11 thg 10, 2017

Tản mạn du lịch Hà Giang

Chỉ chừng 5 năm trước thôi, Hà Giang không có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam. Đây là một tỉnh ở vùng cao cực Bắc, đường sá xa xôi, khó đi và... không có gì hấp dẫn.

Lâu nay, các công ty du lịch mở tour Tây Bắc là đi các tỉnh Lào Cai - Sơn La - Lai Châu - Điện Biên, tour Đông Bắc là đi các tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn - Bắc Kạn. Hà Giang ở đâu? Đông hay Tây? Hà Giang ở.. chính giữa, và không nằm trong tour nào hết!

Tháng 4/2010, cao nguyên đá Đồng Văn ở Hà Giang được công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Người ta bắt đầu để ý nhiều đến Hà Giang, nhưng cái tên công viên địa chất vẫn chưa đủ thu hút khách du lịch, vì... địa chất, đất đá thì có gì mà coi! Chỉ đến khoảng 5 năm gần đây, khi dân phượt tới đây chụp hình với hoa tam giác mạch và í ới rủ nhau trên mạng đi phượt Hà Giang để ngất ngây cùng tam giác mạch, để tìm cảm giác mạnh trên những cung đường đèo hiểm trở thì khách du lịch mới đổ xô đến đây.

Đồi núi chập chùng

Bếp lửa trong đời sống của người Xơ Đăng

Đối với người Xơ Đăng huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam), bếp lửa không chỉ là nơi để đồng bào nấu cơm hàng ngày, nơi để họ sưởi ấm vào những đêm rừng Trường Sơn lạnh giá...

Bếp lửa còn là nơi để người già kể sử thi, người trẻ học những câu chuyện cổ tích, nơi gắn kết tình làng nghĩa xóm, nơi tụ hội cho những câu hát, giao duyên, khởi nguồn cho tình yêu đôi lứa.

Lửa trong đời sống tâm linh
Theo một số người già Xơ Đăng lớn tuổi ở làng Măng Tó (thôn 2), xã Trà Cang, huyện Nam Trà My cho biết: Từ xa xưa, bắt đầu từ trong đời sống tâm linh, người Xơ Đăng luôn có một lòng tin tuyệt đối vào thần Lửa - vị thần hiện thân cho sự may mắn phù hộ con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 

Bếp lửa trong một gia đình người Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Dơn,huyện Nam Trà My, Quảng Nam. 

8 thg 10, 2017

OK con gà đen!

Đi ăn ở cao nguyên đá Đồng Văn tui tình cờ thấy trong chuồng gà mấy con gà đen thui như vầy:


Không kể con gà màu trắng, 2 con màu vàng và mấy con có mồng màu đỏ, hãy chú ý tới mấy con đen thui thùi lùi.

Lễ hội Hết Chá của đồng bào Thái ở Mộc Châu

Lễ hội Hết Chá là hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh sâu sắc, là lễ hội đoàn kết cộng đồng, cùng giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. 

Lễ hội Hết Chá - bản sắc của đồng bào Thái 


Khi hoa ban, hoa mạ nở cũng là dịp nông nhàn của đồng bào Thái. Để Lễ được tổ chức trên một khu đồi gần trung tâm bản. Thầy mo thông báo thời gian làm lễ cho các con nuôi, gia đình họ hàng ở các nơi, đội xòe và bà con trong bản cùng tham dự.

Từ thời xa xưa, xưa kia, người Thái rất nghèo, không có tiền mua thuốc chữa bệnh, thường đến nhờ thầy mo. Thầy mo dùng mẹo và nhờ thần linh nên đã chữa được bệnh cho dân làng. Mang ơn thầy mo, nhiều người xin được làm con nuôi của ông. Và rồi, cứ mỗi dịp cuối năm (vào 29, 30 Tết), con cháu lại đến tạ ơn thầy mo, nhưng thời điểm đó đang bận rộn cho tết nên thầy mo ấn định lễ tạ ơn sẽ tổ chức vào tháng 3 hàng năm... Lễ hội Hết Chá từ đó mà thành.

Cây vạn vật (cây sẳng chá) trong lễ Hết Chá 

Đặc sắc lễ hội hoa ban của người Thái

Lễ hội hoa ban được tổ chức tháng 2 Âm lịch hằng năm vào mùa hoa ban nở rộ ở Chiềng Khoa, Vân Hồ (Sơn La) của người dân tộc Thái để tưởng nhớ tới hai cô gái (hai nàng), những người phụ nữ đảm đang và tinh khiết như hoa ban rừng được dân tộc Thái tôn thờ như 'hai bà chúa'. 

Thầy mo và dân bản rước Hai nàng về nhập đền thờ 

Chuyện xưa kể rằng, có một gia đình sinh được hai người con gái, chẳng may người bố bị bệnh mất sớm. Gia đình gặp khó khăn, mẹ phải vào rừng hái lượm để nuôi hai con. Hai nàng khôn lớn, ngày càng xinh đẹp, nết na, tài sắc và chăm chỉ khéo léo trong trồng bông dệt vải, thêu thùa.

Đi Phú Yên ngắm vườn cây đỏ, ăn trái đỏ chua lè lưỡi

Mùa này du khách nườm nượp tham quan vườn cây đỏ, trái đỏ (còn gọi là trái chua, trái dâu đất hoặc trái dâu da đất) trên cao nguyên Vân Hòa (huyện Sơn Hòa, Phú Yên). 

Trái đỏ có vị chua chua nếu ăn những trái ở dưới gốc, còn những trái hái từ trên ngọn lại ít chua hơn, có vị ngọt.

Cây đỏ cao khoảng 5-7 mét, được trồng xen trong các vườn mít, vườn thơm ở cao nguyên Vân Hòa (huyện Sơn Hòa, Phú Yên). Vùng này có độ cao 400 m so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm nên thích hợp loại cây này.

Trái đỏ mọc ra thành từng chùm từ thân cây, sum suê từ dưới gốc lên đến trên ngọn. Có những cây to hai, ba người ôm, trái chín đỏ vây quanh, rất đẹp.

Từ tháng Chạp năm trước, trên các thân cây nổi lên từng ụ rồi từ đó nhô ra các chùm trái nhỏ màu xam xám, rồi lớn dần, đỏ dần. Đến cuối tháng bảy âm lịch trái đỏ đã bắt đầu chín dần, nhưng chỉ từ trước và sau Tết Trung thu mới chín rộ.

Gặp ma trong dinh họ Vương - Hà Giang

Lần nào đến Hà Giang, tôi cũng dừng lại ở dinh họ Vương dù lần nào cũng có cảm giác không được thoải mái.

Thung lũng Sà Phìn, Hà Giang nằm gọn giữa những dãy núi đá. Người dân ở nơi cao nguyên đá này đã tận dụng đá để xây nhà, đá làm hàng rào, tất tần tật đều là đá. Chúng tôi bước chân vào ngôi nhà có năm sinh 1920, nhà của vua Mèo Vương Chí Sình.

Lần nào đến Hà Giang, tôi cũng dừng lại ở dinh họ Vương dù lần nào cũng có cảm giác không được thoải mái.

Cổng vào với hai hàng sa mộc lực lưỡng. 

7 thg 10, 2017

Núi Cô Tiên, có 2 Núi Cô Tiên và...

Núi Cô Tiên, có 2 Núi Cô Tiên!

Ấy là tui chỉ kể những núi nổi tiếng mà tui biết thôi, chớ cái tên Cô Tiên đẹp quá này chắc là còn nhiều chỗ đặt tên lắm.

Núi mà tui muốn kể trước tiên là Núi Cô Tiên ở Quản Bạ, Hà Giang với tên gọi đầy đủ là Núi Đôi Cô Tiên, hay thường được nhắc đến với cái tên quen thuộc hơn, là Núi Đôi. Ờ, không phải là núi của 2 cô tiên đâu, mà là núi đôi của cô tiên!

Núi Đôi Cô Tiên nằm bên quốc lộ 4C, cách TP Hà Giang khoảng 45 km, thuộc địa phận huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Giữa vùng núi non trùng điệp, có hai trái núi tròn trịa, nằm cân đối bên nhau y như khuôn ngực đầy đặn của nàng thiếu nữ. Cặp đôi này đẹp và nổi tiếng đến mức bên quốc lộ người ta làm một trạm dừng chân, gọi là Cổng Trời Quản Bạ, ở đó du khách có thể lên dốc cao để từ trên nhìn xuống, ngắm núi đôi của cô tiên cho thỏa.


Bánh Trung thu của người Việt

Đối với người dân Việt Nam, Tết Trung thu được xem là một trong những ngày lễ lớn. Và mỗi khi đến dịp Trung thu, bánh nướng và bánh dẻo là món ăn không thể thiếu trong mọi gia đình bởi nó chứa đựng sự tinh hoa trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.

Như thông lệ cứ đến ngày rằm tháng Tám hàng năm, người Việt khắp nơi lại sum vầy về gia đình, rộn ràng phá cỗ với mâm ngũ quả cùng những chiếc bánh trung thu gồm bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng và bánh dẻo cổ truyền là những chiếc bánh có nhân thập cẩm với nhiều loại thực phẩm hòa trộn với nhau. Tất cả làm nên những chiếc bánh đặc trưng hương vị Tết Trung thu in hằn trong ký ức của mỗi người Việt qua nhiều thế hệ.

Tìm đến bạn Nguyễn Vũ Mai Phương- một cô gái thế hệ 9x nhưng rất yêu bánh trung thu cổ truyền và tự tay làm những chiếc bánh handmade cho biết, để làm chiếc bánh nướng và bánh dẻo mang hương vị truyền thống của người Việt thì phải chuẩn bị khá nhiều nguyên liệu. Phần vỏ bánh, đối với bánh dẻo thường được làm bằng bột gạo ngô thêm chút hương nước bưởi, còn bánh nướng thì bột mì đa dụng trộn với rượu và trứng gà. Các nguyên liệu nhân bánh bao gồm các loại mứt, lạp sườn, hạt dưa, lá chanh… được thái nhỏ, sau đó đem trộn lẫn với nước đường tan và nặn thành những hình tròn nhỏ để đưa vào khuôn bánh.

Nhân bánh thường được làm từ nhiều loại thực phẩm trộn lẫn với nhau.

Ngày hội văn hóa dân tộc Dao

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Dao trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững đất nước”, Ngày hội văn hoá dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất vừa diễn ra tại tỉnh Tuyên Quang là dịp tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, góp phần bảo tồn và phát huy những di sản quý báu của người Dao. 

Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh có đồng bào dân tộc Dao cư trú phối hợp tổ chức. Tham dự Ngày hội có 12 đoàn nghệ nhân, diễn viên, vận động viên từ: Lai Châu, Bắc Kạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng, Thanh Hóa, Hà Nội, Sơn La và Tuyên Quang. 

Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, văn hóa các dân tộc thiểu số là di sản quý giá góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa to lớn, thiết thực nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thể hiện sự quan tâm, chăm lo của các cấp, các ngành, các địa phương đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Dao. 

Lễ khai mạc Ngày hội văn hoá dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất diễn ra tại Tp. Tuyên Quang.