Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. HCM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. HCM. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 6, 2019

Quán cà phê cho khách ngồi trong ống cống ở Sài Gòn

Những ống cống cỡ lớn được đặt trong không gian sân vườn, bên trong lắp đèn, quạt, sơn màu rực rỡ cho khách ngồi uống nước. 

Một quán cà phê trên đường số 6 (phường Tam Phú, quận Thủ Đức) thiết kế không gian với những ống cống làm chỗ ngồi cho du khách. 
"Khi công ty thiết kế đưa ý tưởng ống cống mình rất ưng ý vì thấy lạ mắt. Sau đó mình thuê thợ đúc ống loại kích thước lớn vì ngoài thị trường không bán sẵn", Phạm Minh Hoàng (31 tuổi, chủ quán) cho biết. 

6 thg 6, 2019

Lễ Cầu an tại Miếu Bà Ngũ hành Tân Nhơn

Vào ngày 20/3 âm lịch hàng năm, Lễ Cầu an diễn ra linh đình tại Miếu Bà Ngũ hành Tân Nhơn khu vực quận 9, TP.HCM. Đây không những là dịp để người dân trong địa phương gửi gắm khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt… mà còn bày tỏ sự biết ơn của nhân dân đối với các vị phúc thần đã luôn chở che cho con người. 

Tương truyền, các ngôi miếu Bà là những ngôi thờ tự đầu tiên ở thôn, làng từ lúc khai thiên lập địa, cho nên lịch sử hình thành của miếu cũng từ rất lâu đời. 5 vị phúc thần Ngũ Hành tại đây được tôn thờ trong dân gian tin rằng các Bà có những quyền năng phù hộ độ trì cho chúng sinh đối với nhiều nghành nghề liên quan đến đất đai, củi lửa, kim khí, nước nôi và cây,gỗ…

Tại Miếu Bà Ngũ hành Tân Nhơn, bài vị thờ cúng được người dân đúc bằng xi măng, mỗi vị phúc thần đều có màu sơn riêng biệt từ thân tượng cho đến y áo, khăn choàng khoác ngoài…

21 thg 5, 2019

Khỉ làm rối du lịch sinh thái Cần Giờ

Lâu lắm chúng tôi mới trở lại Cần Giờ. Đường đi rộng hơn, thênh thang hơn, đẹp hơn. Hút hồn nhất là dòng sông nước mặn trải dài mênh mang nắng giữa hai bờ đước chắc khoẻ xanh rì. Hành trình trước tiên của chuyến đi thực tế, tất nhiên là ghé thăm bọn khỉ. 

Khỉ thân thiện với người 

Bao nhiêu năm rồi, bọn khỉ vẫn vậy. Vẫn an yên sống giữa ngàn đước êm đềm mênh mang nước mặn. Con cháu chúng bạt ngàn trên những ngàn cây nội cỏ. Chúng đu lúc lỉu trên ngọn cây cao vời vợi, mắt trong veo xanh lè. Hỏi bầy đàn trên đảo bao nhiêu con. Anh Hùng, nhân viên của đảo bảo, ước hơn ngàn con. Ừ, ngàn con.

20 thg 5, 2019

Độc đáo bánh cay Sài Gòn

Quà vặt ở Sài Gòn không thiếu nhưng bánh cay vẫn luôn là món ăn đậm đà được lòng thực khách. Không chỉ bởi vị cay và sự giòn tan, vàng rộm trong miệng khi thưởng thức, bánh cay còn được chọn làm món phụ khi gia đình mở tiệc chiêu đãi bạn bè vì cách chế biến dễ dàng và thành phẩm cực kỳ bắt mắt người nhìn.

Ở nhiều góc đường tại Sài Gòn như Trần Quốc Thảo, chợ Bà Chiểu… không khó để bắt gặp hình ảnh của các cô chú bán hàng một tay vừa nặn bánh, tay kia rảnh một chút là thoăn thoắt đảo bánh cay thơm lừng trong chảo dầu nóng bỏng.

Ăn bánh cay đến hai đĩa một cách ngon lành trong một lúc là chuyện rất bình thường của bất cứ cô cậu học trò nào sau mỗi buổi tan trường. Các bạn vừa ăn bánh, vừa rôm rả cười nói không ngớt bên cạnh những gánh hàng ăn vặt dậy mùi thơm không biết từ bao giờ đã trở thành kỷ niệm không thể quên trong ký ức thời học sinh Sài Thành.

16 thg 5, 2019

Thông Tây Hội, ngôi đình 300 tuổi trầm mặc ở Sài Gòn

Trải qua hơn 300 năm, ngôi đình Thông Tây Hội vẫn còn giữ nguyên vẹn kiến trúc của đình làng phương Nam thế kỷ 19.

Đình Thông Tây Hội được xây dựng từ năm 1679, nằm trên đường Thống Nhất, quận Gò Vấp, TPHCM là ngôi đình cổ nhất Sài Gòn. Trước đây, công trình chỉ được xây dựng bằng tre, vách lá, đến năm 1883 được xây dựng lại với kiến trúc như hiện nay.

Trước năm 1944, đình có tên Hạnh Thông Tây, là tên 1 làng hình thành sớm trên đất Gia Định. Khi làng sáp nhập với làng An Hội thì đổi tên thành Thông Tây Hội và được giữ đến nay.

Đình tòa lạc trên khu đất rộng khoảng 1.500 m2, quay về hướng Đông, cổng xây theo kiểu tam quan. Đình bao gồm các không gian chính như võ ca, chánh điện, nhà hội sở...


Phía cổng chính đình là bức bình phong thờ thần Hổ, hình tượng phổ biến trong đời sống dân gian của người Việt. Hổ biểu tượng của sự dũng mãnh, uy linh và có khả năng trấn giữ cửa ải.

12 thg 5, 2019

Tại sao Trường Nữ Trung học Gia Long... tên là Gia Long?

Sài Gòn có 2 ngôi trường nữ sinh rất nổi tiếng là Gia Long và Trưng Vương. Tên của hai ngôi trường này đi vào thơ, vào nhạc rất nhiều. Một ngôi trường nữ sinh khác, nhỏ hơn và ít được biết hơn, là trường Lê văn Duyệt. Người ta nói tại chữ Lê văn Duyệt khó đưa vào nhạc, vào thơ hơn Gia Long hay Trưng Vương chớ cứ nữ sinh là nên thơ, là đáng yêu...

Trường Nữ sinh Gia Long. Ảnh: Hội Ái hữu Cựu Nữ sinh Gia Long Bắc California

Tui thì lại thắc mắc vì chuyện khác. Rằng trường nữ sinh mang tên Trưng Vương thì đúng rồi, nhưng tại sao lại mang tên ông vua (Gia Long) hay ông hoạn quan (Lê văn Duyệt)? Nhiều người cho rằng đây là câu hỏi ngớ ngẩn, vì đâu nhất thiết trường nữ phải mang tên phụ nữ, miễn đó là một tên danh nhân là được rồi. Ừ, đúng là ngớ ngẩn thiệt, nhưng mà...

22 thg 4, 2019

Đền thờ vua Hùng gần trăm tuổi ở trung tâm Sài Gòn

Đền thờ vua Hùng trong Thảo Cầm Viên (quận 1) được xây dựng năm 1926, là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Sài Gòn. 

Đền thờ vua Hùng nằm cạnh quầy vé Thảo Cầm Viên (quận 1, TP HCM), do người Pháp xây dựng năm 1926. Công năng ban đầu của công trình là đền tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến thứ nhất. 
Sau năm 1954, khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, công trình được đổi tên thành đền Quốc Tổ Hùng Vương. 

Đền tưởng niệm các vua Hùng lớn nhất Nam Bộ ở Sài Gòn

Công trình mang nét kiến trúc hiện đại kết hợp truyền thống dân tộc, tọa lạc trên khu đất rộng 400 ha.

Khu đền tưởng niệm các vua Hùng nằm trên một quả đồi cao hơn 20 m thuộc công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc rộng hơn 400 ha (phường Long Bình, quận 9), cách trung tâm TP HCM khoảng 30 km. 

9 thg 4, 2019

Quán cháo lòng bò viên 40 năm ở Sài Gòn

Bà Bình phục vụ một suất ăn gồm cháo trắng để riêng với đĩa sách bò, ăn kèm tương đen, gừng. 

Bên cạnh các loại cháo quen thuộc như cháo sườn, lòng heo, vịt, gà, mực, cá, trai, hến... thì cháo lòng bò, cháo bò viên là món ăn lạ miệng, ít nơi bán và thường chỉ có tại khu người Hoa ở Sài Gòn.

Ngoài quán 20 năm nổi tiếng ở quận 5 còn một hàng cháo khác tọa lạc ở góc ngã tư giữa phố sủi cảo Hà Tôn Quyền và Trần Quý (quận 11). Đây là một tiệm bình dân nằm khiêm tốn trên vỉa hè, do gia đình người Hoa đứng bán đã 40 năm.

Cháo lòng bò và cháo bò viên là hai món chính của quán. Bà Huỳnh Khiết Bình (62 tuổi) cho biết trước đây bà hay mua lòng bò nấu cháo, ăn thấy ngon nên mở bán thử, sau này còn bán thêm cháo bò viên.

Phần sách được làm sạch sẽ, bày riêng một đĩa. 

14 thg 3, 2019

Dấu ấn Việt Nam qua "Nét cũ dấu xưa"

Hơn 130 cổ vật mang đậm dấu ấn lịch sử - văn hóa Việt Nam được giới thiệu đến công chúng trong triển lãm chuyên đề "Nét cũ dấu xưa" do Hội Cổ vật Tp. Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử TP. Hồ Chí Minh thực hiện. Đây là hoạt động đánh dấu mốc kỷ niệm 10 năm thành lập Hội Cổ vật Tp. Hồ Chí Minh. 

Phần lớn những hiện vật trong “Nét cũ dấu xưa” thuộc sở hữu của các nhà sưu tập tư nhân, được chia thành nhiều chủ đề khác nhau, gồm: vũ khí, đồ dùng uống trà, ấn chương (con dấu), pháp lam (đồng tráng men), gốm Cây Mai, gốm Lái Thiêu.... Tại triển lãm, ngoài các hiện vật có xuất xứ chủ yếu từ Việt Nam, còn có sự đóng góp của các đồ vật do Trung Quốc và Nhật Bản chế tác.

Hiện vật trưng bày tại triển lãm có rất nhiều loại vũ khí cổ đa dạng về loại hình, kiểu dáng, chất liệu, trong đó đáng chú ý là chiếc qua (thông dụng trong chiến tranh thời cổ với các công dụng lợi hại: đâm, móc, bổ, chém, quét, lia) và kris (một loại đoản kiếm hộ thân, ngoài làm khí giới còn mang ý nghĩa tâm linh mang lại sự may mắn, sức mạnh và quyền lực). Ngoài ra, nhóm cổ vật kim khí còn có bộ sưu tập mũi giáo, qua đồng có niên đại từ 2000 năm đến 2500 năm, được xác định thuộc văn hóa Đồng Nai là những hiện vật quý hiếm chứa đựng thông tin khảo cổ rất giá trị.

Đông đảo du khách đến tham quan triển lãm trong chuyên đề “Nét cũ dấu xưa” tại bảo tàng Lịch sử TP.HCM.

13 thg 3, 2019

Phở Clinton - cà phê Trudeau - thực đơn Bush ở Sài Gòn

Phở, cà phê cóc hay mít non trộn... là những món mà các nguyên thủ Quốc gia đã thưởng thức trong chuyến thăm Việt Nam tại TP HCM. 

Phở Clinton



Năm 2000, trong chuyến thăm Việt Nam cùng vợ và con gái, Tổng thống Bill Clinton đã phải lòng món phở ở Hà Nội. Vì thế, khi vào Sài Gòn, vợ chồng ông đã ghé quán phở bên hông chợ Bến Thành để thưởng thức. Về sau, quán đổi tên thành Phở 2000 để đánh dấu cột mốc đáng nhớ khiến nó trở nên nổi tiếng. Lâu dần, người ta quen gọi đây là 'quán phở Clinton' cho dễ nhận dạng.



12 thg 3, 2019

Khách xếp hàng chụp ảnh với nấc thang 'lên thiên đường' ở Sài Gòn

Bạn sẽ có bức hình giống như bước lên bầu trời khi chụp trên chiếc cầu thang ở công viên Đầm Sen. 

Từ Tết Nguyên đán, chiếc cầu thang được mệnh danh là "nấc thang lên thiên đường" được bố trí tại công viên Đầm Sen (quận Tân Phú, TP HCM). Mô hình này phỏng theo cầu thang vô cực từng "gây sốt" ở Đà Lạt hồi cuối năm ngoái. 

Bí ẩn loạt lăng mộ cổ giữa khu dân cư Sài Gòn

Lăng mộ đại gia Lý Tường Quan trong con hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, mộ nhà bác học Trương Vĩnh Ký ở số 520 Trần Hưng Đạo, lăng võ tướng Trương Tấn Bửu ở 41 Nguyễn Thị Huỳnh... là loạt lăng mộ cổ độc đáo nằm giữa các khu dân cư đông đúc ở TP HCM.

1. Trong con hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP HCM có một công trình kiến trúc cổ khá đặc biệt: Khu lăng mộ ông Lý Tường Quan (1842-1896), còn được gọi là Bá hộ Xường - vị đại gia người Hoa được xếp thứ ba trong Tứ đại Phú hộ Sài Gòn xưa

23 thg 2, 2019

Bộ sưu tập chuông độc nhất vô nhị

Hơn 10 năm sưu tầm chuông, ông Bùi Đức Tầm (Tp Hồ Chí Minh) đã sở hữu bộ chuông với hơn 200 loại có xuất xứ từ nhiều quốc gia trên thế giới. Với ông niềm đam mê này không chỉ là để được lắng nghe tiếng chuông mà còn lưu giữ những giá trị thời gian của chúng.

Một lần tình cờ vào tiệm đồ cổ trong dịp đi công tác, ông Tầm được chủ cửa hàng giới thiệu về chiếc chuông có tuổi đời lâu năm và ông đã không bỏ lỡ cơ hội để sở hữu nó. Sau đó, sở thích chơi chuông dần hình thành, mỗi khi đi đâu thấy chuông cũ ông lại mua mang về và những người bạn biết được sở thích này của ông cũng đã đến tặng. Cứ thế, trong khoảng hơn 10 năm đam mê với thú vui chơi chuông, ông đã có rất nhiều loại chuông của Việt Nam, Pháp, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Nhật Bản, Tây Tạng…

Ông Tầm chia sẻ: “Có lần tôi ghé chùa và ngồi nói chuyện với sư thầy, tôi mới hiểu được chơi chuông là chơi tiếng, với những người tu thành đắc đạo như sư thầy khi nghe tiếng chuông sẽ biết được công lực của người đánh chuông. Còn người có sở thích chơi thông thường như tôi thường thích mua những chiếc chuông cũ vì tôi nghĩ giá trị của chúng chính là ở thời gian”.

Với đam mê chơi chuông, đến nay ông Bùi Đức Tầm đã sở hữu bộ chuông với 200 loại của nhiều quốc gia trên thế giới.

21 thg 2, 2019

Không gian đời sống Sài Gòn xưa tại Cafe Lúa

Hàng ngàn vật dụng mà người dân ở Sài Gòn giai đoạn trước năm 1975 sử dụng trong đời sống thường ngày được vị chủ nhân của quán cà phê Lúa (quận 2, Tp Hồ Chí Minh) sưu tầm với mong muốn lưu giữ và giới thiệu đến công chúng những nét đặc trưng về đời sống của người xưa. 

Mặt tiền của quán cà phê Lúa trưng bày chiếc xích lô máy hãng Peugeot của Pháp xuất hiện tại miền Nam những năm 1940, hay gánh mía đặt trước cửa quán là món quà cho bọn trẻ ở Sài Gòn trước đây, đều là những đồ vật mang tính hoài niệm. Bước vào bên trong không gian quán, những ai yêu thích nét đẹp hoài cổ sẽ trầm trồ trước một không gian của Sài Gòn xưa với lối kiến trúc và những món đồ bài trí quen thuộc. Quán được lát gạch bông kiểu cũ, những bộ bàn ghế gỗ đã ám màu thời gian, bức tường là hình ảnh về phố xá, nhà sách, bảng hiệu quảng cáo vẽ tay cùng bộ sưu tập những tờ báo đã từng xuất hiện ở Sài Gòn trước kia.

Bên phải cạnh lối vào quán là nơi đặt dàn máy băng cối hiệu AKAI phổ biến ở những năm 1970, nay vẫn còn hoạt động tốt. Chiếc máy may hiệu Singer chân kiểu mắc võng có tuổi đời trên 80 năm mà các tiệm may ở Sài Gòn trước đây hay sử dụng được đặt ở bên trái lối vào. Cạnh đó là một quầy giải khát vỉa hè Sài Gòn với chiếc xe đẩy, những chai nước ngọt, chiếc bào đá làm món siro đá, bình trà, đèn “măng-xông” của Pháp chế tạo, đồ nạo dừa... Ngay góc pha chế nước uống cho thực khách trưng bày một tủ đựng thuốc lá, cái gạt tàn, lon nhôm… những món đồ tuy bình dân nhưng hiện nay ít người còn có được.

Quán cà phê Lúa ở quận 2 của nhà sưu tập Huỳnh Minh Hiệp với cách thiết kế và bài trí theo kiến trúc của người Sài Gòn xưa đã trở thành một điểm đến văn hóa thú vị.

9 thg 2, 2019

Bánh 'cầu duyên' chỉ bán vào ngày Tết của người Hoa ở Sài Gòn

Chiếc bánh có hình thù độc đáo kèm màu sắc sặc sỡ được người Hoa mua về cúng trong dịp đón năm mới Âm lịch. 

Đến khu chợ Lớn (quận 5, TP HCM), đặc biệt là chợ Phùng Hưng, những ngày giáp Tết, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những quầy hàng được dựng tạm, xếp đủ loại bánh khác nhau. Có gia đình đã gắn bó với nơi này hàng chục năm và chỉ mở bán đúng dịp Tết cổ truyền. 

22 thg 1, 2019

Ngôi chùa màu sắc rực rỡ 100 năm tuổi giữa Sài Gòn

Chùa Trường Thạnh nằm trong khu dân cư người Hoa ở trung tâm Sài Gòn, ra đời vào thời kỳ Pháp thuộc. 

Chùa Trường Thạnh tọa lạc trên đường Yersin (quận 1), được Hòa thượng Thích Thiện Tòng thành lập vào năm 1916. Nay chùa do Thượng tọa Thích Thiện Hạnh trụ trì. 

24 thg 12, 2018

Độc đáo ngôi chùa có tòa chánh điện cao nhất Việt Nam

Không những là ngôi chùa có tòa chánh điện cao nhất Việt Nam, chùa Vạn Đức còn được nhiều người biết đến bởi lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, cảnh sắc thiên nhiên hài hòa khiến du khách cảm giác như chìm vào chốn bồng lai tiên cảnh. 

Chùa Vạn Đức tọa lạc số 234 đường Tô Ngọc Vân, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Chùa do cố HT.Thích Trí Tịnh, đời thứ 41 dòng thiền Lâm Tế Gia Phổ, khai sơn năm 1954

8 thg 12, 2018

Căn hầm bí mật trong tòa nhà hơn trăm tuổi ở Sài Gòn

Hầm trong bảo tàng TP HCM rộng 1.400  m2, có sáu lớp cửa sắt, chịu được các loại pháo và bom 500 kg. 

Tòa nhà của bảo tàng TP HCM (đường Lý Tự Trọng, quận 1) từng mang tên Dinh Gia Long, do KTS người Pháp, Alfres Foulhoux, thiết kế được xây dựng từ năm 1885 đến năm 1890. 
Tòa nhà từng được sử dụng làm Bảo tàng Thương Mại rồi thành dinh thự cho thống đốc Nam Kỳ Hoefel. Năm 1962, khi Dinh Độc Lập (Dinh Thống Nhất ngày nay) bị hư hại hoàn toàn do ném bom thì công trình này thành nơi ở và làm việc tạm thời của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. 

22 thg 11, 2018

Những hàng cây có tuổi hơn một đời người giữa lòng Sài Gòn

Cây cổ thụ rợp bóng mát giống 'báu vật xanh' giúp thành phố giảm nhiệt trong những ngày nắng rát mặt.

Để giảm bớt cái nắng oi bức của Sài Gòn, người Pháp lên kế hoạch trồng cây xanh trên vỉa hè từ khi mới chiếm đóng thành phố vào những năm 1860. Theo ghi chép, những cây sao ở công viên 30 Tháng 4 (hay còn gọi là Hàn Thuyên) được trồng từ năm 1882. Hiện tại, đây có lẽ là một trong số những khu vực cây lâu năm nhất ở Sài Gòn. 
Cách đó không xa là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (trong ảnh), nơi có hàng cây sọ khỉ cao vút. Con đường đi qua nhiều điểm tham quan như Thảo Cầm Viên, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.