Việt cũ) nay là thôn Trung Tiến, xã Việt Tiến, Thạch Hà (Hà Tĩnh) luôn gìn giữ và phát huy bề dày văn hóa truyền thống.
30 thg 5, 2020
Đặc sắc Tết hoa của dân tộc Cống
Đối với đồng bào dân tộc Cống (Điện Biên), khi hoa mào gà bừng nở, đỏ rực trên các sườn đồi, nương núi cũng là lúc báo hiệu mùa màng đã được thu hoạch, thời điểm tổ chức Tết hoa (Mền loóng phạt ai), lễ tết cổ truyền quan trọng nhất trong năm của người Cống cũng chính thức bắt đầu.
Nghi lễ cổ truyền
Tết hoa thường tổ chức vào tháng 9 âm lịch hàng năm (khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 dương lịch). Do người Cống ở giáp biên giới Việt - Lào, nên tính theo lịch của người Lào, một năm chỉ có 10 tháng. Ðây là thời điểm khi vụ thu hoạch đã xong, công việc nương rẫy trong năm kết thúc. Để chuẩn bị đón Tết, ngay từ những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch, đồng bào đã dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh làng bản, chuẩn bị địa điểm tổ chức vui xuân của bản, tạo nên một khung cảnh ấm áp, nhộn nhịp.
Nghi lễ cổ truyền
Tết hoa thường tổ chức vào tháng 9 âm lịch hàng năm (khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 dương lịch). Do người Cống ở giáp biên giới Việt - Lào, nên tính theo lịch của người Lào, một năm chỉ có 10 tháng. Ðây là thời điểm khi vụ thu hoạch đã xong, công việc nương rẫy trong năm kết thúc. Để chuẩn bị đón Tết, ngay từ những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch, đồng bào đã dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh làng bản, chuẩn bị địa điểm tổ chức vui xuân của bản, tạo nên một khung cảnh ấm áp, nhộn nhịp.
Đồng bào hát múa mừng lễ cúng kết thúc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)