8 thg 6, 2016

Cây dầu rái hơn 700 tuổi nhiều hình thù kỳ quái

Cây dầu hơn 700 tuổi

Với tuổi thọ hơn 700 năm, cây dầu rái rất đặc biệt này đang được nhiều người đến tham quan, chiêm ngưỡng. 

Cây dầu này nằm bên cạnh đường Sơn Thông (P.7, TP.Trà Vinh, Trà Vinh) có tán rộng khoảng 1.000 
m2, cao khoảng 25 m, gốc cây có bề hoành khoảng 7m. Theo người dân địa phương cây dầu rái này khoảng 700 – 800 tuổi. 

Khám phá Nam Du

Sống chậm ở thiên đường
Ngày thứ 2 ở Rạch Giá – Kiên Giang, tôi đã dậy thật sớm để đón ánh bình minh nơi bến cảng và chờ lên tàu thẳng tiến Nam Du. 

Cảnh đẹp như tranh vẽ trên đường từ bến tàu ra Bãi Cây Mến 

Trước đó, do muộn chuyến và mất cơ hội khám phá Nam Du trong ngày đầu tiên nên tôi đã rút kinh nghiệm mua sẵn vé từ chiều hôm trước. Lần này tôi quyết định chọn tàu cao tốc để đi nhanh và có phần tiện nghi hơn.

7 thg 6, 2016

Hòn Tre - Cơ hội bất ngờ cho kẻ dậy muộn

Có nhiều cách để đến Rạch Giá – Kiên Giang như đi máy bay, xe đò hoặc xe máy nhưng vì để an toàn và dưỡng sức cho việc khám phá Nam Du, tôi quyết định ngồi xe khách lên đường. Vì tôi chọn xuất phát vào ban ngày nên khi đến Rạch Giá trời đã tối đen, cổng tam quan thành phố Rạch Giá rực sáng ánh điện và nhiều bạn trẻ dập dìu rủ nhau chè, cháo, sinh tố nơi quán cóc. Người bạn “thổ địa” ra đón tôi cho biết: “Nếu đi xe ban ngày thì tối anh buộc phải ngủ lại ở thành phố Rạch Giá, chờ tới hôm sau mới có tàu đi Nam Du. Cách hay nhất để không phải tốn tiền thuê khách sạn ngủ lại tại Rạch Giá là anh phải bắt xe chuyến khởi hành khoảng 11 giờ đêm để 6 giờ sáng tới, ra thẳng bến tàu luôn”. Tôi đề nghị người bạn lấy xe đưa đi tham quan và ăn đêm tại thành phố Rạch Giá. Nơi này cũng khá tấp nập và có nhiều quán ăn ngon. Điều đặc biệt là không quá khó để tìm một quán thoạt nhìn vào thấy ăn được và giá cả bình dân, không phải lo bị chặt chém.

Theo kế hoạch và hướng dẫn của bạn, tôi quyết định chọn thuê khách sạn để qua đêm chờ trời sáng. Do cả ngày làm việc mệt mỏi và di chuyển bằng xe đi xa nên chẳng mấy chốc tôi chìm vào giấc ngủ giữa một thành phố xa lạ mà trước đó thôi, khi chạy xe máy dọc ven biển tôi còn nghe được tiếng ầm ào sóng vỗ.

Đầu hè “săn” nhộng ve sầu

Mùa hạ ngấp nghé đến cũng là lúc chúng tôi háo hức lên lịch cho một cuộc “săn” nhộng ve sầu, món ăn nghe có vẻ lạ nhưng cực gần gũi với những ai đã trải qua một thời tuổi thơ “dữ dội”. 

Đĩa ve sầu rang vàng ruộm hấp dẫn - Ảnh: Hoàng Hân 

Những cơn mùa đầu hạ vừa đổ xuống, tiếng ve râm ran báo hiệu mùa hè về, chúng tôi - những người con sinh ra ở miền núi Bắc Giang - lại háo hức hẹn nhau thu xếp đi bắt nhộng ve sầu để tìm lại những khoảnh khắc, những ký ức một thời chăn trâu, cắt cỏ.

Khám phá hòn Bờ Đập của "Hạ Long phương Nam"

Trong một lần lang thang ở Ba Hòn Đầm (quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang), tôi được chú Hền lái tàu giới thiệu hòn Bờ Đập, nơi theo lời chú là biển êm, sạch, cát trắng trải dài và còn hết sức hoang sơ. 

Một góc hòn Bờ Đập - Ảnh: CTV 

Từ lúc đó, ba chữ Hòn Bờ Đập cứ vang vang trong đầu... để rồi cuối cùng nhóm năm người chúng tôi cũng đặt chân lên đảo.

Vịt quay Hạnh Phước

Khoảng hai mươi năm nay, vịt quay Hạnh Phước đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng ở Đồng Nai. Nhiều bà con người Việt gốc Hoa ở Long Khánh, Định Quán, Tân Phú, Long Thành, Nhơn Trạch..., thậm chí ở Bà Rịa - Vũng Tàu, mỗi khi biết có người về TP. Biên Hòa thường nhờ mua giùm một con "vịt quay Hạnh Phước", mà phải là chỗ bán vịt quay cạnh nhà hàng Hạnh Phước (nay ở số 10, đường Phan Đình Phùng - TP. Biên Hòa). Vì vịt quay Hạnh Phước bây giờ còn bày bán ở chợ Hố Nai, chợ Phúc Hải, cạnh Trường THPT Ngô Quyền..., chưa kể hai phân chi chính thức của vịt quay Hạnh Phước là Bôi Ký đặt ở đường Cách mạng tháng Tám và Mành Ký ở cạnh Sở Tư pháp (đầu đường 30-4). 

Ảnh: Foody.vn

6 thg 6, 2016

Ngất ngây bánh tôm quê cải canh

Lâu nay, món bánh tôm được biết đến như một thứ đặc sản của vùng hồ Tây đất Hà thành. Người ta không để ý nhưng món bánh tôm quê lại có một vị ngon khác bởi chính sự mộc mạc, dân dã của nó. 


Khác với con tôm hồ to kềnh, con tôm, tép ở quê bé xíu nhưng sống trong môi trường tự nhiên nên khi chín thường có màu đỏ au và rất đậm vị. Mỗi bận xúc được mẻ tôm riu ấy, mấy anh em tôi lại được bà nội làm cho món bánh ăn thật đã thèm. Ngoài tôm còn có khoai lang, bột mì và nước chấm gồm: tỏi, ớt, đường, chanh. 

Gợi ý lịch trình khám phá trọn vẹn An Giang trong 3 ngày

An Giang vẫn thường được mọi người gọi trìu mến bằng cái tên "tiểu Miền Tây" bởi vẻ đẹp điển hình của sông nước Nam Bộ. Dưới đây là lịch trình trọn vẹn nhất khám phá vùng đất này trong 3 ngày dành cho những bạn trẻ ham phám phá. 

Được mệnh danh là vùng đất Thất Sơn - bảy ngọn núi, An Giang là một trong 13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và cũng là tỉnh đầu nguồn dòng sông Hậu, nơi con sông Mê Kông bắt nguồn vào đất Việt. Chính vì vậy không khó hiểu khi đây là tỉnh được đánh giá đa dạng địa hình và mang vẻ đẹp thuần miền Tây nhất. 


Là tỉnh duy nhất có hệ thống núi đồi bao quanh vùng đồng bằng trù phú cùng những cánh đồng thẳng cánh cò bay, An Giang còn là nơi mà sự đa dạng của văn hóa được thể hiện đậm nét với sự giao thoa của các dân tộc: Kinh - Chăm - Khmer - Hoa cùng sinh sống. Đi dọc đất An Giang không khó để bạn có thể bắt gặp cùng lúc hệ thống chùa chiền người Khmer, những kiến trúc Campuchia điển hình, hay những thánh đường Hồi giáo thiêng liêng của cộng đồng người Chăm. 

Lai rai 3 món đồng quê trong mùa mưa bão Cần Thơ

Những ngày thời tiết "ẩm ương" như thế này, cả gia đình cùng quây quần thưởng thức các món đồng quê như ốc nướng, lẩu ếch hay nem nướng thì không món ngon nào sánh được.

Lẩu ếch đồng​
Từng chiếc đùi ếch bé bé xinh xinh chắc thịt, vị thịt ngọt hòa cùng chút nước lẩu cay cay rất vừa miệng sẽ giúp thực khách cảm thấy ấm bụng hơn khi quây quần thưởng thức cùng bạn bè vào những ngày mưa gió.

Ếch được xem là thú nhậu “gà đồng” được người miền Tây ưa chuộng. Ngoài chiên giòn, xào lăn hay nướng ớt thì lẩu ếch là một trong những món quen thuộc, dễ làm và rất hấp dẫn cho những buổi họp mặt đông đúc.

Ếch mua ngoài chợ về được xát muối, chặt đầu và lột da cho thật sạch. Sau đó chặt đôi đùi và phần mình, riêng phần da thì giữ lại. Tẩm ướp chút muối và bột nêm vào ếch đem rán cho vàng ươm lên là được.

Để nước lẩu thêm ngọt, thì ngoài ếch, xương ống là nguyên liệu không thể bỏ qua. Xương ống rửa sạch, đem ninh cho nhừ với sả đập giập, ninh càng lâu tủy từ xương ra càng ngon và ngọt. 

Lẩu ếch hấp dẫn nhờ vị cay nồng. 

Những món ngon dành cho người sành ăn khi đến An Giang

Là những món ăn bình dân, dễ tìm, dễ làm, khi ghé qua đất An Giang bạn đừng quên thưởng thức cá leo nướng hay cơm nị, cà púa lạ miệng mà độc đáo. 

Đến với An Giang là bạn đã hòa mình vào vùng văn hóa ẩm thực Chăm, Kinh đa dạng. Vì có đa số người Chăm nên khẩu vị ăn uống nơi đây cũng ảnh hưởng phần nào với những món ăn đa dạng, nhiều hương vị độc đáo và cuốn hút những thực khách.

Cơm nị, cà púa

Vị ngọt béo của sữa, bùi của đậu phộng quyện cùng vị mặn ngọt của thịt bò, cay xè của ớt và ngọt của nho khô sẽ làm ngẩn ngơ lòng thực khách. Tất cả đem lại cho người ăn một cảm giác thơm ngon, thật lạ miệng, no bụng mà chẳng thấy ngán.

Món ăn là sự kết hợp lạ nhưng hài hòa tạo nên hương vị truyền thống của ẩm thực nơi đây. Cơm nị thường được nấu bằng loại gạo ngon. Gạo sẽ được cho vào một chút muối và xả sạch với nước. Sau đó, đổ gạo ra rổ lớn cho ráo nước sau đó cho vào xào chung với bơ cùng nụ đinh hương, quế cho dậy mùi thơm.

Gạo sau khi xào xong sẽ trộn cùng bột hạt điều đã rang sẵn, tiếp theo đổ gạo vào hỗn hợp nước bao gồm muối, đường, bột ngọt, cà ri quấy đều, đem nấu. Khi cơm gần chín rưới nước cốt dừa hoặc sữa vào nồi rồi nấu tới khi chín hẳn. Không cho nước dừa và sữa vào từ đầu vì sẽ làm cơm dưới đáy nồi dễ bị cháy khét, không ngon. Để tăng khẩu vị, người nấu còn cho thêm nho khô trộn cùng cơm. 

Món cơm nị, cà púa hấp dẫn với sự kết hợp hài hòa nhiều màu sắc.