Rau càng cua
15 thg 5, 2016
Rau càng cua Cù lao Phố
Loại rau dân dã, quê mùa này hầu như khắp nước ta chỗ nào cũng có, nếu nơi đó có điều kiện thời tiết nóng ẩm và trong bóng mát. Do đó, khu vực Suối Tre (TX. Long Khánh) có thể coi là một trong những nơi mà rau càng cua mọc lềnh khênh. Thế nhưng lâu nay ở một nơi có món rau càng cua được nhiều người biết đến lại là Cù lao Phố (nay là xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa). Dân Cù lao Phố làm việc ở những cơ quan cấp tỉnh và TP. Biên Hòa cũng khá nhiều. Do vậy, chiều cuối tuần, nhiều cán bộ, viên chức hay được nghe lời mời: "Rảnh hôn, ngày mai qua nhà tôi ở Cù lao Phố để nhậu món gỏi càng cua!".
14 thg 5, 2016
Ghềnh đá Hoài Hải, vẻ đẹp hoang sơ hút hồn du khách
Từ quốc lộ 1 A (thị trấn Tam Quan - xã Hoài Nhơn - Bình Định), rẽ về phía Đông Nam khoảng gần 10km, là đã đến với ghềnh đá hoang sơ nhưng rất đỗi say lòng này.
Con đường cheo leo trên đỉnh ghềnh, một bên là vách núi, một bên là vực biển sâu - Ảnh: Nguyễn Thành Giang
Trong cái nắng rát trưa vùng biển những ngày đầu tháng 5, chúng tôi về xã Hoài Hải (huyện Hoài Nhơn, Bình Định), khi nghe những người bạn giới thiệu về ghềnh đá và những bãi đá tuyệt đẹp nơi đây.
Trái guồi trên đất Chiến khu Đ
Vào khoảng những năm 60 của thế kỷ 20, ở các đô thị miền Nam phổ biến một bài vọng cổ được nhiều người ưa thích: "Ai đi xe lửa Sài Gòn - Lộc Ninh/ đến vùng Bến Cát/nghe con trẻ hát/ Mẹ đi chợ chớ ở lâu/ Khi về mẹ nhớ mua xâu trái guồi/ Con chờ xe lửa tút còi? Ra ga đón mẹ lấy guồi ăn chơi...".
Dây guồi trong vườn già làng Năm Nổi
Cũng thời gian đó, vào mùa guồi chín, ở nhiều chợ trong thị xã Biên Hòa cũng như các trường học, trái guồi vàng rực được mang từ rừng về bán. Đám học trò rất mê loại trái cây lạ này. Mỗi chùm guồi có hàng chục trái to, nhỏ không đều nhau. Có trái to bằng trái cam và có trái nhỏ vỏ còn xanh chỉ bằng trái chanh, trái tắc. Xé lớp vỏ vàng cam mỏng manh ra là màu vàng rực rỡ của những múi guồi đơm dính vào nhau có vị ngọt ngọt, chua chua, ăn hoài không thấy ngán. Nhưng bên trong màng thịt vàng mỏng ấy là cái hột tru trú... Vậy mà đám trẻ con ham ăn thuở ấy thường nuốt luôn cả hột.
Lá bép, lá bướm Mã Đà
Trong quyển "Những kỷ niệm ở rừng miền Đông" của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân có kể rằng, một đơn vị bộ đội khi hành quân trên vùng Bình Phước chẳng may bị lạc rừng. Hết lương thực, đoàn quân hàng trăm người phải tìm lá cây rừng ăn cầm hơi suốt một tuần. Đó là những thứ lá rừng vị ngọt thanh, ăn khá ngon miệng. Mãi sau này, nhiều người mới biết đó là lá bép.
Lá cây bép
13 thg 5, 2016
Ngày tắm biển, đêm ngủ tổ ong độc đáo ở Hàm Thuận Nam
Chỉ cách Sài Gòn chừng 4 tiếng chạy xe máy, biển Hàm Thuận Nam (nổi tiếng có mũi Kê Gà) được nhiều phượt thủ chọn làm điểm đến lý tưởng để trốn nóng.
Thủy đạo dẫn qua mũi Kê gà
Biển Hàm Thuận Nam chưa bị khai thác du lịch ồ ạt như khu vực Phan Thiết hay Mũi Né nên phù hợp với những ai ưa thích nơi yên tĩnh, thưa người. Đến Hàm Thuận Nam mùa này, đặc biệt nhất là có thể bắt gặp hiện tượng “thủy đạo” ngay eo biển ra mũi Kê Gà.
Thưởng thức 'bữa tiệc' sắc màu trên bãi Dinh Cậu
Phú Quốc đâu chỉ là đảo ngọc của cá tôm tươi ngon, bãi biển xanh ngắt. Đảo ngọc còn lôi cuốn du khách bởi những mảng màu chuyển sắc ấn tượng từ sáng sớm đến hoàng hôn.
Sáng sớm, ra bãi Dinh Cậu, ngâm mình trong làn nước xanh mát rồi bước lên những tảng đá ong hình thù lạ mắt để lên Dinh Cậu, chúng tôi bắt gặp những cánh buồm rực rỡ sắc màu đang neo đậu. Tất cả đều tin rằng ngày hôm nay sẽ là một hành trình đầy may mắn.
Đọt khổ qua rừng
Canh khổ qua rừng
Tàng ong ruồi rừng Sác
Từ lâu, ở những xã thuộc vùng ngập mặn của Đồng Nai như Phước An, Long Thọ, Phước Khánh, Đại Phước, Phú Đông... nổi tiếng với các loại cá, tôm, sò đặc sản. Thế nhưng ít ai ngờ trên vùng rừng đước bạt ngàn này còn có một đặc sản vô cùng hấp dẫn, đó là nhộng ong và mật ong rừng. Dân đi ăn ong ở vùng rừng Sác đều là nghiệp dư, còn nghề tay mặt của họ là đánh cá, bắt còng, ba khía, cua, ốc ... Nhưng kinh nghiệm "ăn ong rừng" của họ rất phong phú.
Tàng ong ruồi lấy từ rừng đước Nhơn Trạch.
Khám phá ngôi đền thờ 549 tuổi ở Nghệ An
Đền thờ Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí (xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc) là ngôi đền cổ kính với lịch sử 549 năm. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, ngôi đền vẫn giữ được nét uy nghi, tráng lệ với lối kiến trúc cổ kính đầy độc đáo.
Đền thờ Nguyễn Xí được vua Lê Thánh Tông cho xây dựng từ năm 1467 trên một khu đất cao nằm tách riêng với khu dân cư. Cổng Tam Quan của đền đồ sộ có hai cột đèn ngũ sắc to được chạm rồng phượng hoa văn rất tinh xảo. Đền được Bộ Văn hóa- Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa từ năm 1990
Khám phá nhà cổ 300 năm tuổi ở Nghệ An
Nằm kề đê Tả Lam có những con xóm nhỏ của Hưng Lợi (Hưng Nguyên) như tách mình ra khỏi phố thị ồn ào náo nhiệt để giữ lại cho mình những dáng nét làng mạc quê kiểng từ xa xưa truyền lại. Những ngôi nhà cổ nép mình sau lũy tre là chốn đi về của biết bao thế hệ người dân nơi đây.
Vùng ven đê Hưng Lợi có 2 xứ làng là Giang Thủy và Cự Thôn còn lưu giữ nhiều nét mộc mạc thôn quê. Dù trải qua bao thăng trầm và biến động thời gian cảnh sắc, nếp sinh hoạt nơi đây vẫn còn mang đậm bản sắc văn hóa được bảo tồn từ thời cha ông. Xứ Giang Thủy nay là địa phận của xóm 6, 7 còn vùng Cự Thôn nay là xóm 1, 2, 3
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)