25 thg 2, 2013

Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37 ở Hà Nội

Nằm trong con phố nhỏ Nam Tràng, khu Ba Đình (Hà Nội), không nhộn nhịp, cũng không đài loa "hết cỡ", Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37 thu hút thực khách bởi nét hoài niệm về một "thời xa vắng", cái thời khách mua hàng như kẻ đi xin, người bán như "phụ mẫu". Cửa hàng mậu dịch này hấp dẫn thực khách nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau, cả những khách đi xe bốn bánh bởi sự tò mò, muốn hiểu được những thứ thuộc về “ngày xửa, ngày xưa”, cái thuở mà nay người lớn kể lại, con cháu không tin là có thật.

Nằm gần hồ Trúc Bạch, đi hết đường Ngũ Xã theo hướng từ Phó Đức Chính, sẽ gặp con phố Nam Tràng nhỏ bé, lặng lẽ. Từ Ngũ Xã, rẽ trái, đi khoảng vài nhà là tới cửa hàng mậu dịch 37. Phía trước cửa hàng luôn có một xe đạp (ngày xưa gọi kiểu xe này là xe nữ) màu xanh được treo trên cao, trông rất ấn tượng

Tinh hoa cổ vật Việt

Vừa qua, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam phối hợp với Hội cổ vật Thăng Long - Hà Nội tổ chức trưng bày chuyên đề “Cổ vật Việt Nam” gồm hơn 50 cổ vật tiêu biểu, đặc sắc, được chọn lựa kỹ lưỡng từ bộ sưu tập của các cá nhân và Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam.

“Cổ vật Việt Nam” gồm nhiều hiện vật làm từ các chất liệu vàng, bạc, đồng, gốm… có niên đại từ văn hoá Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2.500 năm tới thời các chúa Nguyễn (1533 - 1777). Cổ vật phong phú, làm bằng đồng như trống đồng, ấm, chuông, thạp, chân đèn, bình, bát, muôi, chóe... Gốm có gốm men nâu, men trắng, hoa, màu, hoa lam, men lục... Trưng bày chuyên đề mở đầu bằng các cổ vật, trống đồng Đông Sơn, công cụ đồng, tượng người và thú, dao gắn đồng, muôi đồng, đèn đồng... minh chứng cho thời kỳ rực rỡ của văn hoá Đông Sơn. 

Kendy gốm thế kỷ V-VII.

Giải mã “bí ẩn” cuộc tình Hàn Mạc Tử & Mộng Cầm

Từng ngâm nga thơ Hàn Mặc Tử, từng nghe chuyện tình của Hàn thi sĩ với Mộng Cầm, rồi từng nghe đi nghe lại ca khúc "Hàn Mặc Tử"của Trần Thiện Thanh, bất ngờ vào mùa hè năm 1997, tôi lại có dịp ngồi cạnh "người đẹp của thi nhân", nơi một quán cà phê sân vườn, mang tên Mộng Cầm. Quán là một căn nhà lợp tranh, cạnh đại lộ Nguyễn Văn Linh, khu Nam Sài Gòn, xung quanh có nhiều ao bèo thả cá để khách có thể vừa câu cá vừa nhâm nhi cà phê. Chủ quán là đôi vợ chồng bác sỹ Mộng Đào và Phạm Thiên Bê, con gái và con rể của bà Mộng Cầm.

Nữ sĩ Mộng Cầm khi quen nhà thơ Hàn Mạc Tử

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Nằm bên bờ sông Tiền, thuộc thị xã Sa Đéc, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là điểm đến thu hút đông đảo du khách mỗi khi ghé thăm tỉnh Đồng Tháp. Nét đặc biệt của ngôi nhà cổ này là sự giao thoa kiến trúc Việt - Pháp - Hoa cùng câu chuyện tình lãng mạn giữa nữ văn hào Pháp Marguerite Duras với công tử họ Huỳnh.

Khi chúng tôi đến đây, đoàn du khách Úc hơn 40 người đang chăm chú ngồi nghe cô hướng dẫn viên của Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Tháp giới thiệu về ngôi nhà và chuyện tình giữa nữ văn hào Pháp Marguerite Duras và ông Huỳnh Thủy Lê. Cái không khí sầm uất ở khu phố Sa Đéc dọc bờ sông Tiền trong buổi chiều muộn càng làm cho du khách cảm nhận được cảnh trên bến dưới thuyền nhộn nhịp ngày nào.

Ngôi nhà cổ này được xây dựng năm 1895 bằng vật liệu chính là gỗ. Mái nhà lợp ngói âm dương, hai bên đầu cong vút hình chiếc thuyền, tượng trưng cho miền sông nước Tây Nam Bộ. Năm 1917, ông Huỳnh Cẩm Thuận (cha ông Huỳnh Thủy Lê) cho trùng tu lại ngôi nhà mang dáng dấp một biệt thự Pháp, kết hợp hài hòa giữa hai lối kiến trúc Đông - Tây. Từ đó đến nay, mặc dù đã hơn 100 năm nhưng ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn.

Nắng và gió Quy Nhơn - Bình Định

Bình Định có đường bờ biển dài 134 km, được thiên nhiên ban tặng vô số những thắng cảnh và bãi biển đẹp, với hàng chục bãi tắm lớn, nhỏ, đa phần còn nguyên sơ như: bãi biển Quy Nhơn, Ghềnh Ráng, Hải Giang, Nhơn Lý, Phú Hậu, Trung Lương, Vĩnh Hội, Tân Thanh, Mũi Rồng - Tân Phụng, Tam Quan… 

Hầu hết các bãi biển của tỉnh đều tương đối bằng phẳng, cát trắng, nước biển trong xanh, ngập tràn ánh nắng và có cảnh quan đẹp, đã và đang được đầu tư xây dựng thành các cụm, tuyến du lịch biển tập trung, liên hoàn, có thể khai thác tổ chức nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như: tắm biển, du lịch sinh thái biển, lặn biển, trượt cát, thả diều, câu cá, thể thao dưới nước… 

Một khu resort bên bãi biển thành phố Quy Nhơn.

Về với Nà Luồng

Nằm nép mình bên dòng Nậm Mu hiền hòa, bản Nà Luồng (xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu), là nơi cư trú của trên 90 hộ đồng bào dân tộc Lào. Nhờ gìn giữ được những phong tục tập quán lâu đời, bản của người Lào ở Nà Luồng đã trở thành điểm đến thân thiện với du khách.

Theo dân gian, cách đây 300 năm, một bộ lạc người Lào du cư đã vượt qua Thanh Hóa, Sơn La… tìm nơi canh tác, cư ngụ, tới địa phận ven dãy Hoàng Liên Sơn thấy phong cảnh bình yên, có thể khai phá làm ruộng nước, mở mang cuộc sống, mới dừng chân hạ trại. Tại vùng đất ven dải Hoàng Liên Sơn ấy, người Thái đã làm chủ, người Lào xin phép được khai khẩn và định cư. Tộc trưởng người Thái rộng lòng tiếp đón và đệ đơn lên quan trên cho bộ lạc người Lào nhập cư.

Đến nay, trên tiến trình lịch sử của đất nước, Lào, Thái và các dân tộc anh em khác cư trú tại các thung lũng ven dải Hoàng Liên Sơn vẫn đoàn kết, cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no theo đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, trong đó, rất chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa của người Lào không bị đổi thay theo thời gian và không gian, giúp bản Nà Luồng hội tụ các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch bản làng, gắn liền với các yếu tố văn hóa truyền thống của cư dân.

Khám phá Pù Luông

Nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, thuộc địa phận hai huyện Quan Hóa và Bá Thước, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông hiện đang lưu giữ những giá trị cảnh quan thiên nhiên phong phú, hệ động thực vật đa dạng, là điểm đến hấp dẫn với những ai ưa thích khám phá thiên nhiên…

Khu Bảo tồn Thiên nhiên (KBTTN) Pù Luông có diện tích 17.662 ha, hiện là khu vực rừng núi đá vôi đất thấp lớn nhất còn lại ở miền Bắc Việt Nam với 3 kiểu rừng chính: Rừng rậm trên đất thấp, núi thấp; rừng trên núi đá vôi; các thảm thực vật măng tre nứa và cây bụi. 


Ở độ cao từ 800 - 1000m là khu vực rừng nguyên sinh, xứ sở của loài Trai Lý cổ thụ. (Ảnh: Thông Thiện)

24 thg 2, 2013

Ăn tết với vài “món lạ” độc đáo của miền Tây

Mấy ngày đầu năm, “ăn Tết” với các món ăn quen thuộc quá nhiều đạm, béo… Có dịp thưởng thức những món lạ, ngon của vùng đất phương Nam sẽ cho bạn nhiều thú vị với nghệ thuật ẩm thực dân dã nhưng không kém phần độc đáo. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xưa nay nổi tiếng về các món đặc sản vùng sông nước. Các bạn hãy thưởng thức qua vài món ẩm thực đặc trưng của xứ sở nầy.


Cháo dơi sen đất giồng 

Cháo dơi sen. Ảnh: Hoàng Thám 

Bánh tét lá cẩm

Bánh tét lá cẩm là đặc sản Cần Thơ nổi tiếng, được khách phương xa ưa chuộng, thích mua về làm quà cho người thân. Xưa kia, bánh tét có mặt trong gia đình vào các ngày giỗ chạp, lễ lạc, nhất là trong những ngày tết Nguyên đán. Vì vậy, có thể nói đây là loại bánh góp phần thiêng liêng hóa cuộc sống tâm linh của người Việt, là một phong tục tập quán tốt đẹp. 

Bánh tét lá cẩm. Ảnh: Phương Kiều 

Theo dòng chảy thời gian và nhu cầu ẩm thực ngày càng đa dạng, phổ biến, bánh tét hầu như có mặt quanh năm ở các quày sạp trong các chợ lớn nhỏ. Nhưng đó là loại bánh tét thông thường, chứ muốn có đòn bánh tét lá cẩm thì phải đặt chân tới đất Cần Thơ. 

Lên Sa Pa thưởng thức đồ nướng

Sa Pa bảng lảng sương mù. 

Nếu vài năm trước, du khách tới Sa Pa chỉ mong muốn ngắm nhìn những khung cảnh trời mây bảng lảng khói sương; ngày nay, người tới đây còn có thú vui khác của kẻ rong chơi đặt chân đến vùng đất này; đó là thưởng thức những món đồ nướng, nhất là về ban đêm. 

Du khách cứ đông lên, và hàng đồ nướng cũng nhiều lên; để rồi nơi phố núi bé nhỏ có hẳn một con phố mà bất kỳ ai tới đây cũng nhắc tới, đó là cái tên giản dị được gọi từ món hàng bán ven con phố “phố đồ nướng”. Các hàng bán đồ nướng được quy tụ ở con đường cạnh nhà thờ và dọc theo con đường dẫn tới khách sạn Công Đoàn, lên núi Hàm Rồng.