28 thg 3, 2019

Xứ Bàu Ấu

Thuở nhỏ, tôi thường nghe cha tôi lầm rầm khấn vái câu này mỗi khi mở đầu cho một lệ cúng: “Quảng Ngãi tỉnh, Sơn Tịnh quận, Sơn Trung xã, Hà Nhai ấp, Bàu Ấu xứ...”. Nghe mãi mà thuộc chứ chẳng hiểu Bàu Ấu xứ ở đâu và nghĩa làm sao? Cho đến cách đây chừng 10 năm, lúc cha tôi còn khỏe mạnh và minh mẫn, tôi bèn hỏi ông thắc mắc trên. Hóa ra mình sinh ra, lớn lên, được hít thở khí trời của cái “xứ Bàu Ấu” ấy đến năm 19 tuổi (1979) mà mình chẳng hiểu biết gì về nó.

Tên Bàu Ấu giờ “hóa thân” vào cây cầu sắt ở phía bắc gác chắn đường lên Sơn Hà: Cầu Bàu Ấu. “Trùm” lên xứ Bàu Ấu ấy là Hà Nhai, từ xã qua thôn.

Sự dịch chuyển của địa danh 


Câu mở đầu cho mỗi lệ cúng trên đây là nói từ thời trước năm 1975. Hồi ấy, huyện được gọi là quận, Sơn Trung là đơn vị hành chính của xã (Tịnh Hà ngày nay), Hà Nhai là ấp. Thói quen ấy, cha tôi vẫn duy trì cho đến sau ngày thống nhất đất nước mấy năm. Năm 1979, tôi đi học xa rồi đi làm, không ở quê nữa nên cũng không rõ mỗi khi cúng, cha tôi có “cập nhật” tên gọi mới không.

Cầu sắt Bàu Ấu nằm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam qua thôn Hà Nhai. Ảnh: TRẦN ĐĂNG 

25 thg 3, 2019

Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt

Dinh tỉnh trưởng tọa lạc trên một đỉnh đồi cao, người dân hay gọi là đồi dinh ở ngay trung tâm thành phố. Nơi đây được xem là vị trí đắc địa với tầm nhìn thoáng, rộng nhìn về đủ các hướng của Đà Lạt.

Khu Dinh tỉnh trưởng là mảng xanh hiếm hoi còn lại của Khu trung tâm Hòa Bình - Ảnh: MAI VINH

Trong đồ án quy hoạch chi tiết khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đưa ra phương án "di dời nguyên khối" Dinh tỉnh trưởng để xây dựng một công trình có khối tích lớn, cao 10 tầng có chức năng khách sạn, trung tâm thương mại.

Thương ơi là thương chùm bông ô môi rực hồng tháng 3 miền Tây

Những ngày tháng 3 đầy nắng, nếu có dịp về miền Tây sông nước bạn sẽ bắt gặp những cây ô môi tỏa sắc hồng rực rỡ. Bức tranh miền quê có thêm nét chấm phá vừa thân thương vừa hữu tình.

Bông ô môi khoe sắc thu hút nhiều bạn trẻ xúng xính áo mới chụp ảnh kỷ niệm: Ảnh: ĐÌNH THẢO

Ngày nhỏ, hễ thấy bông ô môi nở những nụ hoa màu hồng phấn, bay lã chã trong gió trời, tụi trẻ con trong xóm sẽ rủ nhau đi lượm trái về róc, rồi thưởng thức.

Choáng váng với kho tư liệu độc đáo ẩn tàng ở Ngũ Hành Sơn

Một kho tư liệu hết sức độc đáo và giá trị ẩn tàng trong hang động Ngũ Hành Sơn vừa được xuất lộ. Đó là kết quả một cuộc nghiên cứu công phu do Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán (Huế) thực hiện.

Du khách thích thú xem các nhà nghiên cứu xử lý các bản ma nhai trên vách đá Ngũ Hành Sơn - Ảnh: NGUYỄN VĂN THỊNH

Du khách vào thăm các hang động ở danh thắng Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) thấy trên các vách đá có rất nhiều bản khắc bằng chữ Hán Nôm đầy bí ẩn. Giới nghiên cứu gọi các bản khắc đó là ma nhai.

24 thg 3, 2019

Độc đáo những món bánh ngũ sắc ở hội đền Quả Sơn

Đến với lễ hội đền Quả Sơn, du khách không chỉ được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn mà còn được thưởng thức bánh ngũ sắc – một loại bánh truyền thống của địa phương chỉ có trong mùa lễ hội. 

Bánh trôi ngũ sắc được làm từ bột nếp, mỗi chiếc bánh có đủ 5 màu sắc được tạo màu từ thiên nhiên: Màu đỏ của quả chùm phù, màu tím từ lá cẩm, màu xanh từ lá nếp, màu vàng từ lá cẩm vàng hoặc nghệ và màu trắng của bột nếp. Bột nếp sau khi được xay nhuyễn sẽ được trộn riêng rẽ với từng màu. Sau đó trộn thêm đường và một ít muối. 

Độc đáo tục chạy ói, tung kiệu trong Lễ hội đền Cờn

Sáng 25/2, trong khuôn khổ Lễ hội đền Cờn năm 2019, trên bãi biển Hoàng Mai đã diễn ra lễ cầu ngư với tục chạy ói độc đáo thu hút hàng vạn người tham gia.

Lễ cầu ngư được người dân Quỳnh Phương duy trì từ bao đời nay vào dịp đầu Xuân với mong muốn một năm đi biển đánh bắt cá mưa thuận gió hòa, ngư trường đắc lợi, tôm cá đầy khoang, ngư dân an lành, mạnh khỏe. Ngay từ sáng sớm, rất đông người dân đã có mặt trên bãi biển để tham gia lễ cầu ngư. 

Một số câu chuyện về chùa Ba Thắc (Bãi Xàu - Sóc Trăng)

Trong sách giáo khoa về địa lý trước năm 1975 thường nhắc đến con sông Mê Kong bắt nguồn từ Tây Tạng, chạy sang 5 nước và khi về biên giới phía Tây của Việt Nam, được gọi là sông Cửu Long. Con sông này đổ ra biển bằng 9 cửa: trên sông Tiền có 6 cửa và trên sông Hậu có 3 cửa (sông Tiền có Cửa Tiểu, cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu; sông Hậu có cửa Định An, Trần Đề và Ba Thắc. Đến thời điểm năm 2002, sông Cửu Long đổ ra biển còn có 7 cửa [1] .

Cây Tra Lâm Vồ (trước ngôi chùa với nhiều truyền thuyết về cặp rắn thần to lớn, ẩn mình trong hốc cây này, chuyên lướt đi trên các ngọn cây); ảnh LP

Quốc tế công nhận trạm khí tượng trên 100 năm ở Việt Nam



Tổ chức Khí tượng thế giới công nhận Trạm Khí tượng Phù Liễn, quận Kiến An, TP Hải Phòng là trạm khí tượng duy nhất ở Việt Nam góp mặt trong nhóm những trạm khí tượng trên 100 năm của thế giới. 

Lễ gắn biển công nhận Trạm Khí tượng Phù Liễn trên 100 năm - Ảnh: XUÂN LONG

Sáng 23-3, tại quận Kiến An, TP Hải Phòng, Tổ chức Khí tượng thế giới đã trao bằng công nhận Trạm Khí tượng Phù Liễn, quận Kiến An, TP. Hải Phòng là trạm khí tượng trên 100 năm tuổi.

23 thg 3, 2019

Nước chè xanh xứ Nghệ


Bây giờ, nước chè xanh đã khá phổ biến ở nhiều nơi. Đang ở xa lắm, nhưng hễ hớp chút nước chè xanh hãm đúng cách Nghệ thì lòng lại bâng khuâng bao ký ức. Có lẽ nước chè xanh xuất xứ từ xứ Nghệ, và cũng có thể ở đây nó đậm đà nhất, đáng nhớ nhất. Nhà thơ Huy Cận có câu thơ rất thấm đẫm, rưng rưng:

Bảo tháp tổ sư Nguyên Thiều-Siêu Bạch &Tổ đình Quốc Ân Kim Cang ở Đồng Nai

Tổ đình Quốc Ân Kim Cang là ngôi chùa cổ do Tổ sư Nguyên Thiều húy Siêu Bạch khai sơn cách đây hơn 300 năm vào thế kỷ XVII, năm Chánh Hòa thứ 19 (1698) đời chúa Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu, tọa lạc ấp Bình Thảo, xã Bình Phước, dinh Trấn Biên. Ngày nay thuộc ấp Bình Lục, xã Tân Bình, H.Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 


Hiện nay chùa xưa chỉ còn lưu dấu nền Tổ đình và hai tháp cổ.