17 thg 1, 2013

Tà Lài


Tà Lài thuở xưa là một chốn rừng thiêng nước độc, nằm ở khu vực thượng nguồn sông Đồng Nai, giáp với rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên. Nơi này hiểm trở đến nỗi thực dân Pháp dựng nên một nhà ngục gọi là trại Tà Lài (camp Tà Lài) để giam giữ tù chính trị. Tù nhân được đưa vào đây là xem như vô phương thoát ra, vượt ngục chỉ có chết mà thôi. Năm 1941, giáo sư Trần văn Giàu, tướng Tô Ký bị giam ở đây và đã vượt ngục thành công.

Nhà sàn truyền thống của người Mạ ở Tà Lài. Ảnh: CA TPHCM online.

\Cư dân sống ở Tà Lài đều là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là 2 dân tộc Mạ và S'tiêng. Trước năm 2005, nơi này gần như một ốc đảo, biệt lập với thế giới bên ngoài. Mãi đến năm 2005, cầu treo Tà Lài được xây dựng xong, việc giao thương giữa Tà Lài với thế giới bên ngoài được tốt đẹp hơn.

Cái Răng


Ăn sáng ở chợ nổi Cái Răng

Quan âm Phật đài ở Bạc Liêu

Khách hành hương chiêm bái Quan Âm Phật đài Bạc Liêu quanh năm. Ảnh: Bảo Thư

Về Bạc Liêu, viếng thăm những di tích, danh thắng của vùng đất có nhiều giai thoại hấp dẫn là chuyến đi nhiều thú vị. Từ ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu nổi tiếng ăn chơi cho đến khu di tích nhạc sĩ Cao Văn Lầu, cha đẻ bản Dạ cổ hoài lang, khởi nguồn cho những bài ca vọng cổ và nghệ thuật dân gian đờn ca tài tử. Nhưng chùa Quan Âm Phật Đài ở Bạc Liêu là điểm đến không thể thiếu trong chuyến du hành về xứ biển Bạc Liêu. Bạc Liêu có vị trí tiếp giáp vùng đất biển mũi Cà Mau. Những dòng hải lưu Bắc - Nam tích tụ phù sa bồi lắng, đã hình thành nên vùng đồng bằng màu mỡ, phì nhiêu, giáp với biển Đông. Bạc Liêu cách TPHCM 300km, cách Cần Thơ 120km theo quốc lộ 1A trên đường đi Cà Mau. 

Thảm hoa vàng trên triền đất đỏ

Thuở ấy tôi chưa đi nhiều như bây giờ...

Thuở ấy cũng chưa có máy ảnh lo le trên tay để mà chụp lấy những khoảnh khắc đáng ghi...


Lần đầu tiên tôi đến Buôn Ma Thuột là trên một chiếc xe con, đi quá giang.



Quốc lộ 14 vắng vẻ, đìu hiu, hai bên đường có khi vài chục cây số không có nhà cửa gì cả. Đất bên đường đỏ quạch, như ngậm trong mình giòng máu. Đất đỏ làm tôi nhớ đến đất Long Khánh quê mình, nhưng đất ở đây đỏ hơn, đượm hơn, như thấm đẫm trong trong mình một nỗi nồng nàn, da diết.

Thỉnh thoảng lại có những mảng cỏ xác xơ trên nền đỏ. Chênh chênh bóng ngả sầu lau lách, như thơ Nguyễn Bính.


Thế rồi đột nhiên có tấm thảm vàng xuất hiện. Thảm vàng lượn sóng theo từng cơn gió. Chập chờn, lao xao... Màu vàng không sặc sỡ mà đơn sơ, thảm hoa vàng cứ thế dập dờn trên triền đất đỏ.


Đó là dã quỳ!



Photobucket
Dã quỳ ở Bảo Lộc (Ảnh: Quycoctu)


Mát lành bơ Tây nguyên


Hiếm có loại trái cây nào đã vừa ngon vừa bổ mà lại có tính lành như trái bơ. Bơ được trồng nhiều ở Đăk Lăk, bởi điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở đây rất phù hợp với loại cây này.

Cái mỡ màu của đất đỏ bazan, cái nắng, cái gió cùng những cơn mưa dạt dào mùa hạ của Tây nguyên đã làm cho cây luôn tốt tươi, sai trái và làm nên hương vị thơm ngậy rất đặc biệt của trái bơ.

Cuối tháng chạp đầu tháng giêng, cùng với các loại cây trái khác, bơ trổ hoa. Hoa bơ nở từng chùm vàng nhạt từa tựa như hoa nhãn, hoa chôm chôm. Khoảng cuối tháng năm dương lịch là Đăk Lăk bước vào vụ bơ, đến cuối tháng chín thì kết thúc.



Ly sinh tố bơ 

Cháo cá Buôn Trấp


Thị trấn Buôn Trấp (tiếng Ê Đê là Trăăp, thuộc huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) là một vùng đất nhỏ có dòng sông Krông Ana chảy qua. Ai đã từng đến Buôn Trấp, từng được thưởng thức món cháo cá lóc ở đây sẽ có ấn tượng khó quên với ẩm thực một vùng đất cao nguyên.


Cháo cá lóc Buôn Trấp - Ảnh: L.Q.T

Buôn Trấp có nhiều ao hồ và sông suối, cá tôm ở đây cũng nhiều như đặc ân của thiên nhiên ban tặng nhưng cá lóc có lẽ là loài cá ngon nhất vùng sông nước. Cá lóc thịt nhiều, dai, thơm, làm được nhiều món ngon. Ấn tượng nhất ở đây là món cháo cá lóc của người Mường. Lãng khách gần xa đến đây thường được giới thiệu món ăn này như đặc sản của Buôn Trấp.


Những ngôi nhà dài hơn một tiếng chiêng ngân


Một ngôi nhà dài ở Tây nguyên. Ảnh: Lê Nam.

Ở vùng đất Tây Nguyên, tiếng chiêng là mối liên kết linh thiêng giữa con người với thần linh, với núi rừng. Mỗi người đều được nghe tiếng chiêng đầu đời trong lễ thổi tai để nhận biết bộ tộc, và rồi từng hồi chiêng giòn giã ngân vang trong lễ bỏ mả giúp cho linh hồn người chết nhận ra tiếng nói bộ tộc khi bước vào thế giới thần linh.

Nếp sống cộng đồng là tính chất cơ bản của con người Tây Nguyên, không chỉ thể hiện nơi cấu trúc mẫu hệ và tập tục hôn nhân nối nòi mà cả trong những ngôi nhà “dài hơn một tiếng chiêng ngân”.


Huyền thoại dòng thác Drai H’Jie


Bắt nguồn từ “suối nước đùn” của buôn Ea Kmar, xã Ea Bhôk (huyện Cư Kuin), được hình thành bởi sự hợp lưu của ba dòng suối nhỏ là Ko Kô, Ko Mơ Mai, Ko Khit, Drai H’Jie là một con thác thanh bình và còn mang nhiều vẻ hoang sơ.

Drai H’Jie theo tiếng của người Êđê có nghĩa là thác nước của nàng H’Jie. Người già nơi đây vẫn thường kể lại cho con cháu nghe về câu chuyện tình buồn của nàng H’Jie – người đã hóa thân cùng dòng thác tạo nên một truyền thuyết đẹp.



 Thác Drai H'Jie. 


Món ngon rắn điêu điêu

Cao nguyên vào đông, từng cơn gió se lạnh rì rào qua ngõ, chạy hun hút qua cánh đồng mênh mông nước. Bên cạnh tôm cá rất đỗi quen thuộc, gần đây xuất hiện nhiều món ngon được làm từ một loại rắn nước mà người dân gọi là điêu điêu.

Những cánh đồng dọc sông Krông Ana là những vựa lúa lớn của Tây nguyên, mùa lũ lại cho nhiều tôm cá và những món ngon đồng quê dân dã mà đậm đà. Mùa lũ bắt đầu rút trả cánh đồng cho mùa lúa mới. Điêu điêu là loại rắn không độc sinh sản rất nhanh nên mùa lũ nào cũng nhiều.

Điêu điêu xào xả ớt - Ảnh: L.Q.T..

Từ trước đến nay người ta không chủ động đi bắt rắn hay có một dụng cụ riêng để bắt rắn mà chủ yếu bắt được trong khi đánh cá, tôm. Giăng lưới bắt cá cũng có rắn, đặt đơm, đánh nò bắt tôm cũng có rắn. Rắn rất nhiều.


Lươn xào chuối đậm đà vị quê


Quê tôi là vùng kinh tế mới ở Tây nguyên, nơi có dòng sông Krông Ana chảy qua. Krông Ana tiếng Ê Đê có nghĩa là sông mẹ. Dòng sông hiền hòa bao dung ban cho người dân nhiều thức ăn đậm đà hương vị quê hương. Quen thuộc và ngon phải kể đến món lươn xào chuối.


Lươn xào chuối - Ảnh: L.Q.T.

Dòng sông Krông Ana cung cấp nước cho nhiều bàu, láng - nơi có nhiều tảng sình nổi. Cỏ mọc lên bò trên mặt nước qua nhiều năm tạo thành một lớp dày có thể đi lại trên đó. Dưới lớp sình nổi là nơi ở của lươn.

Người làm nghề bắt lươn khoét lỗ nhỏ cắm ống trúm có bỏ ít mồi giun xuống nước qua hôm sau rút lên là có lươn vào ống. Lươn đồng thịt dai thơm ngon hơn lươn nuôi. Lươn có màu da đen hoặc vàng tùy vùng nước phèn hay nước đục.