Hiển thị các bài đăng có nhãn người Mông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Mông. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 4, 2014

Trang phục rực rỡ của phụ nữ Mông trên cao nguyên

Với những màu sắc rực rỡ, váy của phụ nữ Mông có nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra mềm mại như cánh hoa, rung rinh theo mỗi bước chân của thiếu nữ tựa những bông hoa di động giữa núi rừng Tây Bắc.

Đến với những bản người Mông ở vùng núi Tây Bắc, bắt gặp hình ảnh những phụ nữ, những em bé Mông với quần áo sặc sỡ như những bông hoa di động, du khách mới hiểu hết được sự đa dạng sắc màu trong trang phục của người Mông. Sự tinh tế được thể hiện trên từng đường thêu, mũi chỉ tạo nên những họa tiết tinh xảo là cả một quá trình cần mẫn trong lao động và trí tưởng tượng phong phú của phụ nữ Mông.

Trước đây, phụ nữ Mông dùng nguyên liệu thiên nhiên là cây lanh để dệt vải. Vải lanh có độ bền cao, bó lanh cắt về được phơi nắng vài tuần trước khi tước sợi, sau đó đưa vào cối giã mềm rồi nối lại thành từng cuộn. Lanh sau khi giặt được luộc cho tới khi sợi mềm và trắng, chia sợi rồi mắc vào khung cửi. 

Phụ nữ người Mông ngồi thêu trước hiên nhà. Ảnh: Như Cúc 

6 thg 2, 2014

Đêm tất niên trên đỉnh Mã Pì Lèng

“Em muốn uống trà mật ong Quản Bạ, ăn bát phở gà Tráng Kìm, cà phê trên thảm cỏ xanh Yên Minh, ngắm hoa hồng Phó Bảng, ăn xôi gà trên dốc Sủng Là, tất bật với Đồng Văn…”, đọc Facebook của bạn ngày cuối năm, đêm tất niên trên đỉnh Mã Pì Lèng lại xốn xang trở về... 

Bạn đồng hành trên đỉnh Mã Pì Lèng - Ảnh: Đức Hùng

Đã bao nhiêu lần đi qua Mã Pì Lèng (Hà Giang), tôi không đếm nữa. Con đèo mà người bạn Tày so sánh độ hiểm nguy như "một con chuột béo chạy qua mũi một con mèo đói". Một hình ảnh so sánh khiến tôi bật cười, quên đi cái nôn nao trong dạ bởi sự xoắn xuýt của cung đường.

23 thg 10, 2013

Bản người Mông đẹp nhất Đông Nam Á

Ngay cả khi các công ty lữ hành trong nước vẫn chưa biết đến Pú Đao, thì khách du lịch quốc tế đã coi đây như điểm trekking lý tưởng.

Pú Đao là một xã vùng cao thuộc huyện Sìn Hồ, Lai Châu, cách thị trấn Mường Lay 13 km và Hà Nội hơn 560 km về phía Tây Bắc. Dù dân cư chưa đến nghìn người với địa thế xa xôi, hẻo lánh nhưng với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, thuần khiết, Pú Đao giống như “thỏi nam châm” hút bất cứ ai đam mê khám phá những vùng đất mới. Đó là lý do mà hãng du lịch Gecko Travel của Anh năm 2006 bầu chọn Pú Đao là một trong 5 điểm đến hấp dẫn nhất Đông Nam Á. 

Đường lên Pú Đao. Ảnh: Vung Cao. 


20 thg 9, 2013

Nơi quê hương ‘vợ chồng A Phủ’

Suốt dọc con đường dài từ Tà Xùa về Hồng Ngài, Bắc Yên, Sơn La nay đã làm đường ven xã, những thửa ruộng bậc thang cùng vô vàn ruộng ngô bạt ngàn xanh gợi về hình ảnh trong tác phẩm của nhà văn Tô Hoài.

Đường lên Hồng Ngài giờ có thể đi theo 3 hướng. Từ Trạm Tấu, Yên Bái trèo đèo qua với con đường đã liên thông giữa hai tỉnh Sơn La - Yên Bái. Từ thành phố Sơn La về huyện Bắc Yên chừng 80 km, vượt qua con đèo Chẹn dài 20 km, dọc sông Đà để về trung tâm huyện Bắc Yên. Và một con đường đi từ phía Mường Cơi, Phù Yên đi vào. Dù chạy từ phía nào để đến với Hồng Ngài cũng đều vượt qua những dãy núi trùng trùng điệp điệp với cảnh sắc hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. 

Đường Bắc Yên (Sơn La) nối cùng Trạm Tấu (Yên Bái). 

16 thg 4, 2013

Lễ hội Gầu Tào

Gầu Tào là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Mông. Lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nhằm mục đích cầu phúc hay cầu mệnh. Nếu hội tổ chức ba năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày, còn hội làm gộp một năm sẽ tổ chức trong 9 ngày.

Gầu Tào là lễ hội lớn nhất, đông người tham gia nhất và cũng nhiều nghi thức đặc sắc nhất của người Mông. “Gầu Tào” theo tiếng Kinh có nghĩa là lễ cúng, trong đó, sẽ tạ trời đất, thần linh, thổ địa đã phù hộ độ trì cho gia chủ và con cháu khỏe mạnh, con trai nối dõi tông đường, chăm sóc tổ tiên, dòng họ; cầu phúc, cầu lộc, tạ ơn trời đất đã phù hộ cho dân bản cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy sàn... Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ nhau, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, say bên những chén rượu đầu xuân...

Lễ vật là những sản vật trong cuộc sống thường nhật.

29 thg 3, 2013

Sắc màu Phố Cáo

Tôi đã qua Phố Cáo vào những ngày mây mù, mù dày đặc đến nỗi có thể cảm nhận dùng tay cắt xén mù thành những miếng bánh như người Mông dễ dàng cắt mèn mén ở chợ Phố Cáo. Cũng có lần tôi qua Phố Cáo vào một ngày nắng đẹp, anh bạn Tiến đưa tôi đi chợ Phố Cáo như lạc vào mê cung của sắc màu thổ cẩm. Nhưng lần này, Phố Cáo của tôi lại khoác lên mình bộ cánh rực rỡ bởi sắc màu của hoa đào, hoa mận. 


«...

         Phố Cáo là một  của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Xã Phố Cáo có khoảng 5000 nhân khẩu, hầu hết là người Mông. Chợ phiên Phố Cáo họp 6 ngày/phiên. Nhà cửa ở đây làm bằng tường trình, xếp hàng rào đá xung quanh và người Mông ở đây còn giữ nguyên trang phục, các nét sinh hoạt truyền thống. Phố Cáo là một địa chỉ du lịch không thể bỏ qua khi du ngoạn công viên địa chất Đồng Văn .
Nghĩ cũng lạ, cả cao nguyên đá bao la ngun ngút màu xám ngắt của đá tai mèo, vậy mà đất trời lại ban cho vùng này một loại cây mềm mại, có sức sống dẻo dai và đặc biệt xuân về có hoa như thắp lửa giữa mênh mông đá. Tôi quen anh bạn Tiến của tôi cũng gắn liền với loài hoa này. Có lần đi ngang qua Phố Cáo, thấy Tiến định chặt cây đào già nhiều nụ trước cửa nhà mình bán cho một khách chơi thì tôi ngăn lại. Trong tâm thức, tôi có ý định sẽ chụp bức ảnh cây đào này vào buổi sáng mai khi nắng ló rạng sau dãy núi đá xa hoặc khi khói chiều lên trên mái ngói âm dương nhuốm màu thời gian nhà Tiến. Tôi hỏi Tiến: “Cây đào này trồng bao lâu rồi?”. Tiến nói bâng quơ: “Tao không biết, cây này ông tao lên Lũng Cú lấy về trồng, nó đã có hoa từ khi tao còn bé, không biết được đâu”. Tôi lại hỏi: “Đẹp thế sao chặt đi, phí sức ông mày trồng”. Tiến lặng im một lúc rồi nói trống không: “Ờ, không chặt để bán nữa”. Lần này, cây đào trước cửa nhà Tiến đẹp rực rỡ. Thân cây ám một màu đen mốc xịt như xù mình để chống chọi lại cái lạnh mùa đông. Từ những điểm mốc meo đó lại mọc ra những bông hoa hồng thắm rực rỡ. Cũng chỉ có cái sắc hồng phai điểm tô cho cả một vùng đá xám xịt là tín hiệu của mùa xuân, của riêng Phố Cáo mà đã đến thì sẽ say mê, mộng du như lạc vào một chốn thần tiên nào đó.

Phố Cáo khoác lên mình sắc màu của hoa mận trắng muốt, hoa cải vàng rực.

23 thg 2, 2013

Nghề làm giấy của người Mông

Giấy được dùng rất phổ biến trong đời sống người Mông nhưng thường chỉ để dùng trong các hoạt động phục vụ tín ngưỡng vào mỗi dịp hội hè, lễ Tết. 

Người Mông có chữ viết riêng được soạn thảo theo bộ vần quốc ngữ nhưng họ không viết chữ lên giấy bản truyền thống. Giấy thờ, giấy cắt vào dịp Tết, dịp lễ... tất cả đều là thông điệp cầu mong những điều tốt lành, may mắn của người sống gửi tới Tổ tiên, thần linh. Người Mông quan niệm, nếu muốn những lời cầu khấn thành kính mau linh nghiệm tốt nhất là dùng giấy truyền thống do chính tay mình làm. Với quan niệm đó, ở chợ phiên lúc nào cũng có những gian hàng bán giấy bản, nhất là vào dịp Tết, ai đến chợ cũng thường ghé qua đây, mua một xấp giấy mang về nhà trang trí hay dùng cho những việc đầu Xuân, năm mới. 

Người Mông lột vỏ cây giang non làm nguyên liệu làm giấy truyền thống. 

20 thg 2, 2013

Đám hiếu của người Mông

Theo tục lệ cổ truyền của người Mông, cái chết chỉ là một giấc ngủ mãi mãi. Tiếng khèn sẽ chỉ đường, dẫn lối cho linh hồn người khuất núi về thế giới bên kia

Người Mông là một trong những dân tộc thiểu số cư trú tập trung ở các tỉnh vùng cao như Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Điện Biên... Những khu vực tập trung đông người Mông là Cao nguyên Đồng Văn, Hoàng Su Phì (Hà Giang), Bắc Hà, Mường Khương (Lào Cai), Mù Cang Chải, Trạm Tấu (Yên Bái), Phong Thổ, Sìn Hồ (Lai Châu)…

Theo tục lệ cổ truyền, khi gia đình có người mất, người Mông mời người đến hát bài mở đường rồi mặc quần áo cho người mất. Lúc hát mở đường, đến đoạn đọc sử tích gà dẫn đường người mất về với Tổ tiên, người Mông mang con gà sống đặt trong âu bột ngô cúng với ô giấy và để ở phía đầu người mất cùng với rượu và bột ngô. 

Đám hiếu được tổ chức trên một bãi đất bằng phẳng lưng chừng núi.