10 thg 5, 2016

Bay theo cánh bướm rừng Cúc Phương

Cuối xuân, khi những cánh rừng Cúc Phương đầy nắng, đàn bướm như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài qua mùa đông xuân lạnh lẽo bay rợp trời lại thôi thúc những bước chân đi. 

Du khách thích thú chụp ảnh bướm - Ảnh: Minh Đức 

Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trên địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Từ lâu, đây đã là nơi tham quan nghỉ dưỡng cho rất nhiều du khách trong và ngoài nước với các điểm đến như hang động người xưa, cây chò ngàn năm, trung tâm cứu hộ linh trưởng và rùa...

Ăn rau tàu bay để nhớ rừng

Cây tàu bay xanh, mập mạp - Ảnh: Hoàng Hân 

Đối với thế hệ trước, những người lính vào sinh ra tử trải qua những cuộc kháng chiến đầy gian khổ và thiếu thốn thì có lẽ rau tàu bay là một món ăn, một hương vị, một loại rau mà trong hồi ức không thể nào quên được.

Sinh ra ở miền núi, tôi vẫn nhớ như in sau những trận mưa đầu mùa. Trên khắp các triền đồi những bạt rau tàu bay mọc lên mập mạp, xanh mơn mởn phủ kín khắp nơi. Nhưng sau này lớn lên tôi mới biết đó là một rau ăn được chứ không phải là một loài cây hoang dại.

Huyền tích nàng Bình Khương đập đầu vào phiến đá kêu oan cho chồng

Bên cạnh thành nhà Hồ hiện nay đang tồn tại một ngôi đền thờ nàng Bình Khương với huyền tích “nàng Bình Khương đập đầu vào phiến đá đến chết để kêu oan cho chồng vì bị nhà vua chôn sống khi xây bức tường thành đổ vỡ”. Ngôi đền này đã trải qua hơn 600 năm nay, nhưng dường như ít ai biết đến.

Chuyện nàng Bình Khương kêu oan

Ngôi đền tọa lạc bên bờ Thành thuộc làng Đông Môn, xã Vĩnh Long (huyện Vĩnh Lộc). Ngôi đền này tồn tại hơn 600 năm nay, nhưng dường như chỉ có người địa phương mới biết đến. Vào những ngày rằm hàng tháng, người dân làng Đông Môn lại đến thắp hương cầu được bình an, hạnh phúc, ấm no. Hiện ở ngôi đền đang lưu giữ một phiến đá kỳ lạ có in hình giống như đôi bàn tay và chiếc đầu của một người phụ nữ, mà người dân cho rằng đó là vết tích đập đầu tự tử kêu oan cho chồng của nàng Bình Khương.

Ngôi đền nàng Bình Khương

Kiếm tiền từ trứng kiến

Có màu trắng đục, kích cỡ như hạt gạo nếp, giàu chất dinh dưỡng, trứng kiến thường được người nuôi chim, cá cảnh tìm mua làm thức ăn cho chim, cá.

Đi lùng trứng kiến

Mùa mưa là thời điểm loài kiến rủ nhau kéo đàn xây tổ trên khắp cành cây, ngọn lá. Những người săn trứng kiến phải phá lớp vỏ lá cây, hoặc mùn khô bên ngoài mới lấy được những hạt trứng kiến trắng, tròn như hạt gạo nếp. Công việc săn lùng trứng kiến khá thú vị, khiến chúng tôi cũng bị cuốn theo bước chân của những người săn trứng kiến vào những vạt rừng sâu.

Người lấy trứng kiến phải dùng vợt đưa vào dưới tổ rồi lay nhẹ cành cây để trứng rơi vào bên trong. 

Chim lá rụng

Người xứ Quảng, không ai không tự hào về con chim mía của quê hương họ. Đó là loại chim nhỏ hơn con chim sẻ, mình thon, chân nhỏ với sắc lông màu xám. Chính vì đặc tính sống từng bầy trong các đám mía nên loài chim này được người địa phương đặt tên như vậy.

Chim lá rụng chiên. Ảnh Cúc Tần

Mùa ép đường, tháng Tám cũng là mùa “thổi chim mía” bằng đèn pin và ống xì đồng. Nhưng để bắt được nhiều chim mía không gì khác hơn là giăng lưới. Chim mía đem về làm sạch, ướp gia vị, được nướng hoặc rô ti, là những món ngon độc đắc của xứ mía miền Trung. Cho nên nói họ tự hào về con chim mía là vậy.

Cá mao ếch ở Nhơn Trạch

Ở trung tâm xã Phước An (huyện Nhơn Trạch) có cái quán đặt tên khá lạ đời: Bát Không Sai. Làm lai rai vài ly, ông chủ quán chừng 60 tuổi mang kính cận dày cộp mới ung dung giải thích: "Có gì đâu, tên tui là Tám Đúng, "chiết tự" ra thành... "Bát không sai" vậy mà!". Lâu nay, quán Bát Không Sai được dân nhậu khắp nơi để ý đến nhờ có đủ loại thủy sản tươi ngon của vùng sông nước ngập mặn rừng Sác Phước An. Trong đó, cá nâu, cá mao ếch thuộc vào loại quý hiếm bao giờ cũng thường xuyên có sẵn ở quán này. Vậy mà chừng hai năm nay, ông chủ quán Bát Không Sai lắc đầu: "Cá mao ếch bây giờ ít lắm, cả tuần lễ chỉ có được một vài con. Mà cũng chỉ là cá cỡ 2-3 lạng, chứ con cá trên cả ký như hồi trước bây giờ hiếm lắm!". 

Cá mao ếch

9 thg 5, 2016

Con đường hoa điệp rực vàng ở ngoại ô Hà Nội

Đi hết đường Lê Trọng Tấn kéo dài, bất cứ ai cũng bị thu hút bởi màu vàng rực rỡ của hàng điệp khoe sắc dưới nắng hè, bên dòng kênh xanh mướt.

Nở vàng rực rỡ, nổi bật giữa khung cảnh ngoại ô mộc mạc, hàng điệp ở làng Đa Sỹ, phường Kiến Hưng, Hà Đông thời gian qua thu hút rất nhiều tay máy đến chụp ảnh để lưu lại khoảnh khắc đầu hè. 

Cận cảnh bên trong lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt

Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt (Lâm Đồng) là nơi duy nhất tại Việt Nam có lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm từ phóng xạ để cung cấp cho các cơ sở y tế và cho các ứng dụng trong công nông nghiệp, nghiên cứu khoa học và đào tạo theo yêu cầu trong nước. 

Năm 1960, lò TRIGA Mark II được khởi công xây dựng, đến ngày 26.2.1963 lò TRIGA đạt trạng thái tới hạn lần đầu. Ngày 4.3.1963 lò TRIGA đưa vào hoạt động chính thức ở công suất 250KW. Giai đoạn từ năm 1968-1974, lò phản ứng tạm ngưng hoạt động do chiến tranh. Sau đó từ năm 1974-1975, nhiên liệu của lò phản ứng được lấy ra khỏi vùng hoạt động và chở về Hoa Kỳ.

Mãi đến 15.3.1983, lò phản ứng Đà Lạt được khởi công khôi phục và mở rộng. Ngày 1.11.1983, lò phản ứng đạt trạng thái tới hạn lần đầu. Đến ngày 20.3.1984, lò hoạt động chính thức ở công suất 500KW. Từ tháng 9.2007 -10.2011, lò phản ứng vận hành với vùng hoạt động hỗn hợp gồm các bó nhiên liệu HEU và LEU. Đến ngày 30.11.2011, Lò phản ứng Đà Lạt đạt trạng thái tới hạn lần đầu với vùng hoạt dùng hoàn toàn nhiên liệu LEU.

Nơi đóng những con tàu vươn khơi bám biển

Với 4 huyện/thành phố ven biển và 1 huyện đảo, chiều dài bờ biển trên 130 km cùng 6 cửa biển lớn nhỏ, Quảng Ngãi là địa phương có ghề khai thác thủy sản phát triển tương đối mạnh so với các tỉnh ven biển miền Trung. Chính vì thế, địa phương này cũng rất phát triển các cơ sở đóng tàu công suất lớn để phục vụ cho nghề biển.

Đến với Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) trong một ngày tháng 4, chúng tôi đã nghe thấy những tiếng máy cưa, tiếng gõ búa, tiếng đục… rất đặc trưng của xưởng đóng tàu vọng ra. Hàng trăm con người miệt mài làm việc bên những con tàu trên khoảng đất rộng nằm ven cảng neo đậu tàu thuyền. Nơi đây, có những con tàu vừa được hoàn thiện với lớp sơn mới bóng loáng đang chờ ngày hạ thủy, có những con tàu mới làm xong phần thô, mới thấy rõ hình thù và cả những con tàu đã sử dụng đang được bảo trì, bảo dưỡng.

Trong số những tàu thuyền được đóng mới ở đây, tàu thuyền bằng gỗ vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn do có nhiều ưu việt hơn so với phương tiện làm bằng vật liệu khác như đặc tính dễ gia công chế biến, chịu va đập, chịu uốn, giá thành rẻ của gỗ…

Một cơ sở đóng tàu của ngư dân Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi).

Nhớ hoài gỏi cá Tân Mai

Từng miếng cá được phủ lớp thính màu vàng ươm, dậy mùi thơm của gia vị bên cạnh là màu xanh ngắt của dĩa rau ăn kèm gồm gần hai chục loại. Nhưng chỉ có vậy thì gỏi cá chưa thành gỏi cá Tân Mai. Nét riêng biệt là ở chỗ… nước chấm!

Gỏi cá Tân Mai là sự kết hợp rất nhuần nhuyễn và chọn lọc giữa cách chế biến gỏi cá phóng khoáng của ngư dân miền Tây và sự cầu kì của ngư dân vùng đồng bằng sông Hồng

Đồng Nai có hai làng cá bè nổi tiếng: làng cá bè Tân Mai và làng cá bè La Ngà. Làng cá bè La Ngà ở trên sông La Ngà, Định Quán còn làng cá bè Tân Mai ở ngay thành phố Biên Hòa.

Từ vòng xoay Tam Hiệp bạn đi vào khoảng 2 km là đến trụ sở phường Tân Mai. Chạy theo một con hẻm nhỏ chừng hơn 1 cây số, qua một chiếc cầu rồi chạy thêm chừng 200m nữa sẽ thấy rất nhiều quán gỏi cá mở san sát nhau; trên sông có khoảng 600 bè cá của hàng trăm hộ dân dọc theo sông Đồng Nai thuộc ba phường Tân Mai, Tam Hiệp, Thống Nhất.