1 thg 4, 2013

Đảo ngọc Bình Ba

Đảo Bình Ba thuộc xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Hòn đảo rộng và đẹp, nằm ngang cửa vịnh Cam Ranh, như một lá chắn bảo vệ cho vịnh trước mọi sóng gió, phong ba, đồng thời tạo ra hai cửa ra vào vịnh.

Đảo Bình Ba rất gần bờ, từ Bến đò Ba Ngòi ở thành phố Cam Ranh đi thuyền chưa đầy một tiếng là đã ra tới cảng cá của đảo. Trên đảo, nhà cửa xây dựng khá đẹp, kiên cố. Đường sá được trải bê tông đi lại thuận tiện. Dân cư khá đông, trên 5000 người, chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt, chế biến hải sản và nuôi hải sản trong lồng bè. Nước sinh hoạt hàng ngày chủ yếu từ giếng nước lợ, nước ăn uống thì hứng nước mưa chứa vào bể hoặc chở nước ngọt từ đất liền ra.

Đảo Bình Ba nằm giữa vịnh Cam Ranh.

Rau muống đồng

Miền Tây Nam bộ với sông nước kênh rạch chằng chịt, đồng ruộng mênh mông là nơi lý tưởng cho rau muống đồng sinh sôi phát triển.Đó cũng là một nguồn thức ăn tự nhiên của nhiều người dân Đồng bằng sông Cửu Long.

Rau muống đồng cọng đỏ

Đọt rau muống đồng rửa sạch có thể ăn sống, hoặc luộc chấm với cá, mắm kho sẽ làm cho bữa cơm lúa mùa thêm ngon miệng.Hoặc dùng nấu canh chua cá lóc, cá vồ. Đơn giản hơn là luộc rau, nước rau luộc nêm nếm thêm ít muối, ít đường để làm canh:


Về Châu Đốc ăn bún cá

Cùng với bún nước lèo và bún mắm, bún cá là món ăn thân thuộc hằng ngày ở nhiều địa phương miền Tây Nam bộ lắm sông ngòi, kinh rạch, lắm cá đồng. Bún cá có thể chế biến theo nhiều cách, nguyên liệu có thể thêm thắt khác nhau tùy theo địa phương, mỗi nơi một vẻ, nhưng được biết đến nhiều nhất vẫn là bún cá Châu Đốc.


Những người bán bún cá lâu năm ở chợ Châu Ðốc cho rằng bún cá có xuất xứ từ vùng biển Hồ của nước bạn Campuchia vốn trù phú thủy sản, hầu như món ăn nào cũng có cá. Tuy nhiên, khi du nhập vào đất Việt, bún cá đã được biến đổi để thích nghi với khẩu vị người Việt, rõ nét nhất là cách nêm nếm nước lèo: người Khmer dùng mắm prohok (bò-hóc) vốn nặng mùi, đậm vị trong khi người Việt dùng mắm cá linh hay mắm ruốc để pha chế nước lèo.


Thăm vùng biên phía Bắc

Thác Bản Giốc. 

Nhóm chúng tôi gồm 11 người xuất phát từ TPHCM, ngoài hai vợ chồng tôi đã trên 60, còn lại là 9 bạn trẻ, quyết làm một chuyến ngao du miền núi phía Bắc. Khoảng gần 9 giờ sáng, chúng tôi lên đường, theo hướng đi Sơn Tây rồi vượt sông Đà qua cầu Trung Hà. 

Cầu Trung Hà nằm cách ngã ba - nơi sông Hồng và sông Đà gặp nhau - khoảng 1km. Xe cặp theo bờ đê sông Hồng bên phía hữu ngạn, qua cầu Phú Thọ, nhưng không ghé vào thành phố Phú Thọ mà lại đi cặp theo đê sông Hồng phía tả ngạn để lên Tuyên Quang. Chúng tôi dừng chân, ăn cơm trưa tại một quán cơm cách thành phố Tuyên Quang chừng 10km. Bữa cơm khá ngon miệng, giá cả cũng vừa phải. Ăn xong lại lên đường ngay vì đích đến còn xa.


Lục bình, món quen nhưng lạ miệng

Lâu nay, lục bình là món ăn dân dã trong các mâm cơm thường ngày của bà con ở miệt vườn. Nó còn được dùng làm những món độc đáo, bên cạnh những thứ “hương đồng cỏ nội” như bông súng, ngó sen, tai tượng, năng bộp, bồn bồn… Gần đây, cả bông lục bình và ngó lục bình được chế biến món lục bình xào rất hấp dẫn. Chẳng ai lạ gì cây lục bình, nhưng món ăn từ lục bình vừa ngon lại rất lạ miệng với người dân thành phố.

Hoa lục bình. Ảnh: Huỳnh Văn Nguyệt 

Lục bình thường được gọi là bèo Tây hay là bèo Nhật Bản, có rất nhiều ở miền sông nước. Ngày xửa ngày xưa, lục bình chỉ là một loài thủy sinh lênh đênh trôi theo dòng nước, một loài thảo dã không hữu dụng, nhưng là hình ảnh rất thân thương, gần gũi với nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy mà dân miền sông nước có câu: “Nước chảy liu riu. Lục bình trôi riu ríu. Anh thấy em nhỏ xíu anh thương …” 


31 thg 3, 2013

Đi bụi trên đảo vắng

Tôi đến Sơn Chà, hòn đảo nhỏ nằm giữa vùng biển Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế để thử cảm giác đi bụi trên đảo vắng, tận hưởng thiên nhiên với những bờ đá nối dài, những dải cát trắng mịn, những trảng rừng xanh thẳm, hoang sơ. 

Ban đầu, khi nghe bạn đường rủ đi Sơn Chà, tôi lập tức nghĩ ngay đến bán đảo Sơn Trà của Đà Nẵng và nghĩ bạn phát âm sai. Tôi không phải người duy nhất nhầm lẫn. Thực tế, Sơn Chà là một hòn đảo nhỏ, chỉ chừng 1,5km2 với chu vi 4km thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên - Huế, trông từ xa giống như hình một chiếc chảo úp ngược.

Chúng tôi nhìn thấy đảo, nhỏ bé nhưng xanh thẳm, sau một tiếng rưỡi đồng hồ lênh đênh trên biển. Thuyền cập bến, thật thú vị khi được bước chân trên dải cát trắng mịn màng, nhìn ngắm những dải đá nhấp nhô nhiều hình khối và những trảng rừng xanh mướt. 



Người La Hủ - Bản năng sinh tồn nơi biên viễn

Pa Vệ Sủ trời mù sương và âm u nhưng không buồn bằng cái nghèo hiện diện nơi đây. Những "con sóc, con hổ” mạnh mẽ của rừng già nay quay quắt trong nỗi buồn của nghèo đói.


Xã Pa Vệ Sủ quản lý 14 bản, trong đó có 13 bản người La Hủ, một bản người Mảng. Nơi chúng tôi ghé thăm là bản Sín Chải A, được hình thành cách đây hơn 20 năm. Ban đầu chỉ là một bản, nhưng do địa hình hiểm trở nên để dễ quản lý, bản được chia ra làm ba bản nhỏ là Sín Chải A, Sín Chải B và Sín Chải C. Bản Sín Chải A hiện có 34 hộ dân với 120 nhân khẩu, 100% là người La Hủ.


Mảnh trăng cuối rừng Bum Nưa

Ai đã một lần đến Tây Bắc sẽ mãi say cái mây, cái gió, cái rét mướt, mưa gào của vùng biên cương xa xôi. Đã nhiều năm lang thang qua các nẻo đường Tây Bắc nhưng tôi vẫn chọn Lai Châu là nơi để quay lại bởi vùng đất này gieo vào tâm trí tôi sự huyền bí thẳm sâu, tình người chân tình sâu sắc.

Tà dương trên núi rừng Bum Nưa

Cung đường khám phá lần này là xã biên giới Pa Vệ Sủ (giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu với hai điểm nhấn quan trọng: thứ nhất là tìm hiểu cuộc sống người La Hủ - một dân tộc đang được bảo tồn đặc biệt với cuộc sống có nhiều điều bí ẩn và thứ hai là chinh phục vùng núi hiểm trở Phu Xi Lùng, nơi có mốc biên giới Việt - Trung số 42 ở cao độ 2.856,5m - cột mốc cao thứ hai của Việt Nam.


Ăn thòi lòi ở Cà Mau

Mùa này, có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển hoặc Đất Mũi (Cà Mau), dân sành điệu thường tìm cho được các món ngon từ thòi lòi, tuy dân dã nhưng hương vị thật đậm đà khó quên. 

Thòi lòi còn gọi là phương ngư, thường sống ở các bãi bồi cạnh mé biển, nơi mắm, đước mọc ken dày. Mắt thòi lòi lồi như mắt tôm, miệng vuông, màu sắc, kỳ vi rất đẹp. Chúng thường làm hang rất sâu, khi có động chui xuống hang trú ẩn rất nhanh. Bà con vùng biển săn bắt thòi lòi bằng cách câu và đặt xà di.

Để câu thòi lòi, dân biển thường dùng cần câu cắm, móc mồi xong, thả lưỡi câu vào miệng hang chờ thòi lòi dính câu mới giật lên. Mỗi người có thể sử dụng nhiều cần cắm một lúc nhiều miệng hang. Nhưng cách bắt phổ biến và hiệu quả nhất là đặt xà di. Xà di có hai loại. Một loại bện bằng lá dừa nước giống hình cái xà di đuổi chuột nhưng chỉ dài chừng ba tấc, một đầu to như miệng ống trúm (đường kính một tấc), đầu kia tóp lại để thòi lòi chui vào là không thể quay đầu ra. Một loại làm bằng lưới, cũng có kích thước tương tự nhưng dùng chỉ gân đan thành lưới.

Chè rong câu chân vịt

Không chỉ có nhiều đặc sản vang danh cả nước, Hội An còn có món “ăn chơi” dân dã mà người dân bản địa cũng như khách thập phương mê mẩn là chè rong câu chân vịt. 

Chè rong câu chân vịt 

Nghe tên chè rong câu chân vịt không ít người trong chúng ta tò mò nếu chưa một lần được thưởng thức. Tò mò cũng đúng vì nói đến chè thì dường như chẳng liên quan gì tới cái từ “chân vịt”.