5 thg 5, 2017

Yên Bái mùa măng sặt

Măng sặt có nhiều ở các địa phương, nhưng không phải nơi nào măng cũng ngon ngọt, non tươi như ở Yên Bái.

Suốt 4 mùa, đất rừng Yên Bái tua tủa mọc lên các loại măng nứa, măng mai, mùa vầu, măng tre, măng lay… Nhưng nổi tiếng và được nhiều người biết nhất đến thì phải kể đến măng sặt. Măng sặt không chỉ ngon ngọt, lạ miệng, được du khách gần xa yêu thích mà còn đem lại nguồn thu không nhỏ đối với bà con vùng cao miền Tây tỉnh Yên Bái. 

Những ngọn măng sặt với lớp vỏ lấm đất vừa được đào trên rừng về. 

Vùng cao Háng Đồng - điểm đến du lịch hoang sơ đầy hấp dẫn

Với độ cao gần 2000m so với mặt nước biển, xã Háng Đồng (Sơn La) thu hút đông đảo khách du lịch tới trải nghiệm và đắm chìm trong vẻ đẹp ấy.

Xã Háng Đồng nằm cách trung tâm huyện Bắc Yên khoảng 30 ki lô mét, quanh năm chìm trong biển mây

Chợ mắm, cá khô Châu Đốc

Chợ Châu Đốc ở Tp. Châu Đốc, tỉnh An Giang là địa điểm kinh doanh các mặt hàng mắm, thủy hải sản khô lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Mỗi năm, chợ Châu Đốc cung cấp hàng nghìn tấn thủy, hải sản khô cho người tiêu dùng cả nước và các quốc gia lân cận như Lào, Camphuchia. 

Thiên nhiên ban tặng cho Đồng bằng sông Cửu Long nhiều sản vật vào mùa nước nổi. Vào khoảng tháng 7 cho đến tháng 11 là mùa nước nổi, thời điểm lý tưởng cho người dân đánh bắt các loại cá trưởng thành. Đây là nguyên liệu dồi dào để làm các loại mắm. Tùy vào loại cá mà người dân có công thức chế biến thành các loại mắm với nhiều khẩu vị khác nhau. Nhưng ngon hơn cả là sản phẩm làm từ cá lóc, cá trèn, cá sặc, cá chốt, cá linh, cá rô, cá mè...

Thăm chợ Châu Đốc, chúng tôi như lạc vào không gian của hàng trăm gian hàng các loại mắm và cá khô với vô vàn màu sắc đỏ, trắng, tím… Riêng ở Tp. Châu Đốc đã có gần 100 cơ sở làm mắm và khô cá các loại, mỗi năm, hàng ngàn tấn xuất bán ra thị trường.

Chợ Châu Đốc có hàng trăm gian hàng ẩm thực là các loại mắm và cá khô với vô vàn màu sắc.

Bản nhà lá

Bản Tha và Hạ Thành xã Phương Độ (Tp. Hà Giang) được du khách gọi với cái tên đặc trưng là “Bản nhà lá”. Hai bản nằm liền kề nhau với hơn 200 nếp nhà sàn êm đềm bên con Suối Tiên mát lành, cùng với cuộc sống sinh hoạt dân dã của người Tày bản địa đã tạo nên dấu ấn khó quên khi du khách đặt chân đến khám phá nơi này. 

Trong cái nắng hè vùng cao vàng như rót mật, chúng tôi được anh cán bộ phòng văn hóa Tp. Hà Giang tên là Thuần dẫn đi tham bản Tha và Hạ Thành. Ngay khi đặt chân đến bản Hạ Thành, chúng tôi đã ấn tượng với những thửa ruộng như những nấc thang dẫn lên núi vàng ươm mầu rơm rạ sau thu hoạch.

Hai bản nằm lừng chừng bên con Suối Tiên quanh năm ăm ắp nước tưới mát cho cánh đồng màu mỡ và phục vụ sinh hoạt của người dân bản, nên nhà nào cũng có ao. Để làm ao, người Tày ở xã Phương Độ chỉ cần vét đất, đắp những viên đá mồ côi thành bờ chắn nước. Ao nhà nào cũng thả cá Bỗng, một loại cá thuộc họ cá Hồi, rất phù hợp với khí hậu địa phương, lại có giá trị kinh tế cao.

Kỳ lạ ngôi chùa nhiều tượng Phật nhưng chỉ có một nhà sư ở miền Tây

Chùa Già Lam Cổ Tự. ẢNH: NGUYÊN ĐẠT

Với tổng số 145 pho tượng Phật, la hán lớn nhỏ trong khuôn viên, Già Lam Cổ Tự được xem là ngôi chùa có nhiều tượng nhất ở miền Tây. Thế nhưng ở đây lại chỉ có độc mỗi thầy trụ trì, ngày ngày trông nom.

3 thg 5, 2017

Biển lở nơi miệng rồng

Nhiều người cho rằng Hàm Luông có tên gốc là Hàm Long. Thời nhà Nguyễn do “kỵ húy” để tránh chữ Long (Long là rồng, tượng trưng cho nhà vua) nên gọi chệch là Luông, lâu dần thành quen.

Những người nông dân ở bên cửa sông Hàm Luông luôn lo lắng trước nguy cơ sạt lở đất - Ảnh: Tấn Đức

Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức miêu tả vùng cửa sông này như sau:

“Sông rộng như là vực rồng, hang giao, thường có cá to, sấu lớn trồi lên hụp xuống. Nước sông thường trong, ngọt, sóng gió dập dình, có cái hứng nhìn một cái trông rõ mênh mông vạn khoảnh”. Nhưng bây giờ...

Cửa Tiểu không còn như xưa

Chưa làm “biến mất” một dòng sông, nhưng thời gian qua nhiều cồn bãi có diện tích lớn đã và đang hình thành nơi cửa sông Cửa Tiểu.

Cửa Tiểu nhìn từ phà Đèn Đỏ - Ảnh: Tấn Đức

Đổi đời ở cửa Trần Đề

Khi chưa có cảng, Trần Đề là xóm ngụ cư của những gia đình làm nghề đóng đáy và nghề lưới, phần đông là hộ nghèo nhưng bậy giờ thì đã đổi khác.

Một góc khu thị tứ bên cảng cá Trần Đề - Ảnh: Tấn Đức

Ông Trần Văn Niên, cựu trưởng ban nhân dân tự quản ấp Cảng (thị trấn Trần Đề), nhớ lại: “Hồi trước, khi chưa có cảng, nơi đây là xóm ngụ cư của những gia đình làm nghề đóng đáy và nghề lưới, phần đông là hộ nghèo, làm ăn nhỏ lẻ, chưa có phương tiện công suất lớn để ra khơi xa.

Nhưng bây giờ thì đã đổi khác, nhiều ngư dân trong tay có cả chục chiếc tàu, làm ăn khấm khá, cất được nhà lầu ba, bốn tầng”.

Đó là những gì đang diễn ra ở cảng cá Trần Đề, một điểm sáng nghề biển ở bờ nam cửa sông Trần Đề (huyện Trần Đề, Sóc Trăng).

Ba Lai - chia hai mặn ngọt

Sông Ba Lai chảy qua bốn huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Bình Đại và Ba Tri (Bến Tre), tổng chiều dài khoảng 55km.

Những con rạch phía ngoài cống đập Ba Lai thuộc xã Tân Xuân, huyện Ba Tri thường xuyên cạn kiệt do bồi lắng nhanh - Ảnh: Ngọc Tài

Hơn mười năm trước, người ta đã xây cống đập Ba Lai chắn ngang dòng sông. Từ đấy cuộc sống của người dân bắt đầu thay đổi...

Nơi cửa sông đã mất

Chính xác hơn là cả dòng Ba Thắc (Bassac) dài rộng, “lội không tới bờ, lặn không tới đáy” như ký ức của nhiều kỳ lão ở miệt đồng bằng sông nước Cửu Long, giờ đã biến đi đâu?

Bản đồ Sóc Trăng năm 1891 rõ ràng với cửa Ba Thắc ra Biển Đông

Cửu Long chín cửa sông, nay đã mất một. Ba Thắc đâu rồi? Để có câu trả lời, chúng tôi tìm tới UBND xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng), nơi cửa sông Ba Thắc từng tồn tại trong một thời gian dài.