18 thg 7, 2018

Lễ hội đình làng Trà Cổ hấp dẫn du khách gần xa

Cùng với mũi Sa Vĩ, bãi biển Trà Cổ…lễ hội đình Trà Cổ đã trở thành thành điểm đến hấp dẫn của hàng nghìn du khách gần xa...

Đình Trà Cổ, thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh từ lâu vẫn được coi như cột mốc văn hoá nơi biên ải. Đến hẹn lại lên, vào ngày 1/6 âm lịch hàng năm, người dân miền biển nơi địa đầu Đông Bắc lại nô nức trẩy hội đình Trà Cổ.

Nằm giữa làng, ngôi đình gần 600 năm tuổi mang đậm phong cách kiến trúc Việt như cột mốc khẳng định chủ quyền văn hóa, sừng sững nơi biên cương của Tổ quốc. Một ngôi đình cổ kính, trầm mặc ‘trơ gan cùng tuế nguyệt” từng là cảm hứng để Nhạc sĩ Nguyễn Cường viết nên ca khúc nổi tiếng “Mái đình làng biển”.

Lễ hội Đình Trà Cổ được tổ chức thường niên, kéo dài 5 ngày từ ngày 30/5 - 3/6 âm lịch. 

Bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã có những chính sách và hành động được thế giới đánh giá cao, cụ thể như tuyền truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, thành lập các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã trong việc thực thi những cam kết về bảo vệ các loài động vật hoang dã, quý hiểm trong sách đỏ.

Tuyên truyền và cứu hộ 


Để tìm hiểu về công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cộng động về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã, chúng tôi đi cùng Tổ chức động vật Châu Á về xã Phụng Thượng (Phúc Thọ - Hà Nội) để thực hiện chương trình tuyên truyền về bảo tồn gấu. Hơn chục năm nay, xã Phụng Công được dư luận biết đến là trại nuôi gấu lấy mật lớn nhất miền Bắc. Vào thời kỳ đỉnh điểm nhất, tại địa phương này ghi nhận có đến 59 trại nuôi với số lượng 325 con gấu.

Bởi vậy, việc tiếp cận với các hộ gia đình nơi đây là một điều vô cùng khó khăn. Tiến sỹ Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam cho biết: “Thay đổi nhận thức cộng đồng, đó mới là cách bền vững trong công cuộc bảo vệ động vật hoang dã”.

17 thg 7, 2018

Thiên nhiên kỳ vĩ trên tuyến tàu hỏa Xuyên Việt

Trong hành trình du lịch bằng tàu hoả dọc theo tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam, thiên nhiên kỳ vĩ, dáng hình đất nước hiển hiện ra bên khung cửa sổ, đẹp một cách tuyệt diệu.


Việt Nam luôn là một trong những điểm đến được yêu thích nhất tại khu vực Đông Nam Á, với bờ biển dài, cảnh sắc thiên nhiên phong phú và tươi đẹp. Để khám phá hết vẻ đẹp của dải đất hình chữ S và trải nghiệm cuộc sống thi vị, có lẽ không gì tuyệt vời hơn một chuyến tàu dọc theo chiều dài đất nước.

Úp mặt vào đá cầu nguyện trong ngôi đền Ấn Độ ở Sài Gòn

Mỗi ngày ở đền bà Mariamman (quận 1) đều có nhiều người đến úp mặt vào phiến đá lớn để giãi bày nỗi lòng. 

Đền bà Mariamman được xây dựng đầu thế kỷ 20, là ngôi đền Hindu giáo của người gốc Ấn, tọa lạc trên đường Trương Định (quận 1, TP HCM). Đền còn có tên gọi khác là chùa Bà Ấn thờ thần Mariamman. Đây là vị thần của mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ, sức khỏe dồi dào, hôn nhân suôn sẻ, con cháu đông vui... 

16 thg 7, 2018

Những tảng đá khổng lồ có hình thù kỳ dị ở Bình Thuận

Nằm gần Hải đăng Kê Gà là bãi đá màu trắng, vàng nhạt như bày binh bố trận.

Bãi đá nằm gần hải đăng Kê Gà là thắng cảnh du lịch của Bình Thuận được nhiều du khách biết tới. Nhiều đôi uyên ương cũng chọn địa điểm này làm nơi chụp ảnh cưới. 

Làng gốm Thanh Hà 500 năm tuổi

Những gì còn lại ở làng gốm hơn 500 tuổi này vẫn là một minh chứng sống động về một nghề thủ công đã từng có thời kỳ phát triển rực rỡ ở Hội An.

Làng gốm Thanh Hà nằm bên sông Thu Bồn, cách khu phố cổ Hội An 3 km về phía tây, có nguồn gốc từ Thanh Hóa, được hình thành từ cuối thế kỷ 15; tiếp thu những tinh hoa của xứ Quảng và đã phát triển rực rỡ vào thế kỷ 16, 17 cùng đô thị Hội An. Gốm Thanh Hà từng là một mặt hàng được mua bán trao đổi khắp các tỉnh miền trung.

Những “ô màu” Tây Bắc không thể bỏ qua mùa nước đổ

Những người yêu thiên nhiên, ưa xê dịch chắc chắn không thể bỏ lỡ những bức tranh Tây Bắc vào một trong hai thời điểm đẹp nhất - mùa nước đổ.

Tháng 5, tháng 6, những thửa ruộng bậc thang Tây Bắc rộn ràng vào mùa đổ ải. Từ trước đó, người Mông, người Dao, Hà Nhì đã hối hả lên nương phát cỏ dại, đắp lại bờ, mặt ruộng, mở đường dẫn nước.

Chiếc nỏ trong đời sống văn hóa miền núi

Bắn nỏ ngày nay đã trở thành một bộ môn thể thao chính thức của dân tộc. Tại các hội thi thể thao, môn bắn nỏ luôn thu hút được sự chú ý và tham dự của đông đảo bà con. Với người Việt Nam, đặc biệt là đồng bào miền núi, chiếc nỏ có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống thường nhật.

Nguyên mẫu chế tác nỏ từ ngàn xưa


Mặc dù được chế tác từ cây rừng nhưng ở mỗi một Mường hay một vùng địa lý khác nhau thì sẽ có cây rừng khác nhau để làm cánh nỏ. Thân nỏ thường dùng gỗ dẻo để làm vì cây này chắc, rắn, chịu khô tốt nên không bị cong vênh. Người ta cũng hay dùng gỗ dổi để làm thân nỏ, bởi dổi có mùi thơm khi đi săn bắn thú rừng khó phát hiện thợ săn. Còn gỗ để làm cánh thường dùng hai loại gỗ, gỗ hai bên núi đá là loại cây rất dẻo, dai đàn hồi tốt. Gỗ này nhân dân thường dùng để làm cán cuốc, cán búa hoặc làm các bẫy thú. Cánh nỏ chọn loại tre đặc biệt để làm, tre không quá già không quá non cây không bị cụt ngon, không bị cớm.


Chiếc nỏ của đồng bào miền núi. 

Làng nghề mây tre Long Thành Trung

Ai đã đến xã Long Thành Trung, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh sẽ bắt gặp ở hai bên đường những khúc tre, lồ ô, mây... với kích thước ngắn dài, to nhỏ khác nhau. Đây chính là nguyên liệu của làng nghề mây tre nứa truyền thống vốn đã tồn tại và phát triển gần nửa thế kỷ qua trên mảnh đất này.

Với kinh nghiệm làm nghề gần nửa thế kỷ, người dân ở Long Thành Trung có thể tạo ra các sản phẩm từ mây, tre, nứa công phu, bền, đẹp theo nhiều mẫu mã, được khách hàng ưa chuộng, tiêu biểu như: bàn ghế, tủ, kệ, salon, nhà lều… Để sản phẩm đạt chất lượng cao hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, làng nghề cần thiết phải có một tổ chức định hướng phát triển theo hướng bền vững và Hợp tác xã Mây tre Long Thành Trung đã ra đời vào tháng 11/2010 theo xu thế đó. Hoạt động chính của Hợp tác xã là sản xuất, kinh doanh các mặt hàng mây, tre, nứa nhằm phục vụ nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. 

Máy chẻ lạt đều phục vụ cho việc đan được thuận tiện tốt hơn. 

12 thg 7, 2018

Một ngày thư giãn ở khu bảo tồn 'Cánh đồng bất tận'

Chỉ cách Sài Gòn 2 giờ chạy xe với chi phí rẻ, bạn sẽ có ngày nghỉ đổi gió ở khu rừng tràm nguyên sinh - cũng là nơi quay bộ phim 'Cánh đồng bất tận'.

Khu du lịch "Cánh đồng bất tận" ở ấp 3, xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa nằm trong khu Bảo tồn đa dạng sinh học - cây dược liệu Đồng Tháp Mười. Tạm rời bỏ công việc bận rộn, hối hả của cuộc sống để lại sau lưng khói bụi của thành phố, ngột ngạt của những dãy nhà cao tầng, bạn sẽ hòa mình vào thiên nhiên, không khí trong lành với những rừng cây ngút tầm mắt. 

Khung cảnh bình yên.