Với ý tưởng xây dựng khu du lịch mang tính chuyên nghiệp, đa dạng và phong phú trong dịch vụ vui chơi, giải trí, ẩm thực lành mạnh cho mọi lứa tuổi. Đặc biệt, với khu vực các trò chơi dân gian, truyền thống trong và ngoài nước, các mô hình vui chơi vận động sẽ thích hợp cho các du khách nhí.
23 thg 9, 2019
Trải nghiệm khu du lịch sinh thái Vườn Mộng mơ
Cách trung tâm Biên Hòa 2km, tọa lạc tại phường Tân Hạnh, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, khu du lịch sinh thái Vườn Mộng mơ có diện tích hơn 6.000m2 với nhiều hạng mục vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng hấp dẫn dành cho du khách vào mỗi dịp cuối tuần.
Một thoáng yên bình giữa lòng Cao Minh
Với không gian rộng 20 hecta, nhiều cây cối quanh năm rợp bóng mát, các hồ nước bao la xanh thẳm, thảm cỏ bát ngát và lộng gió, lẫn khuất sau những hàng cây con suối là những căn nhà nghỉ dưỡng xinh xắn, mộc mạc và bình yên. Khu du lịch nghỉ dưỡng và dã ngoại Cao Minh đang là điểm đến được nhiều du khách yêu thích và chọn lựa.
Được ví như một miền quê châu Âu thanh bình, một làng quê cổ kính, một Ma Rừng Lữ Quán... cạnh Sài Gòn. KDL nghỉ dưỡng và dã ngoại Cao Minh được yêu thích bởi sự tĩnh lặng, bình yên, nơi cỏ cây, hoa lá, sông hồ chan hòa trong nắng và rộn tiếng chim ca.
Kho lúa của người Mơ Nâm ở Kon Plông
Những ngày này, người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) ở các xã của huyện Kon Plông đang bước vào mùa thu hoạch lúa trên các cánh đồng ở quanh làng. Cách chân ruộng chừng hai mươi đến ba mươi mét, những kho lúa nằm trải dài trên khoảng đất trống nối nhau thẳng tắp, bên dưới là mảnh ruộng lúa chín đang chờ người thu hoạch...
Kho lúa người Mơ Nâm ngày nay
Đưa chúng tôi đi trên con đường bê tông nông thôn mới để ra cánh đồng lúa chín cách nhà khoảng 2km, chị Y Đăng ở thôn Kon Vơn Ke 2 (xã Đăk Long) giới thiệu: Do địa hình đất đai ở đây hơi gồ ghề, nhiều đồi dốc nhỏ nên bà con thường làm ruộng lúa quanh các khe suối. Em nhìn xuống phía dưới thung lũng có diện tích ruộng nhỏ bằng phẳng kia kìa. Ở đây, nhìn xa thấy bé bằng cái sân nhà rông, nhưng chị em mình tới gần thì rộng mênh mông chừng 3 đến 4ha...
Kho lúa người Mơ Nâm ngày nay
Đưa chúng tôi đi trên con đường bê tông nông thôn mới để ra cánh đồng lúa chín cách nhà khoảng 2km, chị Y Đăng ở thôn Kon Vơn Ke 2 (xã Đăk Long) giới thiệu: Do địa hình đất đai ở đây hơi gồ ghề, nhiều đồi dốc nhỏ nên bà con thường làm ruộng lúa quanh các khe suối. Em nhìn xuống phía dưới thung lũng có diện tích ruộng nhỏ bằng phẳng kia kìa. Ở đây, nhìn xa thấy bé bằng cái sân nhà rông, nhưng chị em mình tới gần thì rộng mênh mông chừng 3 đến 4ha...
Trống của người Gia Rai
Người Gia Rai có một kho tàng âm nhạc rất phong phú và đa dạng. Bên cạnh các loại nhạc cụ truyền thống như đàn t’rưng, đàn ting ning, đàn goong, đàn k’ny, khèn lá, sáo, chiêng…, thì trống là một loại nhạc cụ được người Gia Rai đặc biệt coi trọng. Với người Gia Rai, trống được xem là vật thiêng. Trống có vị trí đặc biệt chẳng những về giá trị vật chất mà cả về giá trị tinh thần trong đời sống sinh hoạt của người Gia Rai…
Từ bao đời nay, người Gia Rai ở làng Chốt (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) luôn quan niệm rằng, âm thanh phát ra từ trống mang sức mạnh siêu nhiên, là vũ khí để xua đuổi ma quỷ hay những hiện tượng tự nhiên mà trước đây người dân chưa hiểu được và cho rằng đó là điềm gở (như nhật thực hoặc nguyệt thực…). Người Gia Rai xem trống là vật thiêng mang yếu tố tín ngưỡng tâm linh nên họ rất quý trọng, giữ gìn trống và cất giữ ở nơi trang trọng nhất trong nhà.
Trống của người Gia Rai ở làng Chốt có 2 loại, trống To có chiều dài thân trống (tang trống) hơn 60cm, đường kính mặt trống hơn 40cm và trống Nhỏ có chiều dài thân trống hơn 40cm, đường kính mặt trống hơn 20cm. Mặt trống được làm từ da trâu hoặc da bò. Thân trống được làm từ thân cây bò ma, đây là loại cây to, thân mềm, không bị mối mọt và nứt.
Từ bao đời nay, người Gia Rai ở làng Chốt (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) luôn quan niệm rằng, âm thanh phát ra từ trống mang sức mạnh siêu nhiên, là vũ khí để xua đuổi ma quỷ hay những hiện tượng tự nhiên mà trước đây người dân chưa hiểu được và cho rằng đó là điềm gở (như nhật thực hoặc nguyệt thực…). Người Gia Rai xem trống là vật thiêng mang yếu tố tín ngưỡng tâm linh nên họ rất quý trọng, giữ gìn trống và cất giữ ở nơi trang trọng nhất trong nhà.
Trống của người Gia Rai ở làng Chốt có 2 loại, trống To có chiều dài thân trống (tang trống) hơn 60cm, đường kính mặt trống hơn 40cm và trống Nhỏ có chiều dài thân trống hơn 40cm, đường kính mặt trống hơn 20cm. Mặt trống được làm từ da trâu hoặc da bò. Thân trống được làm từ thân cây bò ma, đây là loại cây to, thân mềm, không bị mối mọt và nứt.
Đối với người Gia Rai ở làng Chốt, trống vừa là tài sản quý, vừa là vật linh thiêng. Ảnh: ĐT
Khe Răm - Điểm du lịch "bụi" mới lạ
Có lẽ với nhiều người dân thành phố Đà Nẵng, cái tên Khe Răm vẫn còn rất mới lạ do địa hình đi lại khó khăn. Tuy nhiên, với dân phượt, cái tên này đã bắt đầu trở nên quen thuộc bởi vẻ đẹp hoang sơ, độc đáo.
Bình minh trên thung lũng Khe Răm. Ảnh: G.H
Khe Răm nằm ở điểm cuối của tuyến du lịch sông Cu Đê, thuộc địa phận thôn An Định, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 25km, cách Quốc lộ 1A 5km theo đường bộ và cách Khu công nghệ cao 7km. Với quang cảnh núi rừng tuyệt đẹp, Khe Răm đang trở thành điểm du lịch “bụi” mới lạ và mang nét hấp dẫn riêng đối với dân phượt.
Xa rồi làng "kén dâu"
Làng Sung Tích, địa danh từng nổi tiếng với nghề “kén dâu”, nay chẳng còn ai giữ lấy nghề. Chuyện làng, chuyện nghề xoay quanh câu ca dao “Trai Sung Tích một dạ kén dâu” thoắt cái đã trở thành câu chuyện dĩ vãng...
“Gái Thanh Khiết chuyên nghề cải giá/ Trai Sung Tích một dạ kén dâu”. Mang thắc mắc về nghề “kén dâu” gắn với làng Sung Tích từng đi vào ca dao một thuở, nay còn không? Tôi tìm về Sung Tích – một vùng đất mộc mạc, yên bình nằm ở tả ngạn sông Trà, thuộc xã Tịnh Long (TP. Quảng Ngãi).
“Gái Thanh Khiết chuyên nghề cải giá/ Trai Sung Tích một dạ kén dâu”. Mang thắc mắc về nghề “kén dâu” gắn với làng Sung Tích từng đi vào ca dao một thuở, nay còn không? Tôi tìm về Sung Tích – một vùng đất mộc mạc, yên bình nằm ở tả ngạn sông Trà, thuộc xã Tịnh Long (TP. Quảng Ngãi).
Cây dâu hiện được người làng Sung Tích, xã Tịnh Long (TP.Quảng Ngãi) trồng làm ranh giới giữa các thửa ruộng.
Cần bảo tồn nhà sàn truyền thống của đồng bào Cor
Không gian văn hóa nhà sàn truyền thống của đồng bào Cor không chỉ là chỗ ở, sinh hoạt của nhiều gia đình, mà còn là nơi giao lưu, văn hóa tín ngưỡng, cố kết cộng đồng. Thế nhưng, hiện nay nhà sàn của đồng bào Cor không còn nữa, nét văn hóa sinh hoạt cộng đồng vì thế cũng dần bị mất đi.
Độc đáo nhà sàn của người Cor
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Cao Văn Chư, nhà sàn truyền thống của đồng bào Cor thường dựng trên một sườn đồi thay thế cho một xóm nhà (gọi là p’lay), có khoảng 10 - 15 hộ gia đình sinh sống. Trong ngôi nhà dài được thiết kế theo lối nhà sau, sân trước và lối đi chung chính giữa. Ngôi nhà chung được chia thành nhiều ngăn cho từng hộ gia đình ăn, ở và sinh hoạt.
Trong mỗi ngăn đều có bếp, có cầu thang đi xuống sân sau, phía trước mặt cửa của mỗi ngăn nhà đều có lối đi chung dẫn ra sân trước của nhà hay qua lại các gia đình với nhau. Sân trước thường có đặt một cây nêu, bếp lửa. Xung quanh nhà sàn đều rào kín, có chừa cánh cửa, đóng mở theo quy định của già làng.
Độc đáo nhà sàn của người Cor
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Cao Văn Chư, nhà sàn truyền thống của đồng bào Cor thường dựng trên một sườn đồi thay thế cho một xóm nhà (gọi là p’lay), có khoảng 10 - 15 hộ gia đình sinh sống. Trong ngôi nhà dài được thiết kế theo lối nhà sau, sân trước và lối đi chung chính giữa. Ngôi nhà chung được chia thành nhiều ngăn cho từng hộ gia đình ăn, ở và sinh hoạt.
Trong mỗi ngăn đều có bếp, có cầu thang đi xuống sân sau, phía trước mặt cửa của mỗi ngăn nhà đều có lối đi chung dẫn ra sân trước của nhà hay qua lại các gia đình với nhau. Sân trước thường có đặt một cây nêu, bếp lửa. Xung quanh nhà sàn đều rào kín, có chừa cánh cửa, đóng mở theo quy định của già làng.
Nhà văn hóa thôn Bắc xã Trà Sơn (Trà Bồng) được xây dựng theo kiến trúc mô phỏng nhà sàn truyền thống người Cor.
21 thg 9, 2019
Quan niệm tâm linh về gà cúng của đồng bào vùng cao Nghệ An
Gà là vật phẩm quan trọng trong những nghi lễ tâm linh của cộng đồng các dân tộc miền núi. Người Thái và Khơ mú thường cúng gà trong khi gọi vía, cúng bản, lễ cầu mùa. Người Mông thường cúng một đôi gà gồm cả trống và mái trong khi làm vía cho người trưởng thành.
Mâm cúng không thể thiếu con gà
Còn hơn 4 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng chị Lương Thị Cáng ở bản Xiềng Nứa, xã Yên Na, huyện Tương Dương đã chuẩn bị lứa gà để cúng Tết. Ngoài phục vụ gia đình, chị còn dành ra hơn chục con. Gần Tết, nếu ai hỏi mua thì chị sẽ đem bán, gọi là có tiền mua bộ quần áo mới cho hai đứa con nhỏ. Cũng như người miền xuôi, người Thái ở bản Xiềng Nứa khá cầu kỳ trong việc chọn gà cúng Tết.
Con gà là vật phẩm quan trọng nhất xuất hiện trong hầu hết các dịp cúng lễ của người Thái. Khi gọi vía, mỗi gia đình người Thái cần từ 1 hoặc 2 con gà trở lên, tùy vào số lượng bàn thờ trong nhà. Khi có cưới hỏi, gà cũng là thứ đầu tiên người ta nghĩ đến.
Trong mâm cúng dâng lên thần linh trong lễ cúng bản cũng chẳng thể vắng mặt chú gà trống mào đỏ. Khi một người chết đi, nghĩa là về với cõi trời, ngoài gà cúng trên đầu áo quan (người Thái gọi là “cáy tằng hua”), người ta còn phải đem 1 con gà thả ở khu rừng ma, nơi chôn cất để người chết cũng có vật nuôi như người sống.
Mâm cúng không thể thiếu con gà
Còn hơn 4 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng chị Lương Thị Cáng ở bản Xiềng Nứa, xã Yên Na, huyện Tương Dương đã chuẩn bị lứa gà để cúng Tết. Ngoài phục vụ gia đình, chị còn dành ra hơn chục con. Gần Tết, nếu ai hỏi mua thì chị sẽ đem bán, gọi là có tiền mua bộ quần áo mới cho hai đứa con nhỏ. Cũng như người miền xuôi, người Thái ở bản Xiềng Nứa khá cầu kỳ trong việc chọn gà cúng Tết.
Con gà là vật phẩm quan trọng nhất xuất hiện trong hầu hết các dịp cúng lễ của người Thái. Khi gọi vía, mỗi gia đình người Thái cần từ 1 hoặc 2 con gà trở lên, tùy vào số lượng bàn thờ trong nhà. Khi có cưới hỏi, gà cũng là thứ đầu tiên người ta nghĩ đến.
Trong mâm cúng dâng lên thần linh trong lễ cúng bản cũng chẳng thể vắng mặt chú gà trống mào đỏ. Khi một người chết đi, nghĩa là về với cõi trời, ngoài gà cúng trên đầu áo quan (người Thái gọi là “cáy tằng hua”), người ta còn phải đem 1 con gà thả ở khu rừng ma, nơi chôn cất để người chết cũng có vật nuôi như người sống.
Khám phá nét độc đáo trong Tết Bươn Xao của người Thái
Hàng năm đến ngày 20 tháng 8 âm lịch, người dân xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ lại tưng bừng đón Tết Bươn Xao. Từ bao đời nay, Tết Bươn Xao đã là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của bà con người Thái sống dưới chân Pù Pán.
Theo bà con người Thái ở Tiên Kỳ, "Bươn Xao" có nghĩa là Tết vào ngày 20 tháng 8. Tết này, có nguồn gốc từ truyền thống uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡng thờ mẫu và lịch sử đấu tranh giữ nước ở của địa phương. Trong ngày Tết Bươn Xao, có một món ăn không thể thiếu là món moọc . Dịp này, nhà nhà thi nhau gói moọc, nấu moọc để chuẩn bị Tết.
Những điều ít biết về gói cơm trong lễ gọi vía của người Thái Nghệ An
Một gói cơm nhỏ giấu kín sau những lớp áo là lễ vật mang theo của thầy mo khi đi gọi vía. Người ta tin rằng, hồn vía đi lạc cũng cần ăn lấy sức để trở về nhà. Đó là ý nghĩa của một lễ vật tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng trong phong tục tâm linh của người Thái ở Nghệ An.
Lễ vật không thể thiếu
Đi gọi vía mà thiếu cái gói cơm là không được đâu. Tôi tình cờ nghe được điều này trong một ngày gần đây khi chuẩn bị những lễ vật đem theo đi gọi vía cho người thân. Với người Thái, trong đó có làng bản của tôi thì gọi vía là một nghi lễ thường gặp nhất, mỗi năm không biết phải chứng kiến bao nhiêu lần?
Đi gọi vía mà thiếu cái gói cơm là không được đâu. Tôi tình cờ nghe được điều này trong một ngày gần đây khi chuẩn bị những lễ vật đem theo đi gọi vía cho người thân. Với người Thái, trong đó có làng bản của tôi thì gọi vía là một nghi lễ thường gặp nhất, mỗi năm không biết phải chứng kiến bao nhiêu lần?
Lễ vật trong lễ gọi vía không cần quá cầu kỳ, nhưng nhất thiết phải có bát cơm/ gói cơm, cùng với đó là một ít đồ dùng, vật dụng của người được gọi vía. Ảnh: Hữu Vi
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)