Hiển thị các bài đăng có nhãn người Chăm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Chăm. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 11, 2019

Lễ dựng cột nhà của người Chăm

Người Chăm sinh sống ở vùng Nam Bộ theo đạo Hồi Islam. Trải qua nhiều biến động, đến nay, đồng bào Chăm vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc của mình. Đời sống văn hóa và phong tục tập quán của đồng bào Chăm nơi đây còn bảo lưu nhiều nét độc đáo, trong đó nổi bật nhất là những nghi lễ liên quan đến vòng đời người như cưới xin, làm nhà mới. Lễ dựng cột nhà và lễ mừng nhà mới là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đã lưu truyền qua nhiều thế hệ, có ý nghĩa hướng về những giá trị văn hóa cội nguồn của cha ông. 

Nghi thức tiến hành long trọng


Khi xây cất một ngôi nhà mới, cộng đồng Chăm Islam An Giang có quan niệm việc dựng cột nhà rất quan trọng. Khi dựng cột gia chủ chọn ngày thuận lợi, khoảng 6 giờ sáng gia chủ mời đại diện Ban giáo cả (sư cả đạo Hồi) và các thanh niên khỏe mạnh đến nơi dựng cột, thực hiện các nghi thức dựng cột nhà.

Thanh niên nam nữ trong làng chúc mừng gia chủ bằng bài hát vui nhộn. 

17 thg 3, 2019

Bên khung dệt của phụ nữ Chăm

Tết này, nếu bạn chưa biết phải đi đâu chơi, có thể cân nhắc đến thăm làng Chăm (ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, TX. Tân Châu), ghé cơ sở dệt thổ cẩm Chăm Mohamad để được hòa mình vào văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm nơi đây. Chắc chắn, bạn sẽ nhận về nhiều thú vị khó quên!


Làng Chăm này có 3 hộ dân mở cơ sở dệt thổ cẩm. Mỗi nơi có nét đặc biệt riêng, tùy theo cảm nhận của du khách. Tại cơ sở của ông Mahamad (sinh năm 1958), các khung dệt chiếm phần lớn diện tích. Mỗi khung đều có tuổi đời mấy chục năm, phần gỗ được ma sát nhiều với bàn tay con người trở nên sáng bóng. Khung dệt cũng biết quyến luyến con người, nên cần cù làm việc, bền bỉ theo năm tháng. Chỉ có điều, chất liệu gỗ tốt đến mấy, theo thời gian sẽ hư hao dần. Vậy nên, thi thoảng vợ, chồng ông Mahamad phải sửa chỗ này, đóng lại chỗ kia.

12 thg 11, 2018

Dấu ấn văn hóa trên trang phục nam giới người Chăm

Người Chăm là một dân tộc sớm chịu ảnh hưởng nhiều loại hình tôn giáo, văn hoá khác nhau. Mỗi giai cấp, tầng lớp; mỗi chức sắc tu sĩ tôn giáo người Chăm đều có trang phục riêng. Mỗi loại trang phục lại mang một dấu ấn văn hóa riêng.

Khăn đội đầu (tanrak)


Đồ đội đầu của đàn ông Chăm chủ yếu là khăn. Người đàn ông bình dân thì sử dụng khăn dệt trơn bằng vải thô trắng và đàn ông quí tộc thì đội khăn có dệt hoa văn hình quả trám cùng màu trắng phủ kín lên mặt vải. Ngoài khăn đội đầu, người đàn ông Chăm còn có khăn vắt vai, túi nhỏ đeo vai và túi đựng thuốc hút.

Trang phục của chức sắc tôn giáo người Chăm. 

19 thg 7, 2018

Tháng chay Ramadan của người Chăm Islam ở Đồng Nai

Người Chăm ở Đồng Nai đa phần là Chăm Islam hiện có trên dưới 3.000 người, đa số sống tập trung tại ấp 4, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc và ấp 6 xã Bình Sơn, huyện Long Thành, số còn lại sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. 


Một năm theo Hồi lịch, người Chăm tổ chức nhiều lễ hội, trong đó có tháng Ramadan. Tháng Ramadan của người Chăm Islam còn được gọi đơn giản là Tháng ăn chay hay Tháng nhịn ăn. Tuy nhiên cách gọi chính xác nhất là tháng Ramadan vì các tín đồ Chăm Islam chẳng ăn chay hoàn toàn, cũng không nhịn ăn hoàn toàn.

2 thg 3, 2018

Bánh bò Chăm thơm ngon quên cả lối về

Người Chăm xem đây là món ăn truyền thống nên đa phần phụ nữ Chăm đều biết cách làm ngay từ tấm bé. 

Bánh bò Chăm vừa ra lò 

Tỉnh An Giang có nhiều người dân tộc Chăm sống phân bổ tại huyện An Phú, Châu Phú và Châu Thành. Một trong những món ăn dân gian truyền thống được họ ưa chuộng và luôn có mặt trong đời sống hằng ngày lẫn các lễ hội là bánh bò Chăm.

26 thg 6, 2017

Lễ hội Rija Praung của người Chăm

Lễ hội Rija Praung được tái hiện tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô - Sơn Tây (Hà Nội) đã thu hút được đông đảo du khách tới tìm hiểu. Rija Praung là một lễ hội thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của tộc họ đối với thần linh, thượng đế, đất trời đã giúp người Chăm ở Ninh Thuận vượt qua bệnh tật. 

Lễ hội Rija Praung là lễ hội múa lớn nằm trong hệ thống lễ hội dân gian của người Chăm, gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật múa Chăm đặc sắc. Đây là lễ hội do tộc họ tổ chức, có ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo từ Malaysia.

Theo tín ngưỡng của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, khi trong tộc họ có người bị bệnh tật, gặp phải tai ương, đã chữa trị bằng nhiều phương cách nhưng không khỏi thì người Chăm tổ chức lễ Rija Praung để cầu mong thần linh, tổ tiên phù hộ cho người bệnh tai qua nạn khỏi.

Ngoài ra, người Chăm còn tổ chức lễ Rija Praung để tôn chức vũ sư cho bà vũ sư dòng họ, hoặc khi các nghệ nhân đánh trống Baranưng, trống Ginăng, hay nghệ nhân thổi kèn Saranai… thăng quan, tiến chức. 

Vị sư cả người Chăm chuẩn bị các lễ vật để dâng lên tổ tiên, thần linh và thượng đế trong lễ hội Rija Praung.

3 thg 6, 2017

Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm

Người Chăm từ lâu đời sinh sống bằng nông nghiệp trồng lúa nước, một số vùng trồng nho, chăn nuôi bò, dê, cừu. Cùng vời nông nghiệp người Chăm ở Ninh Thuận và An Giang còn lưu giữ được hai làng nghề nổi tiếng là gốm Bầu Trúc và dệt thổ cẩm.

Trước đây, nghề dệt thổ cẩm, vải tơ lụa của người Chăm rất phát triển, đã tạo ra những sản phẩm nổi tiếng về chất lượng cũng như nghệ thuật thiết trí hoa văn trên vải. Vải Chăm sợi mịn, nhiều mầu sắc, kiểu dáng, hoa văn trang trí rất đẹp. Hầu hết phụ nữ Chăm đều biết dệt. Nhưng nay, người Chăm không sản xuất các sản phẩm từ tơ tằm mà chủ yếu là các sản phẩm từ sợi bông.

Người Chăm sử dụng những kỹ thuật nhuộm màu cho sợi trước khi dệt. Màu đều làm từ khoáng vật, thực vật ở địa phương như: màu xanh (chàm), màu đen (quả muông), màu vàng (cây jưng), màu đỏ (lõi cây pan) và kết hợp các màu đó để tạo ra nhiều gam màu khác nhau.

Xa sợi - Dụng cụ không thể thiếu của nghề dệt người Chăm. 

28 thg 10, 2016

Lễ cầu mưa của người Chăm ở Vân Canh

Lễ cầu mưa của người Chăm H’roi ở thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh (Bình Định) thường được tổ chức vào những ngày đầu tháng 2 âm lịch. 

Từng gia đình có thể làm lễ riêng trên rẫy của mình hoặc cùng nhau góp lễ để cả làng làm chung. 

Để chuẩn bị cho lễ cầu mưa, dân làng cùng đóng góp lễ vật 

Lễ diễn ra tại trung tâm của làng. Tất cả người dân trong làng đều phải có mặt. Đại diện cho từng gia đình đến chạm tay và khấn vái trước lễ vật để được thần linh phù hộ. Lễ vật gồm có: 2 con gà trống, 2 ché rượu, 1 vòng sáp ong, 1 chén gạo… 

2 thg 10, 2016

​Dâng lễ Katê, người Chăm cầu mong sức khỏe, mưa thuận gió hòa

Sáng 30-9 (ngày 1-7 theo Chăm lịch), hàng ngàn người Chăm ở Ninh Thuận đã hành hương về tháp Pô Klong Garai (TP Phan Rang - Tháp Chàm), dâng lễ vật đến các vị nam thần cầu mong sức khỏe, gia đình êm ấm, mưa thuận gió hòa… 

Quang cảnh buổi dâng lễ của người Chăm đến các vị thần - Ảnh: TIỀN THÀNH 

Lễ rước y trang vua Pô Klong Garai diễn ra từ sáng sớm, lúc bình minh bắt đầu. Sau các nghi lễ truyền thống do vị cả sư tiến hành và phát biểu chúc mừng “băng Katê” của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, hàng ngàn người dân tộc Chăm từ khắp nơi bắt đầu dâng lễ lên các vị thần.

22 thg 6, 2016

Vui Tết Ramưwan ở Vĩnh Hanh

Tết Ramưwan - tết cổ truyền quan trọng nhất của đồng bào Chăm Hồi giáo. Năm nay theo phong tục hơn 15.000 người Chăm Hồi giáo ở Bình Thuận đón Tết Ramưwan sớm hơn năm trước 12 ngày. Nhân dịp Tết cổ truyền Ramưwan chúng tôi về Vĩnh Hanh - thôn người Chăm Bà Ni ăn tết cùng đồng bào. Trưa ngày 6/6 cả thôn Vĩnh Hanh đâu đâu cũng rộn ràng. Người lớn, trẻ nhỏ gương mặt vui tươi, phấn khởi trong bộ quần áo mới. Đường làng như nhộn nhịp hẳn lên bởi cờ, hoa, khách từ xa đến thăm hỏi, chúc tết. 

Mâm cỗ cúng ông bà ngày tết của người Chăm Bà Ni. 

14 thg 1, 2016

Thử ăn cà ri cá của người Chăm

Gần đây, một số đầu bếp người Chăm đã có ý tưởng sáng tạo và biến tấu món cà ri Chà truyền thống thành món cà ri cá, rất lạ miệng và hấp dẫn. 

Tô cà ri cá tra do thợ nấu người Chăm thực hiện - Ảnh: Hoài Vũ 

Trong văn hóa ẩm thực của người Chăm, ngày thường họ ít dùng các món chiên, xào mà lại thích các món luộc và nướng như gà luộc, dê luộc chấm muối ớt thật cay. Đặc biệt trong các ngày lễ tết và tiệc tùng, người Chăm bao giờ cũng nấu món cà ri Chà truyền thống.

Gọi cà ri Chà là vì người địa phương thường gọi người Chăm là “Chà Và”, do đọc trại từ chữ Java. Người Việt mình nấu cà ri thường nấu với gà, vịt, còn người Chăm thì thường nấu với thịt dê hoặc bò.

20 thg 9, 2015

Đám cưới Chăm trên phà Châu Giang

Trên chuyến phà xuôi theo dòng sông Châu Đốc (đoạn ngang qua bến phà Châu Giang, An Giang), tôi tình cờ bắt gặp đám cưới của chú rể Amine Saly và cô dâu là Sari Yan. 

Đám cưới của họ diễn ra đúng nghi thức “đưa rể” của người dân theo đạo Hồi giáo ở địa phương.

Đặc biệt hơn, khi tất cả mọi người tham gia cùng mặc trên mình những bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu, khiến hình ảnh buổi đưa dâu càng trở nên lung linh, sinh động và vô cùng đẹp mắt. 

Đám cưới khiến bến phà Châu Giang trở nên náo nhiệt hơn thường ngày 

2 thg 7, 2015

Nhớ đời thịt bò xóm Chăm An Giang

Trong chuyến hành phương Nam, săn sản vật suốt 3 ngày 2 đêm của chúng tôi vừa rồi, “sát sanh” vô số kể. Đành chịu! Bởi có diễm phúc thưởng thức dĩa cơm bò bà Cam, coi như không uổng một kiếp người!

Lát thịt bò mềm dẻo, ngọt thơm chân nguyên 

Anh bạn thổ địa An Giang nhiệt tình hỏi: “Mấy anh chị ăn cơm bò bà Cam chưa?- Mới ăn bánh nóng trên - nóng dưới - phồng ở giữa (bánh bò thốt nốt).- Vậy là, mới biết một nửa về xóm Chăm Châu Giang thôi!” Thuở đời! Chỉ sướng (miệng) một nửa... ai mà chịu được!

5 thg 4, 2014

Lễ tẩy trần linh hồn của người Chăm

Với mỗi người Chăm không may gặp những chuyện chẳng lành như bệnh tật, tai nạn xe cộ, hay phạm phải những điều tội lỗi thì họ sẽ làm lễ tẩy trần “Tuh Aia Buh Salih”.

Lễ tẩy trần của người Chăm dành cho cả hai cộng đồng Chăm Ahier và Chăm Awal, chỉ khác biệt về cách hành lễ cũng như vật lễ do tính đặc thù của mỗi bên. Người Chăm quan niệm sau khi tai nạn, bệnh tật hay gặp phải điều chẳng lành là do ma quỷ ám và hồn vía chưa hoàn về với thể xác của khổ chủ nên họ làm lễ để xua đuổi ma quỷ cũng như cầu xin cho hồn vía trở về. Đối với người con trai trước khi đi lấy vợ, gia đình nhà trai thường làm lễ tẩy trần trong đêm trước khi đưa chú rể qua nhà cô dâu.

Khi gia đình có người cần làm lễ tẩy trần, chủ nhà sẽ đến xin phép thầy pháp (gru kaleng) để xin ngày làm lễ. Lễ tẩy trần do thầy pháp thực hiện, lễ vật đơn giản gồm một nải chuối chín, ba cái trứng luộc, bột gạo, rượu, cau trầu, gạo nổ, ba cây nến bằng sáp tổ ong và một nhúm gạo. Tất cả lễ vật được bày trên mâm cao có chân mà người Chăm gọi là “salao takai”, còn bột gạo sẽ được thầy pháp nặn thành hình nhân thế mạng gọi là “Salih”. Hình nhân thế mạng này sẽ nghe lời dặn của thầy pháp để mang đi những bệnh tật, xấu xa, tội lỗi và đem lại sức khỏe, bình an và tránh khỏi những trắc trở trong cuộc sống. 

Không gian huyền ảo của lễ tẩy trần. 

22 thg 3, 2014

Tục trả áo cho cha mẹ sau ngày cưới của người Chăm

Sau ngày cưới hai ngày ba đêm người con trai không được phép về nhà cha mẹ ruột, sang ngày thứ ba chàng trai sẽ đem lễ vật về nhà cha mẹ để thực hiện lễ tục trả áo.
Tháng 7 hè sang, những ngọn đồi ở Ninh Thuận phủ trọn một màu tím của sắc hoa bằng lăng, người nông dân xong vụ đồng áng, đó cũng là lúc người Chăm rộn ràng, náo nức chuẩn bị mùa cưới cho những đôi vợ chồng trẻ. Ngày cưới diễn ra trong một ngày nhất định, cả xóm làng rềnh rang những bản nhạc tình yêu đương nồng thắm.

Người Chăm sống theo chế độ mẫu hệ, ở đó con gái chịu tất cả những chi phí cho việc cưới hỏi người chồng để về làm rể. Người chồng được cưới về có trách nhiệm tạo dựng một gia đình hạnh phúc, chăm lo việc đồng áng, dạy dỗ con cái và thực hiện những nghi lễ theo tín ngưỡng tôn giáo.

2 thg 1, 2014

Điểm du lịch Chăm ít người biết đến ở Ninh Thuận

Bên cạnh các tháp Chàm và làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận còn nhiều điểm du lịch Chăm hấp dẫn khác như bia ký đá chẻ Chung Mỹ, núi Chà Bang, giếng cổ Thành Tín...

1. Bia ký đá chẻ Chung Mỹ

Trên đường ghé tháp Po Rome nổi tiếng ở huyện Ninh Phước, du khách có thể dừng chân tham quan di tích bia ký cổ của người Chăm, cách thị trấn Phước Dân 2 km về hướng nam. Đến đây, bạn sẽ được nghe kể về truyền thuyết con rồng thiêng xuất hiện từ bia ký hóa phép cho Po Klaong Garai từ người xấu xí trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú và trở thành vua Chăm được tôn thờ đến ngày nay. 

Bia ký cổ của người Chăm đã được nghiên cứu và dịch thuật. Ảnh: Putra Jatrai. 


8 thg 9, 2013

Quê Chăm có gỏi bắp chuối

Món gỏi, tiếng Chăm là Liba, dẫu không được coi là món chủ lực trong các bữa ăn của người Chăm, nhưng trong các bữa tiệc nếu thiếu “Liba” gần như là thiếu chất gia vị đáng kể khởi đầu cho cuộc vui. Bữa tiệc sẽ mất đi gia vị gây hứng thú cho khẩu vị. Cho nên không phải không lí do, khi trong lễ Ramưwan của người Chăm Bà-ni, tục “Bbang liba” (ăn gỏi) trở thành một nghi lễ không thể bỏ qua.

Người Chăm có nhiều loại gỏi: Gỏi xoài với cá khô (Liba pa-ok), gỏi măng với đậu phộng rang (Liba rabung)… Món gỏi tép (Liba hadang) với lá chùm ngây rừng xắt nhỏ cũng rất đáng kể; món này phổ thông đến nỗi người Chăm nảy ra thành ngữ “Thrau liba hadang” ([Rối như] trộn gỏi tép). Và đặc biệt là gỏi dông với lá giang (Liba ajah). Con dông là loài bò sát sống trong hang dưới đất cát xứ nóng, đất nắng Phan Rang là rất thích hợp với loài này. Từ con dông, bà con Chăm chế biến nhiều món ăn khác nhau, nhưng có lẽ Liba ajah là món ăn khoái khẩu nhất.




23 thg 8, 2013

Đám cưới của người Chăm

Đám cưới tiếng Chăm là Đam Likhah hay Đam Bbang mưnhum, tổ chức vào các tháng 3, 6, 10 và 11 Chăm lịch (kém tháng dương lịch 2 tháng). Cưới vào ngày chẵn hạ tuần thuộc Mẹ (âm): 2, 4, 6, 8, 10, 12 và 14 Chăm lịch.

Người Chăm cưới hỏi theo chế độ mẫu hệ, nên gái hỏi chồng, và người con trai theo về nhà gái. Người Chăm có 3 tôn giáo chính: Bà-la-môn, Bàni và Islam. Ngày xưa, hôn nhân giữa các tôn giáo này bị cấm. Cấm quyết liệt, dẫn đến chia ly và cái chết. Sự thể đã được lưu truyền trong ca dao tục ngữ, cả trong văn chương. Con của người đàn ông Bàni lấy nữ Chăm Bà-la-môn không được vào Kut chính; còn con của những đàn ông Bà-la-môn và chính người đàn ông ấy thì phải làm lễ vào đạo vợ. Đằng nào cũng nhiêu khê cả. Ngày nay, sự phân biệt ấy đã giảm đi thấy rõ.


28 thg 6, 2013

Phan Rang đâu chỉ có biển đẹp

Biển Phan Rang, Ninh Thuận đẹp chẳng thua gì Phan Thiết. Sức quyến rũ của những đồi cát ở Phan Rang không hề kém Phan Thiết. Nho Phan Rang cũng nổi danh khắp vùng đâu thua gì nước mắm Phan Thiết. 

Nhưng phải làm sao cho nơi đây trở thành một điểm đến “có số má” trên bản đồ du lịch là một câu chuyện dài. 


Thăm vườn nho, tìm hiểu cách trồng là một trải nghiệm thú vị - Ảnh: Tiến Thành

22 thg 3, 2013

Bánh gừng

Bánh gừng có hình san hô. Ảnh: Cúc Tần 

Bánh gừng là món ăn chơi của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Nếu có dịp ghé các địa phương có người dân tộc này cư trú vào những ngày lễ tết của họ, như Chol Chnam Thmay (mừng năm mới), Prôn-chung-bân (thường gọi là Pithi Sen Dolta, ngày lễ cúng ông bà tổ tiên), Ok Om Bok (lễ cúng trăng)... du khách sẽ được thưởng thức hương vị bánh gừng, mà người Khmer gọi là Num-khơ-nhây.

Loại bánh truyền thống, đặc sắc này còn có mặt ngay cả trong những lễ lạc nhỏ, trong sinh hoạt giao tiếp quan trọng thường ngày, như đám làm phước, lễ dâng y, lễ dâng bông, đám hỏi, đám cưới… Khách đến nhà vừa nhai miếng bánh béo, giòn, thơm ngon, tan dần trên mặt lưỡi, nhấp ngụm trà nóng vừa bàn chuyện chùa chiền, vụ mùa, mua bán, hạnh phúc lứa đôi, ma chay… thật là thích thú.