4 thg 10, 2017

Đi ăn ở vùng cao

Trên đường ra Hà Giang, tour du lịch đưa tụi tui ăn trưa ở Tuyên Quang, chỗ này nè:


Trong 4 món kể trên tui chỉ chắc chắn mình hiểu có một món thôi, đó là cá sông Lô (tui hiểu là con cá bắt ở sông Lô, con sông đi qua Tuyên Quang). Gà cựa, chọi thì không chắc, nhưng cứ đoán mò rằng đó là gà có cựa, gà chọi, tức là loại gà dũng sĩ (mà như vậy thịt nó ăn có ngon hông ta? chắc cứng ngắc!). Còn gà xí mần, trâu giật thì chịu thua, không biết là gì!

Tân Thành - dưới khung trời quyến rũ

Chỉ có 15 km bờ biển nhưng với địa hình nhiều bãi đá kỳ thú, Tân Thành (Hàm Thuận Nam) đã thu hút tập trung gần 70 dự án du lịch, thật hiếm thấy ở một nơi nào trong tỉnh Bình Thuận được như thế. Có thể nói nếu không có tuyến đường du lịch Kê Gà nối với xã Thuận Quý thì địa bàn Tân Thành vẫn là vùng đất cách trở với các xã trong khu vực. Nếu bây giờ từ Kê Gà đến Phan Thiết bằng đường bộ ĐT.719 chỉ 29 km thì trước năm 2000 phải đi vòng qua xã Tân Thuận rồi ra cây số 30 - quốc lộ 1A với chặng đường dài đến gấp đôi. Yếu tố hình thành một quần thể du lịch là có cảnh quan thiên nhiên và đường giao thông thuận lợi thì Tân Thành đã hội đủ các điều kiện đó. Nối tiếp với những bãi đá có dáng bờm ngựa nghiêng nghiêng vào bờ thuộc xã Thuận Quý kéo dài đến mũi Kê Gà như một điệu khúc lô nhô của đá và sóng biển. Rồi từ đây bờ biển cát trắng mịn màng uốn cong xuống tận xóm chài Cửa Cạn tạo nên vùng vịnh nước êm đềm.

Ngôi chùa trên “đất vua”

Hôm nay là một ngày đặc biệt, tôi về thăm vùng đất Phong Thạnh quê ngoại, cách phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu chừng 5 cây số. Theo con đường nhỏ uốn cong giữa vùng vuông tôm nước mặn, đến ngôi chùa theo một tư liệu là nơi vua Gia Long trên đường bôn tẩu tránh Tây Sơn đã dừng lại, và lập tự thờ những binh lính trong đội cảnh vệ Hổ Phù đã thương vong trên đường hộ giá về phía Nam. Theo tài liệu đã kể, Hổ Phù là phiên hiệu đơn vị cảnh vệ.

Chùa Hổ Phù tọa lạc ở ấp 22, Phong Thạnh, Giá Rai, Bạc Liêu - nơi ngày trước có địa danh Điền Chủ Út và lân cận là đồng Điên Chủ Ngọc, Thầy Cai, Xã Úi... mang dấu ấn một thời. Ngoại tôi sinh ra ở đây và có hẳn một cánh đồng lớn đi mỏi chân, thẳng cánh cò bay.

Ngôi quốc tự giữ nhiều tượng thờ quý hiếm ở Huế

Chùa Thánh Duyên - một trong ba ngôi Quốc tự thời Minh Mạng đang lưu giữ hàng chục bức tượng Phật quý hiếm.

Chùa Thánh Duyên nằm trên núi Thúy Vân, cạnh đầm Cầu Hai (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) vốn là một trong ba ngôi Quốc tự của triều Nguyễn. 
Theo các tư liệu, chùa Thánh Duyên được khởi công xây dựng vào năm 1836 và hoàn thành vào năm 1837 dưới thời vua Minh Mạng. 

Lẩu Thả của ngư dân Mũi Né

Một món ngon luôn chứa đựng những giá trị văn hóa và càng dễ được người ta nhớ đến hơn khi gắn liền với một vùng đất. Lẩu Thả của ngư dân Mũi Né là một món ăn như thế, hàng chục năm qua, khi Mũi Né trở thành vùng đất du lịch nổi tiếng thì Lẩu Thả truyền thống mặc nhiên là “món quà quê” dùng để đãi du khách phương xa.

Lẩu Thả lấy một động từ thuần Việt để làm danh từ cho tên gọi và cũng là tính từ để chỉ tính chất dân dã của món ăn. Thả vào nồi lẩu những thứ ăn được mà bổ dưỡng, tự nhiên của một miền biển. Lẩu Thả cứ thế đi vào cuộc sống của ngư dân Mũi Né để khi nó bước vào thực đơn và lên bàn ăn đãi khách thì món ăn này cũng trở nên tinh tế không kém bất kỳ món ăn ngon nào khác.

Đặc sản Lẩu Thả của ngư dân Mũi Né có thể dùng nhiều loại cá làm thành phần chủ đạo như cá đục, cá suốt nhưng ngon hơn cả vẫn lá cá mai, loài cá có nhiều ở vùng biển Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Cá mai mỏng manh, trắng tươi như cái tên “mảnh mai” của nó. Chọn cá mai tươi thường vào mỗi sớm mai, khi ngư dân vừa đi biển về, còn đang gỡ lưới có thể gỡ những con cá mai còn đang nhảy tanh tách, lóng lánh ánh bạc trong nắng sớm. Mang về cắt hai bên thân cá, chần qua nước sôi và rửa bằng nước chanh trước khi ướp với ớt, tỏi giã nhuyễn cùng nước gừng già.

Cá mai dùng trong Lẩu Thả là loài cá có nhiều ở vùng biển Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Nhà trình tường độc đáo ở Hà Giang lên báo nước ngoài

Nhà trình tường được xây dựng bằng đất với những nét độc đáo của đồng bào trên vùng cao Quản Bạ, Hà Giang.

Nhà trình tường là nhà có những bức tường bằng đất, trong đất làm tường phải có độ dẻo tạo kết dính cao, trong đất phải có sỏi nhỏ tạo nên độ cứng. 

3 thg 10, 2017

Chiều ơi! Lúc chiều về rợp bóng nương khoai

Thôn Hạ Thành là một vùng thấp của xã Phương Độ thuộc thành phố Hà Giang, được bao quanh bởi những thửa ruộng bậc thang xếp nối nhau. Thôn có 117 hộ với gần 600 nhân khẩu là người dân tộc Tày. Từ cuối năm 2011, nơi đây được công nhận là Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng và sinh thái.

Từ Hà Nội lên thì còn cách thành phố Hà Giang khoảng 6 km là đến thôn Hạ Thành, các tour du lịch thường chọn đây là điểm tham quan đầu tiên trước khi vào thành phố.

Phủ Tương: Nhận diện miền du lịch

Một ngày thu nắng, hành trình đến với miền Tây xứ Nghệ, khi xe vừa đi qua miền Trà Lân lượn theo con đường hình cánh cung để chạm ngõ đất Phủ Tương, chợt nhớ tâm tư của ông Phạm Trọng Hoàng - Bí thư Huyện ủy Tương Dương: “Huyện có không ít di tích, điểm đến, thắng cảnh. Rất nhiều người từng biết Phủ Tương là điểm khởi nguồn của dòng sông Lam, nơi có rừng săng lẻ cổ thụ hiếm hoi của cả nước... Tiếc lắm!”.

Cái “tiếc lắm” của vị Bí thư Huyện ủy Tương Dương chính là đến nay, huyện này vẫn chưa đủ điều kiện để tận dụng, khai thác đúng tiềm năng du lịch mà thiên nhiên đã ban tặng. Tôi không cho rằng mình biết hết, hiểu hết về mảnh đất có dòng Nậm Nơn chảy qua, dẫu vậy hẳn nhiều người sẽ chia sẻ với tôi điều mà người đứng đầu huyện Tương Dương đã trăn trở. 

Cổng phủ Tương Dương. Ảnh: Hồ Phương 

Miếu Dinh Cậu linh thiêng ở Phú Quốc

Ngôi miếu thờ linh thiêng là địa điểm không thể bỏ qua khi đến đảo ngọc.

Cách thị trấn Dương Đông vài trăm mét về phía Tây, Dinh Cậu tọa lạc trên một ghềnh đá vươn ra biển, ba bề sóng vỗ. Nơi đây là biểu tượng tâm linh, du lịch của Phú Quốc. 

Giữa núi rừng Vĩnh Thạnh

Từ TP.Quy Nhơn men theo QL19 khoảng 80 km, huyện miền núi Vĩnh Thạnh, Bình Định dần hiện ra ngay cạnh dòng sông Côn thơ mộng.

Mỗi khi mùa khô kéo dài, mặt sông Côn chỉ còn là những dòng nước chảy men qua những tảng đá được bào nhẵn mặt, đáy sông xuất hiện các bụi cây trơ thân bạc phếch… cũng là lúc sông Côn tự khoác lên mình một vẻ đẹp hoàn toàn khác, hoang dại, đậm chất núi rừng. Chỉ đến khi đứng trên đập ngăn sông ở hồ Định Bình, nhìn về phía lòng hồ, cảm giác mênh mông biển nước của sông Côn mùa lũ năm nào mới tràn về…

Dòng thác Ồ Ồ - Ảnh: Minh Úc