21 thg 2, 2012

Chuyện nghiêm túc bậy bạ

Chuyện này là chuyện nghiêm túc, bởi vì dựa trên những tư liệu nghiêm túc, đó là các địa danh hành chính do Nhà nước quy định, được trích dẫn từ các văn bản pháp quy đàng hoàng.


Ngoài Bắc, tuốt ở gần cực Bắc, chỉ phía dưới tỉnh Cao Bằng có thị xã Bắc Kạn (thuộc tỉnh Bắc Kạn).

Trong Nam, tuốt ở gần cực Nam, chỉ phía trên tỉnh Cà Mau có huyện Giá Rai (thuộc tỉnh Bạc Liêu).


8 thg 2, 2012

Đồng Tháp có cái tháp

Đồng là cánh đồng, tháp là cái tháp. Vậy Đồng Tháp là cánh đồng có cái (hoặc nhiều cái) tháp.

Nhưng nói cho đầy đủ thì Đồng Tháp là gọi tắt của Đồng Tháp Mười. Vậy Đồng Tháp Mười là cánh đồng có cái Tháp Mười hoặc... mười cái tháp!

Vậy cái Tháp Mười (tháp 10 tầng, hoặc tháp thứ 10, hoặc 10 cái tháp) ở đâu tại Đồng Tháp để mình tới ngắm cho hả dạ đây ta? Bó tay chấm com, chắc phải nhờ thổ địa Đồng Tháp chỉ vậy!

 Rừng tràm Tam Nông - Đồng Tháp


Đồng Nai có con nai

Theo sách Địa chí Đồng Nai, nguồn gốc địa danh Đồng Nai vẫn chưa rõ, nhưng theo dân gian và nhiều nhà nghiên cứu thì Đồng Nai chắc là cánh đồng có nhiều nai.

Ừ, cứ cho là vậy đi! Nhưng Đồng Nai là cánh đồng có nhiều nai từ hồi nào ấy, chứ không phải bây giờ. Giờ đây kiếm đỏ mắt mới thấy nai (thịt nai trong các quán thịt rừng thì dễ kiếm hơn).

Nai không hề là con vật - sản vật tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai như con cá ba sa của An Giang hay cây đước của Cà Mau.

Đồng Nai có nhiều thứ tiêu biểu, như cây cà phê, cây cao su, như khu công nghiệp... nhưng chắc chắn không phải là con nai.

Ấy thế mà huy hiệu của tỉnh Đồng Nai lại có con nai bự chần dần (cái huy hiệu dưới đây là tôi lấy ra từ website chính thức của UBND tỉnh Đồng Nai, và thú thiệt là tui thấy nó... xấu tệ!). Không chỉ huy hiệu chính thức của tỉnh có hình con nai, mà còn hàng đống logo của các công ty, doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai đều có hình con nai, dù rằng doanh nghiệp đó không hề nuôi nai, bán thịt nai, hay là liên quan gì đó đến nai.

Photobucket
Huy hiệu tỉnh Đồng Nai

Cafe Eva - Kontum


Cafe Eva là quán cafe nổi tiếng nhất Kontum, đã được giới thiệu trong sách du lịch quốc tế Lonely Planet.

Nơi đây cả không gian và thời gian thấm đẫm chất Tây nguyên.

Nơi đây có bờ tường dựng thành vách núi, có những cổ thụ rơi ngập lá trên lối vào, những giò phong lan đẫm sương đêm...

Nơi đây có những bếp lửa hồng với những thanh củi của người Ba Na, những chiếc ấm đen thui...

Nơi đây có vô số tượng nhà mồ Tây Nguyên, một nét văn hóa độc đáo của người Tây nguyên...

Và đừng quên, mảnh đất Kontum này ngày xưa là chiến trường khốc liệt, để hôm nay những di vật chiến tranh được cấu thành những kiến trúc gợi nhớ trong quán cafe...

Có thể nói không quá lời: Nếu bạn đến Kontum mà không có thời gian đi nhiều, hãy ghé cafe Eva, vì nơi đó cô đọng và thấm đẫm cả thời gian và không gian của vùng cao nguyên heo hút này!



Cổng quán cafe Eva


Quốc lộ 15 có phải ở Biên Hòa?

Nếu bạn là dân Biên Hòa, và được hỏi: 
  • Quốc lộ 15 ở đâu?
Bạn sẽ chẳng cần suy nghĩ mà trả lời ngay: Quốc lộ 15 ở Biên Hòa, từ Ngã ba Vườn Mít ra tới Vòng xoay Tam Hiệp.

Google Map vẫn dùng tên đường cũ: Quốc lộ 15

Điều đó chắc như đinh đóng cột, và có thể kiểm chứng dễ dàng bằng 2 cách: Một là đi trên đoạn đường ấy, nhìn bảng hiệu 2 bên đường, địa chỉ ghi rõ ràng là Quốc lộ 15. Hai là tìm trên Internet, những thông tin rao bán bất động sản... đều ghi rõ tên những bất động sản ở khu vực ấy là gần Quốc lộ 15.

Thế nhưng cái điều chắc như đinh đóng cột ấy... trật lất bạn à!


2 thg 2, 2012

Tản mạn bên... bệnh viện Từ Dũ

Ngồi uống cafe cạnh bệnh viện Từ Dũ, để giết thời giờ, Hai Ẩu đố Bùm:

Bệnh viện Từ Dũ

Đố con giữa bệnh viện Từ Dũ và Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM có gì liên quan với nhau?

Bùm trả lời: Bệnh viên Từ Dũ là nơi người ta vô đẻ con, Bảo tàng Mỹ thuật là nơi họa sĩ đẻ ra tác phẩm nghệ thuật!

28 thg 1, 2012

Mắm tôm chà Gò Công



Nhiều người cho rằng món mắm này có từ lâu đời nhưng vào lúc nào thì không ai dám xác định. Một điều chắc chắn là mắm tôm chà đã được trở thành món ăn của cung đình triều Nguyễn do được " tiến cung" cho bà Từ Dũ.

Do đó, nếu xét theo năm bà được đưa về Huế (1824) hầu Hiến tổ (vua Thiệu Trị lúc chưa lên ngôi), mắm tôm chà tối thiểu phải xuất hiện cách nay khoảng 200 năm, từ đầu TK 19.Có lẽ món mắm này vào thời của bà Từ Dũ còn rẻ do con tôm bạc, nguyên liệu chính để làm mắm, tại Gò công lúc đó nhiều vô kể và rất rẻ, giống như con cá kèo ở Cà Mau Mắm tôm chà đến nay vẫn còn chế biến thủ công. 

Chiều xưa có ngọn trúc đào

Chắc nhiều người trong chúng ta biết và yêu thích bài hát Trúc đào do Anh Bằng phổ nhạc

Nhưng bài thơ gốc để Anh Bằng phổ nhạc là bài Trúc Đào của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên thì có lẽ ít người biết hơn.

Lời bài hát như thế này:

Chiều xưa có ngọn trúc đào
Mùa thu lá rụng bay vào sân em
Chiều thu gió lạnh êm đềm
Mùa thu lá rụng cho mềm chân em

Tại vì hai đứa ngây thơ
Tình tôi dạo ấy là ngơ ngẩn nhìn
Nhìn vầng trăng sáng lung linh
Nhìn em mười sáu như cành hoa lê


Trong rừng cao su

Bùm và Hai Ẩu lang thang trong rừng cao su


Photobucket



23 thg 1, 2012

Ngôi nhà đá rửa ở 22 Trương Định

Không thích ở ngôi nhà do nhà nước cấp trên đường Nguyễn Du (quận 1, TP.HCM), KTS Ngô Viết Thụ đã tìm mua được căn biệt thự cũ trên đường Trương Định, quận 3. Và ông đã đập đi, xây lại ngôi nhà theo ý riêng mình.

 Ngôi nhà đá rửa thế hệ thứ hai này là một trong những ngôi nhà sử dụng vật liệu đá rửa sớm nhất ở Sài Gòn.


Đó là một trong những ngôi nhà sử dụng đá rửa tô vách ngoài đầu tiên của Sài Gòn thập niên 1960, chính xác là năm 1968. Tuy gọi là đầu tiên nhưng lại là đầu tiên của thế hệ đá rửa thứ hai.