27 thg 3, 2013

Ngôi làng Pháp trên đỉnh Bà Nà

Bà Nà Hills - khu du lịch đang trở thành cái tên nổi tiếng ở Đông Nam Á, khởi đi từ câu chuyện về những ngôi biệt thự Pháp hoang phế già nửa thế kỷ tại Bà Nà. 


Ngày nay, khách du lịch đến đây có thể nhìn ngắm sự lãng mạn huyền bí khi vạch lá, vén hoa để đến với quá khứ còn vương lại trên các bức tường đổ nát của những biệt thự.

Và trong ba năm qua, một thương hiệu Việt, Sun Group đã cố gắng viết tiếp câu chuyện văn hóa Pháp bằng các ý tưởng về một khu du lịch châu Âu tuyệt đẹp giữa núi non trùng điệp chỉ cách biển Đà Nẵng 25km. 

Phở Nam Định

Nhà văn Chu Văn từng bảo rằng nghề làm phở phát tích từ thôn Rao Cù huyện Nam Trực của tỉnh Nam Định; hỏi các ông chủ tiệm phở ở Sài Gòn ở cả Vientian (Lào)… thì y như rằng cứ mười ông có chín ông gốc quê Nam Định!


Bây giờ thì khắp các nơi, Hà Nội, Hải Phòng… đâu đâu cũng nhan nhản những biển hàng “Phở gia truyền Nam Định”. Nhưng Nam Định có thật là quê hương của phở không thì lại là chuyện khác.


26 thg 3, 2013

Khám phá Yang Bay

Thuộc huyện Khánh Vĩnh, cách Nha Trang khoảng 45km, trong khu vực Buôn Y Bay, thác Yang Bay theo cách gọi của người dân tộc Raglay có nghĩa là Thác Trời. Từ Nha Trang, theo đường 23/10, đến ngã ba Cầu Lùng Diên Khánh rẽ đường đi Đà Lạt, đi khoảng 5km thấy bảng chỉ dẫn đường vào thác Yang Bay.

Mộc Thần

Điểm tham quan đầu tiên sẽ là Mộc Thần hay còn gọi là cây Tình yêu. Đây là một cây cổ thụ độc đáo mà bà con người Raglay kính cẩn gọi là Mộc Thần. Với chiều cao khoảng hơn 25m, tán xòe tỏa bóng mát rộng, gốc cây khổng lồ này được tạo thành bởi hai cây si và da ghép lại phải đến 20 người ôm mới hết.


Phiêu diêu chốn Lộ Diêu

Núi chạy vòng ôm bãi Lộ Diêu tạo hình chiếc cung mà dây cung là những đợt sóng biển ì ầm vỗ. Gành đá chồm lên nhọn hoắt như những mũi tên lao ra biển. Nơi bí hiểm hoang sơ say đắm lòng người này từng là chỗ cho tàu không số vào trú ẩn.

Ảnh: Trường Đăng

Biển xanh cát trắng nắng vàng
Ai ơi có nhớ cô nàng Lộ Diêu
Lộ Diêu một biển ba đèo
Gian nan đã vượt, khó nghèo đã qua…



Nơi mỏm đất cực Bắc

Ấy là mốc 428 - điểm xa nhất về phía Bắc của Tổ quốc hình chữ S. Một dải đất nhỏ nhưng chứa đầy cảm xúc với những người muốn khám phá từng điểm của dáng hình đất nước. 

Ở cột mốc 428 - Ảnh: CTV

Một “dân đi” có tên rất ngộ - Rắn Rong Ruổi - đánh dấu một điểm đỏ chói trên bản đồ. Và một lời rủ “đi mốc 428 nhé” đủ sức lôi kéo cả chục người thoát ra khỏi Hà Nội ồn ào để ngược về phía Bắc, lên Hà Giang đi tìm mốc đỏ. 


Béo thơm bánh đúc Cần Thơ

“…Ôi quê ta bánh đa, bánh đúc / Nơi thảo thơm đồng xanh, trái ngọt"… Những câu ca trong bài Về quê của nhạc sĩ Phó Đức Phương qua giọng hát truyền cảm của ca sĩ Quang Lý như đưa tôi về với những ngày xưa yêu dấu nơi quê nhà... 

Đĩa bánh đúc mặn béo thơm và hấp dẫn - Ảnh: Thanh Tâm

Ở quê tôi, sau vụ mùa là thời gian rảnh rỗi. Khi nước trên đồng bắt đầu rút cạn xuống các lung, đìa, ao, đầm… cũng là thời điểm các cậu tôi rủ nhau đi tát đìa bắt tôm. Chỉ cần hai người dùng gàu dai tát vài giờ, nước giựt xuống khoảng 2/3 đìa là lũ tôm càng giơ râu nổi lên.

Tôi cùng cậu tranh thủ lội xuống đìa “chộp” tôm cho vào giỏ. Loáng chốc đã được lưng lửng thùng. Tôi khệ nệ mang thùng tôm về nhà cho ngoại để chế biến món ăn và trưa đến thế nào cả nhà cũng được thưởng thức món bánh đúc nhưn tôm do ngoại làm…

Hội An mùa ruốc về

Mùa cào ruốc vùng biển Hội An (Quảng Nam) thường bắt đầu từ dịp tết cổ truyền và kết thúc vào cuối tháng 4. Những ngày này, từ sáng sớm, nhiều du khách đã háo hức ra mé biển An Bàng - Cửa Đại tận mắt chứng kiến từng tốp ngư dân ngực trần, chân đất đạp sóng giăng những mẻ lưới cào ruốc.

Hấp dẫn gỏi ruốc - Ảnh: T.Ly

Những ngày trời yên biển lặng, ruốc về dày đặc. Đi dọc các làng chài cảm nhận mùi ruốc nồng nồng phả theo những cơn gió nồm. Nhưng thích nhất khi đến mùa ruốc là thực đơn tại quán cơm, nhà hàng phố Hội phong phú nhiều món từ ruốc tươi, góp phần tạo nên nét độc đáo trong ẩm thực biển xứ Quảng.


25 thg 3, 2013

Độc đáo trinh nữ rước kiệu xoay hội làng Thổ Khối

Trong lễ hội làng Thổ Khối, để được chọn làm người rước kiệu Thánh Ông, Thánh Bà, các nam thanh, nữ tú được nhất định phải là đồng trinh.

Quãng đường rước "các ngài" từ đình làng Thổ Khối ra bến sông lấy nước rồi rước ngược về đình chỉ khoảng 2km, nhưng đoàn rước phải mất tới gần 2 giờ đồng hồ mới hoàn thành bởi cứ đi một đoạn ngắn kiệu lại xoay hoặc chạy ngược. Trong trang phục truyền thống, những cô gái chân yếu tay mềm hay cả những chàng trai khỏe mạnh đã phải rất vất vả mới có thể giữ thăng bằng khi kiệu xoay theo một lộ trình đầy ngẫu hứng và không hề được báo trước.


Kiệu Thánh Bà do 8 đồng nữ rước.

Di tích Âm linh tự và mộ lính đội Hoàng Sa ở Lý Sơn

Âm linh tự và mộ lính Hoàng Sa là những di tích nằm trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn, cách cảng biển Sa Kỳ 15 hải lý, về phía đông bắc. Những di tích này liên quan đến các đội Hoàng Sa, Bắc Hải thành lập từ thời các chúa Nguyễn để làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển, đặc biệt là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.


Âm linh tự làng An Hải, một công trình thờ tự đặc biệt

Âm linh tự (nghĩa tự, miếu âm hồn, miếu âm nhơn, am chúng sinh…) là một công trình thờ tự thường gặp ở các làng, xã, xóm, ấp trên khắp đất nước Việt Nam.

Đây là nơi thờ cúng vong hồn những người chết đi nhưng vì nhiều lý do không có ai thừa nhận hoặc không ai biết đến. Họ có thể là một kẻ vô gia cư, không họ hàng thân thích. Cũng có thể họ có gia đình, còn bà con, thân tộc nhưng trên bước đường lưu lạc mưu sinh thình lình gặp tai ương bất trắc hay tật bệnh bất ngờ rồi lìa đời ở một nơi nào đó mà thân nhân chẳng được báo tin, vô tình trở thành những âm linh cô độc… 


Âm linh tự làng An Hải 


Săn... kiến

Trong quá trình hình thành, huyện miền núi rẻo cao Minh Hóa là nơi giao thoa, quần tụ của rất nhiều tộc người trong cuộc di cư đi tìm miền đất mới. Bởi vậy nơi miền sơn cước dẫu còn nhọc nhằn trong cuộc sống nhưng lại tiềm ẩn một kho tàng văn hóa, bảo lưu nhiều sắc thái đặc trưng của người Việt ở những thế kỷ trước. Lên với Minh Hóa, không chỉ được đắm mình trong điệu hò thuốc sâu lắng, mà còn thích thú vì những món ăn truyền thống của người dân nơi đây. Ngoài cơm pồi, ốc tực, cá mát, canh giấm ông bầu, tằm lá sắn…, người dân còn có nghề “săn kiến” để chế biến món ăn-một nét văn hóa ẩm thực độc đáo chỉ có ở Minh Hóa vào mùa xuân.

Các bậc cao niên kể lại rằng, hàng năm vào khoảng cuối tháng 2 đến hết tháng 3 âm lịch, người dân Minh Hóa khi đi hái củi hay kiếm tìm những sản vật của rừng đều để ý dò xem khu vực đó có bao nhiêu... tổ kiến. Và để không mất công lội rừng vất vả, nhà nào cũng chuẩn bị cho mình một đôi thúng, một cái sàng và một cái nia để đi đánh trứng kiến về nấu “pún”, canh tòn mòn... Loài kiến có mặt khắp mọi nơi, con vật bé xíu nhưng lại có thành phần dinh dưỡng cao, ngoài ra nó còn có nhiều sinh tố và khoáng chất. Thời phong kiến, người ta dùng kiến để bào chế thành những viên thuốc tráng lực như thuốc bổ bây giờ.