28 thg 7, 2015

Khám phá đảo Cồn Cỏ

Đảo Cồn Cỏ cách bờ biển Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị khoảng 30km. Đảo Cồn Cỏ đã hai lần vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân... 

 Âu cảng nơi tàu đánh cá và tàu khách ra đảo neo đậu 

Với diện tích chỉ vào khoảng 4km2 nhưng có đến ¾ diện tích là rừng nguyên sinh, Cồn Cỏ là một điểm đến thích hợp cho những phượt thủ đam mê khám phá. Có thể coi Cồn Cỏ là hòn đảo đẹp một cách hiếm có của miền Trung. Địa chất trên đảo khá đặc biệt. Theo các tài liệu khoa học, đảo Cồn Cỏ hình thành từ quá trình vận động phun trào núi lửa. Đảo có cấu tạo địa chất đa dạng khi vừa có đá bazan, vừa có đá san hô và cát. Khách du lịch đến đây có thể tận hưởng cảm giác “lên rừng xuống biển” khi mà vừa bước ra khỏi khu rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú đã là một bờ biển xanh ngắt đầy gió ở ngay trước mắt. 

Lên Mộc Châu tự tay hái bơ

Hè đến, lên Mộc Châu (Sơn La), bạn có thể vào thăm các trang trại bơ lớn của Công ty Cổ phần Hoa cảnh Cao nguyên hay Hợp tác xã dược liệu Mộc Châu Xanh hoặc bất cứ vườn bơ nào bạn thấy hứng thú. Xin phép gia chủ, ra vườn với vài món dụng cụ trong tay là bạn có thể trở về với thiên nhiên, với tuổi thơ để leo trèo, thu hái quả thoải mái. 

Hoa bơ Mộc Châu nở từ tháng 12 năm trước cho đến tận tháng 7 năm sau quả mới chín 

Nhẩn nha với bánh canh chả cá Quy Nhơn

Xế chiều cũng là khi các hàng quán ăn vặt ở thành phố Quy Nhơn mở hàng và hoạt động nhộn nhịp. Thời điểm này, bụng cũng đã “lưng lưng” sau bữa ăn trưa, dạo một vòng và nhẩn nha thưởng thức tô bánh canh nóng hổi ở phố biển thì không còn gì thú vị bằng!

Bánh canh là một trong những món ăn nhẹ mà dễ ăn nhất. Mỗi nơi lại có một kiểu nấu bánh canh khác nhau. Ở Quy Nhơn, món bánh canh thường gắn liền với chả cá, tôm tươi nên nước lèo rất thơm ngọt vị biển. 

Theo đánh giá của nhiều thực khách gần xa, tô bánh canh Bà O có giá 20.000 đồng/tô nhưng chất lượng thì vượt hẳn giá tiền 

Nhớ món bánh chuối miền Nam

Từ đầu các tỉnh miền Đông cho đến tận cuối các tỉnh miền Tây, những ai có ký ức tuổi thơ gắn liền với bụi chuối sau hè thì hẳn sẽ không bao giờ nguôi thèm nhớ các món bánh chuối. 

Chuối nướng nếp là món tinh hoa của các loại bánh chuối. Người quê tôi ngày trước ai khéo tay bếp, muốn khoe tay nghề mới làm món này để được khen nức nở - Ảnh: Giang Vũ 

Nói về cây chuối ở miền Nam, người ta có thể nêu ra nhiều giống, nào là chuối già, chuối cau, chuối sáp, chuối chà bột, chuối hột... Nhưng nếu kể về các loại bánh làm từ trái chuối thì chỉ duy nhất một giống chuối sứ, còn được gọi là chuối xiêm làm nên hương vị độc đáo của các loại bánh chuối miền Nam. 

Cù Lao Chàm - đảo xanh thân thiện

Cách cảng Cửa Đại (Hội An) chỉ khoảng 20 phút đi cano, Cù Lao Chàm là hòn đảo nhỏ mang vẻ đẹp hoang sơ, thu hút du khách bởi sự phát triển du lịch xanh và cuộc sống bình dị của những người dân chài.

Bước chân lên đảo, bạn sẽ cảm nhận cuộc sống ngư dân bình dị bởi hình ảnh nghề chài lưới ở khắp nơi. 

25 thg 7, 2015

Tháp Po Klong Garai đậm nét Chăm ở Ninh Thuận

Cách trung tâm thành phố Phan Rang khoảng 7 km về phía tây, tháp Po Klong Garai là một cụm tháp nổi tiếng trong các điểm đến trên bản đồ du lịch Ninh Thuận.

Tháp Po Klong Garai nằm trên ngọn đồi Trầu, phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Là một quần thể gồm tháp Chính, tháp Lửa và tháp Cổng, nơi đây được xem là cụm tháp hùng vĩ và đẹp nhất trong những đền tháp của người Chăm còn tồn tại ở Việt Nam hiện nay. 

Kỷ niệm khó quên ở cù lao Dài

Cảm giác thư thái, thanh bình, mộc mạc, thân quen… là những điều người lớn có được khi đến cù lao Dài (Vĩnh Long). Còn với trẻ con, những trải nghiệm như trèo cây hái trái, nướng ốc, làm bánh… sẽ là kỷ niệm khó quên cho một kỳ nghỉ hè.

Cù lao Dài là một dải đất phù sa nổi lên giữa hạ lưu sông Tiền 

Sở dĩ có cái tên cù lao Dài là vì khi nhìn từ trên cao xuống, cái cù lao nằm giữa bốn bề sông nước này có hình dáng giống như một chiếc giày. Do người miền Tây đọc trại từ nên "giày" biến thành "dài". 

Ngọt thơm bánh lá dừa Bến Tre

Độ dẻo của nếp, vị bùi của đậu, ngọt thơm của chuối, dịu nhẹ của lá dừa quyện vào vị béo nước cốt dừa đã tạo nên hương vị đặc trưng của bánh lá dừa, đặc sản quê hương Bến Tre, ai đã một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi. 

Không chỉ người dân xứ dừa mới gói được bánh ngon, ai cũng có thể làm được chỉ cần đủ khéo tay. Nguyên liệu chính để làm bánh lá dừa không quá cầu kỳ, chỉ cần nếp, cơm dừa, đậu đen, đậu xanh, chuối và lá dừa để gói bánh. Phải chọn được nếp ngon, đều hạt, căng bóng, không bị vỡ, không có nhiều hạt màu vàng để bánh trắng và thơm. 

Với cách gói dân dã, hình dáng nhỏ xinh, nếp dẻo nhân thơm, thoang thoảng mùi lá dừa tươi, tất cả hòa quyện tinh tế trong từng chiếc bánh như gói cả ân tình người phương Nam... - Ảnh: Phan Phương 

Vì sao bánh canh Bến Có ngon nức tiếng?

Có lẽ ai đến Trà Vinh mà chưa từng thưởng thức qua món bánh canh Bến Có thì coi như chưa biết đến đặc sản của vùng đất này. 

Tô bánh canh Bến Có với nguyên liệu tươi ngon cùng nước lèo thơm ngọt tự nhiên 

Chính vì vậy, trong kế hoạch lần đầu tiên đến với Trà Vinh vừa rồi, tôi nhất định phải ăn để kiểm nghiệm lời khen của khách thập phương, cũng như tìm hiểu tại sao món bánh canh này ngon nức tiếng đến vậy.

Quả thật, tô bánh canh Bến Có của quán Bánh Canh Bến Có nằm ở ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành (tỉnh Trà Vinh) ngon hết ý, nước lèo thơm ngọt tự nhiên đến không thể tả. Bánh canh để nấu vừa thơm vừa dẻo dai. Đặc biệt, trong tô bánh canh không chỉ có thịt nạc hay xương cùng với vài cục huyết heo như ở Sài Gòn mà còn có lưỡi, tim, gan, phèo, bao tử... thơm ngon vô cùng.

Đặc sản chè đâm xứ Nghệ

Đến Quỳ Hợp bất kỳ thời gian nào trong ngày, bạn đều có thể ghé vào quán ven đường để thưởng thức chén nước chè đâm giản dị, thanh mát.

Từ thành phố Vinh, đi ngược theo đường 48 sẽ đưa bạn đến với huyện miền núi Quỳ Hợp, nơi địa đầu phía tây bắc xứ Nghệ. Theo người dân nơi đây, chè đâm có nguồn gốc từ dân tộc Thái bản địa, là thứ đồ uống quen thuộc và không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.

Ngày nay, chè đâm được nhiều người biết đến, trở thành món đồ uống phổ biến không chỉ ở Quỳ Hợp, mà còn xuất hiện trong nhiều quán ăn, nhà hàng ở thành phố Vinh. Đây cũng là đồ uống đặc sản dùng để đãi khách.

Để có được bát nước chè đâm phải mất nhiều thời gian và công đoạn hơn so với pha chè xanh bình thường. Chè xanh chọn lá bánh tẻ, hái về đem rửa sạch, cho vào cối ống tre già giã nhuyễn. Nếu chọn lá già quá, nước chè sẽ bầm đen trông không ngon. Hoặc chè non quá, nước sẽ đắng chát.